Sản xuất và xuất khẩu da giày Việt Nam được dự báo tăng trưởng gấp đôi
Sản xuất và xuất khẩu da giày Việt Nam được dự báo tăng trưởng gấp đôi
Tuy nhiên, trong bối cảnh môi trường địa chính trị hiện tại, mức lương tăng ở Trung Quốc và sự gián đoạn do Covid gây ra, các nhà sản xuất giày dép đã ngày càng chuyển hoạt động của họ ra bên ngoài quốc gia đông dân nhất thế giới. Kết quả là, Việt Nam cũng được hưởng lợi. Các nhà đầu tư ngày càng trở nên lo ngại về chính sách zero-Covid của Trung Quốc và tác động của nó đối với hoạt động kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất.
Trong một sự cố lớn vào tháng 9/2021, Trung Quốc đã khóa cửa trung tâm đóng giày Phủ Điền chỉ sau 139 vụ nhiễm virus. Hơn 500.000 công nhân và 4.200 nhà sản xuất giày cho các thương hiệu quốc tế và địa phương có trụ sở tại Phủ Điền và thành phố này sản xuất hơn 1,3 tỷ đôi giày mỗi năm. Các vụ khóa cửa ở những nơi như Thượng Hải cũng có tác động đáng kể đến chuỗi cung ứng giày dép.
Một nhà sản xuất giày dép có cơ sở sản xuất ở Việt Nam và Indonesia cho biết rằng họ bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt nguyên liệu thô từ Trung Quốc. Cũng như là một trung tâm sản xuất giày dép thành phẩm, Trung Quốc sản xuất các nguyên liệu thô và tổng hợp được sử dụng trong sản xuất giày dép ở những nơi khác trên thế giới.
Điều đáng chú ý là Việt Nam đã ban hành các lệnh tương tự, cũng tác động đến các nhà sản xuất giày dép. Một số nhà máy buộc phải đóng cửa trong nhiều tháng vào năm 2021, và điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, Việt Nam hiện đang có cách tiếp cận thân thiện hơn với doanh nghiệp. Ngày 16/3/2022, chính phủ tuyên bố bãi bỏ các quy định về kiểm dịch nhập cảnh vào Việt Nam.
Tuy nhiên, không chỉ đại dịch và phản ứng của Trung Quốc đang khiến các nhà sản xuất chuyển cơ sở sản xuất. Chi phí lao động là một yếu tố lớn. Dữ liệu cho thấy chi phí lao động của Việt Nam bằng một nửa chi phí lao động của Trung Quốc ở mức 2,99 đôla Mỹ (68.000 đồng) mỗi giờ so với 6,50 đôla Mỹ (148.000 đồng) mỗi giờ tương ứng. Các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia trong ASEAN, cũng đang trở nên hấp dẫn đối với các công ty hiện đang sản xuất bên ngoài Trung Quốc, với mức lương so sánh là một yếu tố ảnh hưởng lớn.
Ngành công nghiệp giày dép đang phát triển của Việt Nam
Việt Nam có thể không có nhu cầu nội địa bằng Trung Quốc, nhưng ngành công nghiệp giày dép đang bùng nổ, xuất khẩu hàng tỷ đôi giày mỗi năm. Phân tích cho thấy, Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi khi các nhà sản xuất giày dép chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang nước láng giềng phía nam. Dữ liệu từ Đài Quan sát phức hợp kinh tế (OEC) cho thấy, giày dép là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam vào năm 2020. Thị trường xuất khẩu giày dép chính của Việt Nam là Mỹ (6,43 tỷ USD), Trung Quốc (2,24 tỷ USD), Đức (1,03 tỷ USD), Nhật Bản (953 triệu USD) và Hàn Quốc (730 triệu USD). OEC lưu ý rằng, các thị trường xuất khẩu giày dép tăng trưởng nhanh nhất của Việt Nam từ năm 2019 - 2020 là Trung Quốc (272 triệu USD), Ba Lan (25,6 triệu USD) và Đài Loan (22,6 triệu USD).
Sự tăng trưởng của thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc có lẽ là dấu hiệu cho thấy sự chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Các thương hiệu lớn như Nike và Adidas đã quyết định đặt các cơ sở sản xuất chính của họ tại Việt Nam. Nike có hơn 100 nhà cung cấp tại Việt Nam, với 96 nhà máy tập trung ở khu vực phía Nam. Adidas cũng đã chọn Việt Nam là khu vực sản xuất chính của mình - báo cáo thường niên năm 2020 nhấn mạnh rằng khoảng 40% tổng sản lượng giày dép đến từ Việt Nam vào năm 2019.
Ngoài chi phí lao động thấp hơn so với Trung Quốc, Việt Nam cũng đã ký kết các hiệp định thương mại lớn, giảm thuế quan và các rào cản thương mại cho các thị trường lớn. Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) - một hiệp định thương mại được ký kết bởi Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam - cũng đã chứng kiến xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Canada và Mexico tăng cao. Tuy nhiên, dữ liệu từ Nghiên cứu và Thị trường nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp da giày địa phương vẫn còn yếu kém, trong bối cảnh các thách thức về tài chính và nâng cấp.
Dự báo tăng trưởng
Phân tích từ Nghiên cứu và Thị trường cho biết, sản xuất và xuất khẩu giày dép của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022-2031. Nhóm dự đoán CAGR là 8,1% trong 9 năm tới. Đến năm 2031, Tổ chức Nghiên cứu và Thị trường kỳ vọng thị trường giày dép Việt Nam sẽ đạt giá trị khổng lồ 38,7 tỷ USD - cao gấp đôi so với ước tính năm 2022 là 19,1 tỷ USD. Phần lớn tăng trưởng của Việt Nam có thể đến khi các công ty chuyển địa điểm khỏi Trung Quốc. Các công ty như Nike đã nhấn mạnh ý định tăng cường sản xuất hơn nữa ở Việt Nam. Các yếu tố khác, bao gồm sự sẵn có của một lực lượng lao động trẻ, có định hướng, cũng có thể ảnh hưởng đến việc các công ty chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp địa phương lưu ý rằng, ngành công nghiệp này vẫn đang phục hồi kể từ cuối năm 2021. Trong khi có thể có lượng đặt hàng mạnh, một lãnh đạo doanh nghiệp cho biết chỉ có 80% công nhân đã quay trở lại sau đại dịch và điều này đang kìm hãm hoạt động sản xuất. Trong khi đó, sẽ có sự cạnh tranh kinh doanh từ các quốc gia ASEAN đang phát triển khác, chẳng hạn như Indonesia và Malaysia - cả hai quốc gia đều sở hữu lực lượng lao động trẻ với mức lương thấp so với Trung Quốc.
Duy Hưng/Công thương
Tin liên quan
Tin mới hơn

Xây dựng và quản lý thương hiệu sản phẩm OCOP: Bắc Kạn từng bước khẳng định giá trị nông sản địa phương
13:51 | 26/06/2025 Xúc tiến thương mại

Hội chợ Xúc tiến thương mại HTX khu vực miền Trung – Tây Nguyên năm 2025, cơ hội kết nối, lan tỏa giá trị vùng miền
09:45 | 24/06/2025 Xúc tiến thương mại

Bắc Ninh đẩy mạnh tuần văn hóa, du lịch gốm và làng nghề truyền thống
10:09 | 03/06/2025 Xúc tiến thương mại

Khai mạc Hội chợ Thương mại Quốc tế Tịnh Biên - An Giang năm 2025
10:14 | 20/05/2025 Xúc tiến thương mại

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định tiếp xã giao Đoàn công tác quận Yongsan
04:00 | 03/05/2025 Xúc tiến thương mại

Tập đoàn SYRE đầu tư dự án Tổ hợp tái chế vải polyester 1 tỷ USD tại Bình Định
15:44 | 26/04/2025 Xúc tiến thương mại
Tin khác

Phú Yên phấn đấu thu hút khoảng 20 doanh nghiệp đầu tư năm 2025
11:24 | 10/04/2025 Xúc tiến thương mại

Bình Định tạo dựng một hệ sinh thái kinh doanh bền vững
19:49 | 28/03/2025 Tin tức

Bình Định hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025
10:05 | 17/03/2025 Xúc tiến thương mại

Hơn 1.200 gian hàng tham gia Hội chợ quốc tế hàng phong cách ngoài trời
09:50 | 07/03/2025 Xúc tiến thương mại

“Đất võ tình người” gắn kết tình thâm
10:52 | 24/02/2025 Xúc tiến thương mại

Có thêm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đo đạc trắc địa tại Hải Phòng
20:53 | 23/01/2025 Xúc tiến thương mại

Hơn 200 gian hàng tham gia hội chợ Xuân Ất Tỵ Quảng Bình 2025
09:15 | 13/01/2025 Xúc tiến thương mại

Phú Yên sắp diễn ra sự kiện Tuần lễ trưng bày sản phẩm tại Tuy Hòa
09:10 | 05/12/2024 Xúc tiến thương mại

Hội chợ làng nghề lần thứ 20 năm 2024
09:26 | 25/10/2024 Xúc tiến thương mại

TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng Duyên hải Trung bộ hợp tác xúc tiến đầu tư
14:25 | 11/10/2024 Xúc tiến thương mại

Hoạt động xúc tiến thương mại “chắp cánh” sản phẩm OCOP vươn xa
13:31 | 02/10/2024 Xúc tiến thương mại

Hơn 400 đại biểu kiều bào dự khai mạc " Hội nghị Diên hồng" của người Việt Nam ở nước ngoài.
10:59 | 23/08/2024 Xúc tiến thương mại

Thanh Hoá: Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh qua hoạt động xúc tiến thương mại
09:52 | 02/07/2024 Xúc tiến thương mại

Hơn 150 sản phẩm OCOP, đặc sản Bình Dương được giới thiệu tại TP Hồ Chí Minh
09:05 | 31/05/2024 Xúc tiến thương mại

Thanh Hóa tổ chức "Phiên chợ thực phẩm an toàn" năm 2024
14:59 | 06/05/2024 Xúc tiến thương mại

Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng
11:41 Tin tức

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân