Phát triển làng nghề thành phố Hải Phòng hội nhập quốc tế
Theo Báo cáo rà soát thực trạng làng nghề của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP. Hải Phòng, thì đến nay, trên địa bàn thành phố có 18 làng nghề và 01 nghề truyền thống đã được UBND thành phố công nhận. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các làng nghề truyền thống được chia theo 5 nhóm ngành nghề chính, đó là: Nhóm nghề khai thác, chế biến, bảo quản nông sản, lâm sản và thủy sản (3 làng nghề); nhóm nghề sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ (6 làng nghề); nhóm nghề sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh (8 làng nghề); nhóm nghề dịch vụ, phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn (1 làng nghề) và nhóm nghề sản xuất thủ công mỹ nghệ (1 làng nghề truyền thống). Tiêu biểu là Làng nghề Bảo Hà, xã Đồng Minh (Vĩnh Bảo) đã có trên 720 năm, gắn bó bao đời với các nghề truyền thống như: đan tre, dệt chiếu cói, tạc tượng, điêu khắc gỗ, tranh sơn mài, làm con rối, đắp vẽ, làm chiếu; Làng nghề đúc Mỹ Đồng (Thủy Nguyên)...
Theo ông Nguyễn An Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề thành phố Hải Phòng - người đã nhiều năm gắn bó với các làng nghề cho biết, trong tiến trình xây dựng bảo vệ và phát triển thành phố những năm trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các làng nghề Hải Phòng đã có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội thành phố.
Đến nay, có 13 làng nghề (chiếm 72% trong tổng số làng nghề) tập trung ở các làng nghề khai thác, chế biến nông, lâm, thủy sản, sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh; sản xuất đồ gỗ, cơ khí nhỏ; các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn. Một số làng nghề đã chủ động tìm hướng phát triển sản phẩm, tổ chức sản xuất những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường như: Nuôi trồng thủy sản (Tân Thành, Cao Minh, Lập Lễ thuộc huyện Thủy Nguyên); chuyển đổi cơ cấu trồng hoa cây cảnh với giá trị kinh tế cao (Hồng Thái, Đồng Thái, Đặng Cương thuộc huyện An Dương). Tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh ngành nghề trong các làng nghề là 4.121 cơ sở; trong đó có 4.082 hộ gia đình, 3 hợp tác xã, 36 doanh nghiệp. Theo số liệu thống kê, tổng doanh thu năm 2022 của các làng nghề đạt 1.260 tỷ đồng, thu hút hơn 17.000 lao động (có việc làm thường xuyên là 11.092 người) với thu nhập bình quân là 6 triệu đồng/người/ tháng.
Thực hiện sự chỉ đạo, định hướng của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố, các làng nghề tích cực xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và phát triển làng nghề gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình OCOP được nhiều địa phương quan tâm triển khai thực hiện, tiêu biểu như nước mắm Cát Hải, bánh đa khô, ướt Dư Hàng Kênh... Một số chủ thế sản xuất trong làng nghề đã tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm nhằm quản bá sản phẩm, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ. Một số sản phẩm của làng nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản, làng nghề đúc Mỹ Đồng (Thủy Nguyên), điêu khắc gỗ Bảo Hà (xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo), trồng hoa, cây cảnh ở huyện An Dương...Đến nay, Hải Phòng có 5 làng nghề trên địa bàn huyện An Dương có sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gồm: Làng nghề trông hoa và cây cảnh thôn Kiều Trung; Làng nghề trồng hoa và cây cảnh thôn Minh Kha; Làng nghề trồng hoa và cây cảnh thôn Đồng Dụ; Làng nghề trồng hoa và cây cảnh thôn Tri Yếu; Làng nghề sản xuất bánh đa Kinh Giao. Có một làng nghề được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể: Làng nghề nuôi trông thủy sản Tân Thành, quận Dương Kinh.
