Hà Nội: 25°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 24°C Thừa Thiên Huế

Phú Thọ: Phát huy hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

LNV - Thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 24/6/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, những năm qua, công tác đào tạo nghề đã đạt được nhiều kết quả tích cực, 13/13 huyện, thành, thị đã ban hành Nghị quyết chuyên đề và kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phương. Nhiều địa phương đã tích cực tư vấn, tuyên truyền học nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên cơ sở nhu cầu đăng ký của người lao động. Công tác đào tạo nghề bước đầu đã đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của địa phương.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU, số lao động nông thôn được đào tạo nghề trong toàn tỉnh là 186.673 người, bao gồm cả học nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp, tỉ lệ lao động có việc làm sau đào tạo nghề đạt 75-85%. Quá trình triển khai, cùng với ban hành Nghị quyết chuyên đề, các địa phương đều thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc cấp huyện, cấp xã; tổ chức phổ biến, quán triệt Nghị quyết đến đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, giúp người lao động hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, biết chọn nghề, đăng ký học nghề phù hợp với điều kiện, khả năng của bản thân; gắn học nghề với tìm việc làm, tự tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.


Giáo viên Khoa CNTT Trường Cao đẳng Nghề Phú Thọ hướng dẫn học sinh thực hành môn Hệ quản trị cơ sở dữ liệu.


Với cách làm sáng tạo, nhiều địa phương tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngay tại cơ sở sản xuất, gắn đào tạo nghề với doanh nghiệp, với phát triển làng nghề và các ngành nghề trọng điểm theo quy hoạch phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; đào tạo nghề cho người lao động thuộc các tổ chức tham gia chương trình OCOP. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao vào chương trình đào tạo nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông sản, tăng thu nhập của nông dân.

Nhiều mô hình phát triển sản xuất hiệu quả sau đào tạo nghề đã trở thành trực quan sinh động trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo nghề cho lao động nông thôn như trồng và nhân giống nấm ở Yên Lập, Lâm Thao; trồng rau an toàn ở Lâm Thao; trồng bưởi ở Đoan Hùng; trồng bí đao, chế biến gỗ ở Hạ Hòa; chế biến chè xanh, chè đen ở Thanh Sơn, Tân Sơn...

Song song với đó, công tác xã hội hóa đào tạo nghề được đẩy mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và yêu cầu của doanh nghiệp. Từ năm 2011 đến 2020 đã có trên 49.500 học sinh được học các nghề: May công nghiệp, sửa chữa bảo dưỡng xe máy, dịch vụ nhà hàng, đan lát thủ công, lái xe ô tô kinh doanh, vận hành xe nâng, máy cẩu xúc, lái phương tiện thủy nội địa, điện công nghiệp, trồng nấm, trồng chè, đào tạo ngoại ngữ cho xuất khẩu lao động… từ nguồn xã hội hóa. Nhiều cơ sở đào tạo nghề đã chủ động phối hợp với các doanh nghiệp tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên thực tập và ký kết nhận lao động sau khi đã hoàn thành đào tạo.

Để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tiếp tục phát huy hiệu quả, thực hiện đạt 100% chỉ tiêu tuyển sinh năm 2021 và những năm tiếp theo rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương; tiếp tục đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng mở rộng nội dung, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo; tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia các chương trình đào tạo phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập và từng bước tiếp cận trình độ tiên tiến trong nước và khu vực. Các cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục nghề nghiệp, tăng cường liên danh liên kết với doanh nghiệp, gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và yêu cầu của thị trường lao động…, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIX.

Bài, ảnh: Mai Phương

Tin liên quan

Tin mới hơn

Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực

Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực

LNV - Những năm gần đây, diện mạo nông thôn huyện Ứng Hòa ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp, văn minh, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống.
Bình Định chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp

Bình Định chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp

UBND tỉnh Bình Định vừa có Quyết định về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Phú Yên phấn đấu đào tạo lao động nông thôn đạt tỷ lệ 80%

Phú Yên phấn đấu đào tạo lao động nông thôn đạt tỷ lệ 80%

LNV - Năm 2025, tỉnh Phú Yên phấn đấu thực hiện tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt 80%, trong đó qua đào tạo nghề nông nghiệp đạt trên 55%.
Giới thiệu hệ thống giáo dục quốc tế QSI tại Bình Định

Giới thiệu hệ thống giáo dục quốc tế QSI tại Bình Định

LNV - Chiều 4/3, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra buổi giới thiệu về hệ thống giáo dục quốc tế Quality International Schools (QSI). Đây là chương trình giáo dục của Mỹ theo chuẩn quốc tế, đang được triển khai tại 31 quốc gia trên thế giới.
Bình Định vinh danh Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú

Bình Định vinh danh Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú

Ngày 27/2, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Y tế tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025) với chủ đề “Y tế Việt Nam - 70 năm làm theo lời Bác” và vinh danh các Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú trên địa bàn tỉnh.
Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động

Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động

LNV - Năm 2025, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động, trong đó xuất khẩu lao động đạt khoảng 800 người. Tỷ lệ tham gia BHXH so với lực lượng lao động trong độ tuổi đạt 25,52%.

