Phong phú các làng nghề truyền thống tại Hải Dương
Địa chỉ: Thôn Chu Đậu – Thái Tân - Huyện Nam Sách.
Gốm Chu Đậu thuộc dòng gốm cổ cao cấp nhất Việt Nam, được phát triển rực rỡ trong suốt thời kỳ Lý – Trần – Lê – Mạc. Năm 1593, do chiến tranh Trịnh Mạc xảy ra đã tàn phá vùng Nam Sách, gốm Chu Đậu bị thất truyền từ đó.
Sau hơn 500 năm thất truyền, Công ty Cổ phần Gốm Chu Đậu đã và đang phục hưng lại nghề gốm Chu Đậu. Công ty CP gốm trở thành điểm du lịch làng nghề độc đáo. Đến đây, du khách sẽ được tham quan showroom, tận mắt chứng kiến các công đoạn sản xuất và đặc biệt tận tay tham gia vào quá trình sản xuất như nặn, vẽ, viết,… lên sản phẩm và cảm nhận vẻ đẹp mang đậm hồn đất Việt.
Làng vàng bạc Châu Khê
Làng mỹ nghệ vàng bạc truyền thống Châu Khê (xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang) cách thành phố Hải Dương 20km về phía Tây Nam. Nơi đây nổi tiếng với sản phẩm trang sức bằng vàng, bạc với mẫu mã phong phú nhiều kiểu dáng thời trang, bền đẹp và là quê hương của nhiều nghệ nhân kim hoàn trên cả nước.
Hiện nay làng nghề có trang Web www.chaukhe.com để giới thiệu, quảng bá truyền thống, lịch sử, văn hóa và sản phẩm quê mình với bạn bè trong và ngoài nước.
Chạm khắc gỗ Đồng Giao
Nghề chạm khắc gỗ ở Đông Giao ra đời từ thế kỷ XVII. Sau một thời gian bị mai một, đến năm 1983 nghề được phục hồi và phát triển cho đến ngày nay. Làng chạm khắc gỗ Đông Giao thuộc xã Lương Điền, huyện Cẩm Giàng, cách thành phố Hải Dương 20km về phía Tây. Các nghệ nhân hiện nay là chủ yếu chạm khắc và khảm trai các sản phẩm như cây cảnh, tranh, tượng, con giống, hàng lưu niệm, hàng nội thất gia đình.
Làng thêu ren (Xuân Nẻo, Ô Mễ)
Cách thành phố Hải Dương 20km về phía nam, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ nổi tiếng khắp nơi về nghề thêu, đây là một nghề cổ truyền từ lâu đời, đến đầu thế kỷ XX nghề thêu ở Xuân Nẻo được phục hồi và phát triển nhanh chóng. Sản phẩm là các bức tranh thêu với đa dạng chủ đề chủ yếu là cây, hoa lá, động vật và một số hình ảnh tiêu biểu về thắng cảnh của đất nước Việt Nam.
Làng giầy dép da Tam Lâm
Làng giầy dép da Tam Lâm thuộc xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc các thành phố Hải Dương 13km về phía Tây Nam. Nghề đóng giầy dép da Tam Lâm ra đời cách đây 5-6 thế kỷ. Đầu thế kỷ XX, nghề đóng giầy dép tương đối phát triển với sự đa dạng về mẫu mã của các loại giầy, dép nam nữ bằng da thuộc hoặc giả da.
Làng nghề sản xuất hương Quốc Tuấn
(Ảnh: TTXVN)
Nghề làm hương ở xã Quốc Tuấn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương đã có từ rất lâu đời. Việc sản xuất, tiêu thụ diễn ra quanh năm nhưng mấy tháng cuối năm mới thực sự là mùa cao điểm. Xã có 3 thôn: Đông Thôn, An Xá và Trực Trì đã được công nhận là làng nghề truyền thống từ năm 2006. Hiện toàn xã có khoảng 100 hộ gia đình sản xuất hương. Ông Nguyễn Bá Dũng, Chủ tịch UBND xã Quốc Tuấn cho biết, nét đặc biệt của hương Quốc Tuấn là chủ yếu làm từ dược liệu, không hóa chất nên người tiêu dùng rất yên tâm sử dụng. Hương có mùi thơm dịu, khi thắp không bị tắt giữa chừng, tàn cuộn đẹp và không bị vụn. Thị trường của hương Quốc Tuấn giờ đây rải khắp cả nước, đặc biệt tiêu thụ mạnh dịp Tết.
Làng nghề thêu ren Xuân Nẻo
Theo lời kể của những bậc cao niên trong xã, nghề thêu tay bắt đầu được hình thành ở thôn Xuân Nẻo khoảng những năm 1920 của thế kỷ trước, sau đó mở rộng sang các thôn Ô Mễ, Lạc Dục. Có thời điểm, với chủ trương khuyến khích nghề thêu ren, xã Hưng Đạo tích cực mở lớp dạy nghề, số người học nghề thêu tăng nhanh, năm 1970 toàn xã có khoảng 2.000 người biết thêu. Những thợ giỏi được Nhà nước đào tạo để đi dạy nghề thêu ở nhiều huyện, nhiều tỉnh thành khác.
Ảnh: TTXVN
Sản phẩm thêu lúc bấy giờ xuất khẩu đi Liên Xô và các nước Đông Âu. Sau khi Liên Xô tan rã, thị trường truyền thống mất, hợp tác xã thêu của xã giải thể khiến hàng nghìn thợ thêu lao đao. Không ít người chuyển sang nghề khác, còn lại số ít mạnh dạn đứng ra mở cơ sở thêu riêng và từng bước tìm chỗ đứng.
Sản phẩm thêu là các bức tranh phong cảnh, hình rồng vàng, cá vàng... trên khăn tay, đồ lưu niệm, ga hoặc gối. Dần dần, để phù hợp thị hiếu người dùng, sản phẩm đa dạng hơn như dòng tranh nghệ thuật thêu phong cảnh đồng quê, danh thắng, bộ tranh tứ quý, các tích cổ...
Sản phẩm thêu Xuân Nẻo ngày nay có nét tinh xảo đặc biệt bởi đường thêu mịn, sắc nét, màu tranh không bị nhòe, phai như một số sản phẩm thêu khác trên thị trường. Bí quyết không chỉ ở đôi tay tài hoa của người thợ, ở sợi chỉ thêu phải mảnh, vải thêu chất lượng cao mà điều quan trọng là cái tâm của người làm nghề.
Bảo Ngọc (TH)
Tin liên quan
Tin mới hơn

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có xã thứ 2 về đích nông thôn mới
14:27 Nông thôn mới

Ngày đất nước thống nhất qua lời kể người viết lại thời khắc lịch sử
10:54 Tin tức

Bình Định và Gia Lai thống nhất việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh
14:42 Tin tức

Công bố 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu của TP.HCM
14:42 Tin tức

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
14:42 Tin tức