Tuy nhiên các làng nghề trên địa bàn thành phố Hải Phòng còn có những tồn tại khó khăn cần có những chủ trương, chính sách, kế hoạch tháo gỡ khó khăn. Nhiều làng nghề hoạt động không ổn định, kém hiệu quả: Mây tre đan (xã Chính Mỹ, huyện Thủy Nguyên), Làng nghề cây cảnh thôn Mông Thượng (xã Chiến Thắng, huyện An Lão), Làng nghề trồng và chế biến cau Cao Nhân (xã Cao Nhân, huyện Thủy Nguyên), Làng nghề mây tre đan Tiên Cầm (xã An Thái, huyện An Lão); một số làng nghề có sản phẩm, nhưng khả năng cạnh tranh kém, đã chuyển san thương mại, mua sản phẩm từ các địa phương khác về kinh doanh (Làng nghề mộc, nội thất Kha Lâm, chiếu cói Lật Dương), Làng nghề mây tre đan Tiên Sa, xã Hồng Thái, huyện An Dương không còn hoạt động. Hầu hết các làng nghề đều thuộc diện không được quy hoạch đất riêng cho làng nghề, nhiều làng nghề không nằm trong quy hoạch chung của thành phố; công tác bảo vệ môi trường tại các làng nghề được một số địa phương quan tâm, tuy nhiên việc xây dựng phương án bảo vệ môi trường theo quy định còn chậm; việc sử lý ô nhiễm môi trường tại làng nghề đã được thực hiện, nhưng chưa triệt để.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang thành phố đang nỗ lực phấn đầu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 16, Nghị quyết số 45 của Bộ Chính trị (Khóa XII) về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Từ vị trí, vai trò, thực trạng làng nghề trên địa bàn thành phố, thực hiện Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 07/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030, để đưa các làng nghề phát triển đúng tầm của một thành phố đô thị quốc gia loại I của đất nước, ngày 05/9/2023, UBND thành phố Hải Phòng xây dựng Kế hoạch số 230/KH-UBND về Triển khai Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề thành phố Hải Phòng đến năm 2030. Đây là một tín hiệu rất vui đến với các làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố. Theo đó, những năm tiếp theo, thành phố Hải Phòng sẽ tập trung thực hiện mục tiêu chung: Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của làng nghề, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạch tranh, giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghê; gắn các sản xuất làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hóa; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; bảo vệ cảnh quan, không gian và môi trường, xây dựng các khu dân cư, làng văn hóa; huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia bảo tồn và phát triển làng nghề, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nông thôn bền vững.
Kế hoạch của UBND thành phố xác định những nội dung, nhiệm vụ chính là: Tổ chức rà soát, thống kê, đánh giá, phân loại làng nghề; khôi phục, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề; hỗ trợ phát triển làng nghề mới và làng nghề đang hoạt động có hiệu quả; phát triển làng nghề gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới; phát huy vai trò của các nghệ nhân, thợ giỏi; thu hồi bằng công nhận đối với các làng nghề, nghề truyền thống không đảm bảo tiêu chí.
Thời gian tới, thành phố sẽ tập trung vào những giải pháp chính để bảo tồn và phát triển làng nghề là: Làm tốt công tác tuyên truyền, tập huấn, nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống; thực hiện tốt công tác quy hoạch, rà soát, sắp xếp lại làng nghề, nghề truyền thống phù hợp với quy hoạch các cấp theo quy định về quy hoạch, đất đai; rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách; đào tạo nguồn nhân lực phấn đấu 100% lao động trong làng nghề được đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng nghề, kỹ năng vệ sinh, an toàn lao động, kiến thức kỹ thuật, công nghệ mới đế nâng cao giá trị sản phẩm; ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số để nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, xúc tiến thương mại và phát triển du lịch làng nghề; xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu sản phẩm trong đó tập trung các chương trình kết nối kế hoạch xúc tiến thương mại, chương trình OCOP, hỗ trợ đưa sản phẩm làng nghề lên các sàn thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá sản phẩm và bán hàng trực tuyến; xây dựng các chuỗi liên kết giá trị làng nghề; nâng cao chất lượng của các hiệp hội; tổ chức, quản lý làng nghề theo tinh thần nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các sở, ngành liên quan, khuyến kích các làng nghề hình thành các mô hình tự quản: Tổ nghề, làng nghề, hợp tác xã nghề có sự quản lý của chính quyền cấp xã.
Với truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất của nhân dân ta, thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch của UBND thành phố, tận dụng, nắm bắt thời cơ mới, Làng nghề Hải Phòng sẽ có những bước đột phát, đóng góp vào sự phát triển chung của thành phố Cảng đang vươn mình ra biển lớn.
Tin liên quan
Hải Phòng: Tổ chức chương trình tuần hàng Việt Nam
09:28 | 29/11/2024 Khuyến công
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
23:38 | 30/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường