Phúc Sen ngày trở lại
Thợ mài sản phẩm
Nói đến Phúc Sen là nói đến nghề rèn - Làng rèn và các nghề thủ công như làm hương, làm giấy bản, trồng bông dệt vải. Các nhà báo, nhà văn, khách thăm quan đến đây chủ yếu để tìm hiểu, chiêm ngưỡng viết bài về làng nghề (rèn) Phúc Sen để giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đã có hàng trăm, hàng nghìn bài viết được đăng tải… Trong cuộc đời làm báo, làm văn tôi đã đến Phúc Sen nhiều lần, viết không dưới 10 bài!. Cũng tự thấy, làng nghề Phúc Sen giờ chẳng có gì để mà viết nữa, tránh tiếng: “Biết rồi, khổ lắm! Nói mãi”… Nhưng hóa ra không phải như thế!. Ngày trở lại Phúc Sen thì hình ảnh, không khí và tinh thần nơi này đã trở nên khác lạ và khoáng đạt với những lò rèn dựng hai bên đường quốc lộ vang vang tiếng búa (khoảng 30 lò trong tổng số 145 lò). Tôi vào cơ sở sản xuất và giới thiệu sản phẩm rèn của anh Nông Minh Tuấn - Chủ nhiệm hợp tác xã rèn trước đây giờ là điểm dừng chân giới thiệu sản phẩm rồi sang lò rèn của ông Nông Văn Tờ (49 tuổi) ở gần đấy. Công việc và nhịp độ ở lò rèn vẻ nhẹ nhàng, không dùng sức lực, cơ bắp nhiều như trước đây với những thanh niên cơ bắp cuồn cuộn ra sức quai búa, kéo bễ… mà công việc chủ yếu được làm bằng máy móc. Chủ lò Nông Văn Tờ cho một thanh sắt đã đập dẹt, phẳng, kích cỡ con dao quắm vào bễ thổi, bật công tắc. Khí được thổi vào lò than, một phút sau thanh sắt đã được nung đỏ, ông gắp ra dập trên máy dập bên cạnh, thao tác vài lần, hình hài con dao quắm hiện dần, qua vài công đoạn mài, tôi… Con dao quắm thành phẩm hoàn hảo chỉ trong khoảng 30 phút (trước đây làm một con dao quắm một tốp 3 người phải mất một tiếng!).
Thợ rèn ngày trước
Làm được nhanh vậy là do áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất các công đoạn chủ yếu làm bằng máy. Hiện lò rèn của ông Tờ có hai máy dập (giá một máy bảy mươi triệu đồng), 3 máy mài (8 triệu/1 máy), 1 máy ép (11 triệu), một máy cắt hơi (35 triệu), một máy khoan tra cán (5 triệu), một máy quạt thổi (1 triệu). Tôi hỏi ông Tờ, làm nhanh như vậy chất lượng, bí quyết cổ truyền có còn giữ được không? Ông trả lời “vẫn giữ nguyên”. Như chất đốt chẳng hạn ngày trước toàn dùng than nghiến, bây giờ dùng than đá Quảng Ninh là chính. Than nghiến chỉ dùng để tôi (một trong những bí kíp nhà nghề). Lò của ông một năm dùng hết 3 tấn than Quảng Ninh. “Còn nguyên liệu đầu vào!” tôi hỏi tiếp. “Vẫn dùng nhíp ô tô của Liên Xô (Nga) như trước nhưng rất nhàn!. Ngày trước nhập nguyên từng bộ nhíp ô tô rồi tháo rời, cắt dập… Nay cơ sở cung cấp nhíp đã “sơ chế” thành những thanh dẹt, kích cỡ gần với các loại sản phẩm cần rèn có giá 32 ngàn/1kg. Lò rèn ông Tô Văn Dự, ở Phúc Sen nhận “sơ chế” nhíp ô tô với giá tám ngàn đồng/1kg… Nói chung làm nghề rèn bây giờ tốn ít sức, nhàn nhã mà sản phẩm lại bền, đẹp… “Không sung sướng sao được”!.
Từ chuyện sản xuất tôi hỏi sang chuyện thu nhập. Ông Tờ có vẻ do dự, ngập ngừng. Ông bảo, lò rèn của ông có 3 người: Ông là chủ, 2 thợ là con trai cả và một người cháu. Một tháng làm khoảng 20 ngày (trừ ngày mùa, ngày trong làng có đám…) thu nhập tháng 15 triệu/người. Hỏi về việc tiêu thụ sản phẩm, ông Tờ cười lớn: “Bây giờ có nhiều cách, nhiều kiểu vừa nhanh, vừa tiện. Mấy năm trước đem sang các chợ vùng biên Trung Quốc bán - Gửi ô tô đi các tỉnh (Lạng Sơn, Bắc Kạn, Đắc Lắc, Lâm Đồng…) nay ship hàng trên mạng, bán tại chỗ ở các lò giáp mặt đường… Tôi được Khu du lịch Bản Giốc - Ngườm Ngao mời vào lập lò rèn cách cửa hang Ngườm Ngao 80m rèn dao, sửa chữa nông cụ cầm tay cho khách xem và bán sản phẩm cho khách. Một tuần hai bố con tôi vào Ngườm Ngao 2 ngày thứ bảy và chủ nhật. Ngày bán được khoảng 20 sản phẩm. Rất vui”.
Trong lò rèn ông Nông Văn Tờ thao tác trên máy dập
Ông Nông Văn Tờ là thợ rèn thực thụ ở Phúc Sen. Trước ông ở làng Phia Chang, 10 tuổi đã phụ bố đúc lưỡi cày, 15 tuổi chuyển sang nghề rèn, làm đạn mác xá (đạn ghém). Đến năm 2004 ra giáp đường quốc lộ lập xưởng rèn!. Đang nói chuyện, một cháu trai đi ra gần chỗ ông làm, cầm một chiếc búa nhỏ, tìm một thanh sắt dẹt đặt lên đe đập đập… Ông Tờ bảo: Cháu nội tôi, cháu tên Phước - Nông Hữu Phước 3 tuổi… Tôi gọi cháu quay đầu, ngẩng mặt lên để chụp ảnh - Một bức ảnh ngồ ngộ… Mười năm sau nữa trở lại liệu có gặp Phước thành người thợ làng rèn Phúc Sen chưa?
Đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã Phúc Sen gặp anh Lương Văn Huấn, chủ tịch UBND và anh Đàm Đình Đạo, Bí thư xã - Những cán bộ còn rất trẻ, các anh vui vẻ tiếp tôi như người nhà. “Văn kỳ thanh, bất kiến kỳ hình - Nghe tiếng lâu rồi nay mới được gặp mặt”.
Xã Phúc Sen thuộc xã có diện tích rộng (31,15km2), 70% là đồi núi. Số hộ 1010. Số khẩu 4.228, tập trung trong 4 xóm. Số hộ làm nghề rèn là 145 (10 năm trước có 157 hộ). Các sản phẩm chính là nông cụ cầm tay, dao chặt xương, thái thịt (phục vụ công việc bếp núc). Quan điểm và nhiệm vụ của lãnh đạo xã là ủng hộ, giúp đỡ hết mình cho làng rèn phát triển - Đảm bảo chất lượng “cổ truyền” của sản phẩm, không cho các sản phẩm nơi khác nhập vào đội danh tên làng Phúc Sen (đã từng dẹp bỏ một vài vụ). Xã tổ chức sản xuất vào quy củ, hỗ trợ nhau trong sản xuất, trong tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm; Cải tiến mẫu mã, giữ vững sản phẩm cổ truyền. Thống kê, kiểm tra các lò thường xuyên, hướng dẫn, động viên các chủ lò kê khai thuế thu nhập tăng nguồn thu cho xã. Hiện xã có 60 lò nộp thuế hàng năm.. Nhìn lại 10 năm qua nhờ đưa Khoa học - Kỹ thuật - Máy móc vào sản xuất - Sản phẩm làng rèn Phúc Sen làm ra ngày càng nhiều, càng đẹp, giá thành hạ. Đời sống nhân dân được tăng lên - Thu nhập bình quân năm 2022 là ba mươi lăm triệu đồng. Vào hàng thu nhập khá của huyện Quảng Hòa. Hy vọng mức thu nhập sẽ tăng lên trong những năm tới.
Câu chuyện đột nhiên chuyển từ làng rèn sang… Lễ hội Thanh Minh - Một lễ hội có tiếng ở Vùng Phúc Sen - Quốc Dân - Đoài Khôn của người Nùng An được tổ chức hàng năm vào tiết Thanh Minh. Năm nay sẽ tổ chức vào ngày 5 - 4 - 2023 nhằm ngày 15 tháng 2 (nhuận) - Quý Mão. Các anh mời tôi đến dự để nhớ về huyền tích đôi trai gái tên là Thanh và Minh yêu nhau không lấy được nhau trẫm mình xuống vực nước (Pác Rằng) - Trở thành những vị thần của làng rèn Phúc Sen - Cùng nghe những lời Hẹo Phươn: “Năm có mười hai tháng / Xau Xau mười hai cành / Chọn được cành này tốt / Em hái để tặng anh”. Và xem các trò chơi dân gian, thưởng thức món đặc sản lợn quay và khẩu nua đăm đeng (xôi ngũ sắc) nổi tiếng của người Nùng An.
Cao Niên Kiện
Tin liên quan
Tin mới hơn
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình
14:17 | 02/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bài viết đầy cảm xúc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Làng nghề gốm Phù Lãng
17:58 | 28/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 | 26/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết
10:04 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế
09:12 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống
09:11 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình
14:17 Làng nghề, nghệ nhân
Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn
14:16 OCOP
Huyện Lộc Bình: Lực lượng vũ trang tích cực góp sức xây dựng nông thôn mới
14:12 Nông thôn mới
Chào năm đặc biết 2025!
14:11 Tin tức
Huyện Ba Vì (Hà Nội) : Tổ chức Lễ công bố nghị quyết của UBTV Quốc Hội về việc thành lập xã Phú Hồng
10:29 Tin tức