Tin khác

Đào tạo nghề nông nghiệp - “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

Đào tạo nghề nông nghiệp - “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

LNV - Đào tạo nghề giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho lao động nông thôn. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, đồng thời gắn đào tạo nghề với việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ giảm nghèo bền vững qua đó góp phần nâng cao đời sống, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

LNV - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các làng nghề, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Yên Bái chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, hộ nghèo giảm mạnh.
Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

OVN - Đào tạo nghề giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho lao động nông thôn. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, đồng thời gắn đào tạo nghề với việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ giảm nghèo bền vững qua đó góp phần nâng cao đời sống, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang

Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang

OVN - Những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh An Giang, các mô hình sản xuất hữu cơ, tuần hoàn được đẩy mạnh, trong đó có mô hình trồng nấm vừa tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch không phải đốt gây ô nhiễm môi trường khói bụi, vừa phù hợp với nông hộ có ít đất sản xuất mang lại thu nhập cao cho người nông dân, giải quyết việc làm cho người nghèo.
Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

OVN - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các làng nghề, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Yên Bái chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, hộ nghèo giảm mạnh.
Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

OVN – Với lợi thế có đến 10 làng nghề truyền thống, những năm qua Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã có nhiều giải pháp để khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương. Trong đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được chú trọng nhằm tạo việc làm bền vững, góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới...
Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

OVN - Những năm qua, công tác khai đào tạo nghề nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động làng nghề, lao động nông thôn luôn được các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quan tâm thực hiện. Đặc biệt là khu vực miền núi, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được coi trọng để khôi phục các làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm góp phần xây dựng nông thôn mới.
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

LNV - Nhiều năm qua, các thầy cô giáo đang tác công tác giảng dạy tại điểm trường Phú Hải (thuộc Trường Tiểu học Phú Mỡ) thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên hằng ngày vẫn miệt mài gieo từng con chữ và tình yêu thương cho các em học sinh nơi đây.
Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

LNV - Đào tạo nghề là giải pháp căn cơ nhằm tạo việc làm, nâng thu nhập, giảm nghèo cho lao động khu vực nông thôn. Do vậy, thời gian qua, các cấp, ngành chức năng của tỉnh Lạng Sơn đã chú trọng thực hiện công tác này, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).
Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững

Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững

LNV - Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Tuy Phước được triển khai lồng ghép với các tiêu chí giảm nghèo bền vững, dạy nghề và tạo việc làm, góp phần thúc đẩy thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo đa chiều, bền vững trong xây dựng nông thôn mới.
Quảng Ngãi đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

Quảng Ngãi đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

LNV - Trong năm 2024, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho 100 lao động nông thôn, với mục tiêu sau khi tham gia học nghề có từ 80% trở lên số người học nghề có việc làm, thu nhập cao hơn so với trước khi chưa tham gia học nghề.
2 phương án BHXH 1 lần trong dự thảo Luật BHXH đã tối ưu

2 phương án BHXH 1 lần trong dự thảo Luật BHXH đã tối ưu

LNV - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định cơ quan soạn thảo đã nghiên cứu nhiều phương án nhận BHXH 1 lần, nhưng không có phương án nào khác ngoài 2 phương án nêu trong dự luật.
Ngày 12-5, diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động

Ngày 12-5, diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động

LNV - Sáng 3-5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã thông tin về việc tổ chức Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2024.
Nhiều lao động chưa khai thác tối đa quyền được hỗ trợ đào tạo nghề khi mất việc làm

Nhiều lao động chưa khai thác tối đa quyền được hỗ trợ đào tạo nghề khi mất việc làm

LNV -Vừa qua, tại 71 Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Phú Thọ: Giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số

Phú Thọ: Giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số

LNV - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và Chương trình giảm nghèo bền vững,từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh Phú Thọ đã giải quyết việc làm tăng thêm cho hơn 54.000 người, trong đó, lao động là người dân tộc thiểu số là 9.684 người, chiếm 17,8%.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Long trọng Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng và đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng”

Long trọng Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng và đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng”

LNV - Tối 13/5, Đảng bộ, chính quyền, quân và Nhân dân thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025), đón nhận danh hiệu cao quý “Thành phố Anh hùng” và khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng
Trường mầm non Nga Trường Làm tốt công tác chăm sóc – nuôi dưỡng giáo dục trẻ

Trường mầm non Nga Trường Làm tốt công tác chăm sóc – nuôi dưỡng giáo dục trẻ

LNV – Những năm qua, được sự quan tâm của cấp ủy chính quyền, phòng giáo dục và đào tạo huyện Nga Sơn, các ban ngành đoàn thể cùng sự nỗ lực cố gắng phấn đấu của tập thể cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường. Năm học 2024 - 2025, trường Mầm non Nga Trường, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành chỉ tiêu huy động, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ luôn ổn định và dần được nâng lên. Cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư khang trang đầy đủ để phục vụ cho trẻ; công tác phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi được chú trọng và hoàn thành kế hoạch phổ cập năm 2024, duy trì các tiêu chí trường chuẩn Quốc gia mức độ 2, chất lượng giáo dục cấp độ 3.
Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

LNV - Làng Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) là một trong những địa phương còn giữ được nghề thêu tay truyền thống có tuổi đời hơn 100 năm. Từng là sinh kế chính của hàng trăm hộ dân, nghề thêu Xuân Nẻo không chỉ góp phần phát triển kinh tế m
Đưa làng nghề lên phố

Đưa làng nghề lên phố

LNV - Giữa lòng phố cổ Hà Nội nhộn nhịp, có một không gian rất riêng tại 22 Hàng Buồm, nơi thời gian như chậm lại để nhường chỗ cho những thanh âm mộc mạc, bình yên từ làng quê Việt. Đó là không gian của “làng nghề lên phố” - một hoạt động văn hóa du lịch được các nghệ nhân Hà Nội khơi nguồn và gìn giữ như một điểm đến văn hóa độc đáo dành cho du khách yêu thích bản sắc truyền thống.
Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn

LNV - Giữa vùng quê yên bình Đồng Văn (huyện Thanh Chương, Nghệ An), người dân nơi đây vẫn nhắc đến ông Trần Văn Tuy với lòng biết ơn sâu sắc – người cựu chiến binh đã âm thầm gieo mầm và góp phần dựng xây làng nghề nón nổi tiếng một thời.
Giao diện di động