Quảng Nam: 9X gác bằng đại học, quyết làm giàu với nông nghiệp công nghệ cao
Sau khi tốt nghiệp đại học ngành Kinh doanh - Thương mại (Đại học Kinh tế Đà Nẵng), Huỳnh Thị Sang (sinh năm 1992, thôn Định Phước, xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, Quảng Nam) về quê xin việc làm.
Huỳnh Thị Sang với mô hình rau công nghệ cao trên vùng cát trắng.
Có công việc ổn định tại một công ty chuyên sản xuất ô tô nhưng Sang luôn khát khao góp sức thay đổi cách làm nông truyền thống của quê nhà.
Chị kể, trong một lần đi thực tế tại Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), chị có dịp tìm hiểu cách người dân ở đây làm nông nghiệp sạch. Với suy nghĩ phải giữ gìn sức khỏe cho người thân trong gia đình, từ sau chuyến đi, chị bắt đầu đặt mua rau từ Đà Lạt về cho gia đình, họ hàng.
Dần dà, nhiều người trong xóm, bạn bè cũng nhờ chị đặt hộ. Nhận thấy đây là thị trường tiềm năng, chị quyết định khởi nghiệp trồng rau bằng công nghệ cao.
Tháng 6/2018, Sang mạnh dạn đầu tư mua trang thiết bị để bắt tay vào thực hiện kế hoạch. Quyết định này của cô gái trẻ ban đầu vấp phải không ít sự phản đối của gia đình.
Nguồn vốn để thực hiện mô hình này cũng tương đối lớn nên người thân của Sang ngần ngại hỗ trợ đầu tư ban đầu. Phải mất nhiều thời gian thuyết phục, tỏ rõ quyết tâm, Sang mới nhận được cái gật đầu từ gia đình.
Từ số vốn tích cóp, vay mượn bạn bè, người thân…, Sang đã đầu tư nông trại hơn 17.000 m2 để thực hiện giấc mơ mang rau sạch đến mọi nhà.
"Theo tôi, nông nghiệp sạch, áp dụng công nghệ cao là tương lai của nhà nông. Với cách làm truyền thống, lạm dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu… như hiện nay sẽ dần giết chết nông nghiệp, ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Tôi mong muốn mọi gia đình đều được sử dụng nông sản sạch, chất lượng", Sang tâm sự.
Tận dụng đất vườn nhà, Sang đầu tư xây dựng mô hình trồng rau thủy canh khép kín với màng lưới chống côn trùng, hạn chế ánh nắng trực tiếp trên diện tích 17.000 m2.
Chia sẻ về kinh nghiệm thực hiện hiệu quả mô hình, Sang cho biết, với mô hình thủy canh, cây rau được trồng trong môi trường cách ly nên ít khi nhiễm sâu bệnh mà chủ yếu là chịu tác hại của các loại nấm.
Trong quá trình trồng thì hầu như các loại nấm phổ biến Sang cũng đã gặp phải và khắc phục được. Bên cạnh đó, để cây rau phát triển tốt nhất thì 3 yếu tố quan trọng nhất là nước, dinh dưỡng và giống.
"Để trồng rau sạch thật sự không hề đơn giản. Điều đầu tiên cần phải có đam mê, nguồn vốn, quyết tâm và trên hết là tinh thần không ngừng học hỏi", Sang chia sẻ.
Thu nhập cao, tạo việc làm cho nhiều lao động
Sau thành công ban đầu, Sang quyết định thành lập Hợp tác xã (HTX) rau công nghệ cao với 7 thành viên.
HTX của Sang trồng các loại cải, xà lách, cà chua, dưa chuột, cải xoăn, rau gia vị… Do chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng nên các sản phẩm của HTX 7 thành viên được khách tin dùng.
Sang cho biết, trung bình mỗi ngày, HTX xuất bán ra thị trường khoảng 40-80kg rau các loại, giá dao động tùy loại từ 30.000 đồng đến 50.000 đồng/kg. Mỗi tháng, vườn nhà thu về khoảng 40-70 triệu đồng, tùy theo tình hình sản xuất của nông trại.
Các sản phẩm của Sang không chỉ cung cấp cho người dân địa phương mà ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi cũng có nhiều đơn vị, cá nhân đặt hàng nên hiện "cung không đủ cầu".
Nông trại cũng luôn đa dạng các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường, Sang cũng dự định mở rộng nông trại để phát triển nhưng đang chờ bố trí đất.
Đầu năm 2019, với mong muốn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất, Sang đã liên kết với nhiều mô hình sản xuất sản phẩm sạch để mở cửa hàng thực phẩm ở thị trấn Núi Thành.
Sau gần 2 năm đi vào hoạt động, cửa hàng nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của người dân địa phương.
Điều đặc biệt, cũng trong năm 2019, HTX đã có sản phẩm đạt 3 sao chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) của tỉnh Quảng Nam.
Hiện nay HTX đang giải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 12 lao động tại địa phương, với mức lương 4-5 triệu đồng/người/tháng.
"Cửa hàng là nơi để giới thiệu, đưa sản phẩm của HTX và các đơn vị sản xuất hàng nông sản đến gần hơn với người tiêu dùng. Vườn hoạt động ổn định, sản lượng đầu ra được tiêu thụ hết. HTX đang tìm diện tích đủ lớn để tiếp tục mở rộng sản xuất, nhưng vẫn còn vướng mắc nhiều vấn đề và cũng đang chờ giải quyết", Sang cho hay.
Theo Dân trí
Tin liên quan
Tin mới hơn
Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau
11:01 | 15/11/2024 Khởi nghiệp
Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ
22:02 | 09/11/2024 Khởi nghiệp
Gia Lâm: Tăng tốc sản xuất, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng dịp tết
09:16 | 07/11/2024 Khởi nghiệp
Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp
Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp
Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp
Tin khác
Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp
Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp
Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp
Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới
14:19 | 03/07/2024 Nông thôn mới
Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối
09:50 | 02/07/2024 Khởi nghiệp
Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
14:41 | 27/06/2024 Khởi nghiệp
Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp
13:56 | 18/06/2024 Khởi nghiệp
Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung
14:19 | 20/05/2024 Khởi nghiệp
Khới nghiệp từ lá dứa
09:28 | 23/04/2024 Khởi nghiệp
Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược
09:29 | 21/03/2024 Khởi nghiệp
Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao
14:04 | 13/03/2024 Khởi nghiệp
Vĩnh Phúc: Cùng đoàn viên thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp
14:56 | 06/03/2024 Khởi nghiệp
Tuyên Quang - Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP
10:43 | 04/03/2024 Khởi nghiệp
Người trẻ với hoài bão đem cà phê sạch tới người tiêu dùng
10:30 | 03/01/2024 Khởi nghiệp
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 Văn hiến Hà Thành
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 Đào tạo nghề
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 Văn hóa - Xã hội
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 Làng nghề, nghệ nhân