Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 30°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 29°C Thừa Thiên Huế

OCOP 3 sao nâng tầm thương hiệu cu đơ Can Lộc

LNV - Hơn 1 năm kể từ ngày được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, kẹo cu đơ Hạnh Toàn ở Can Lộc (Hà Tĩnh) ngày càng khẳng định thương hiệu trên thị trường trong và ngoài tỉnh.
Đến thời điểm hiện tại, mỗi ngày cơ sở kẹo cu đơ Hạnh Toàn của bà Nguyễn Thị Hạnh ở tổ dân phố 6, thị trấn Nghèn duy trì số lượng sản xuất trung bình khoảng 1.500 chiếc.

Quy trình sản xuất kẹo cu đơ Hạnh Toàn.

Sản phẩm không chỉ được lên kệ các siêu thị ở Can Lộc, TP Vinh, Cửa Lò (Nghệ An) mà còn theo từng chuyến xe đến với khách hàng ở các tỉnh bạn.

Việc xây dựng thành công sản phẩm OCOP 3 sao đã giúp bà Nguyễn Thị Hạnh nâng tầm sản phẩm, mở rộng thị trường và thực hiện tâm nguyện duy trì, phát triển nghề gia truyền.



Bà Nguyễn Thị Hạnh và sảm phẩm kẹo cu đơ OCOP 3 sao.


Bà Hạnh chia sẻ: “Mẹ tôi sinh ra và lớn lên ở xã Thạch Đài (Thạch Hà) - nơi có sản phẩm kẹo lạc khá nổi tiếng. Lấy chồng về thị trấn Nghèn, hành trang mà mẹ mang theo còn có nghề nấu kẹo từ ông bà truyền lại. 6 anh chị em chúng tôi lớn lên cũng nhờ những nồi kẹo lạc của mẹ. Và tôi cũng gắn bó với nghề này từ những ngày còn thơ bé”.

Để làm được kẹo ngon, nguyên liệu đầu vào và kinh nghiệm nấu là điều hết sức quan trọng.


Năm 1994, khi gần bước sang tuổi 30, bà Hạnh chính thức nối nghiệp mẹ, phát triển nghề truyền thống để nuôi con ăn học. Những nồi kẹo đầu tiên đã được khách hàng ở các quán bán lẻ trên địa bàn thị trấn đón nhận, giúp bà có thêm động lực để gắn bó với nghề.


Để mở rộng quy mô sản xuất, bà Hạnh đầu tư nồi áp suất điện để phục vụ quá trình chế biến


Để làm được kẹo ngon, bà Hạnh luôn cẩn trọng trong từng khâu sản xuất. Đặc biệt, nguyên liệu đầu vào như: lạc, mật mía, bánh đa vừng … được bà lựa chọn đặt hàng ở những địa chỉ tin cậy.

Ngoài kinh nghiệm trong việc giữ nhiệt độ hợp lý trong quá trình nấu, tỷ lệ pha chế nha và mật hợp lý, bà còn chiết xuất tinh dầu cam, bưởi để tạo hương vị riêng cho sản phẩm.

Chất lượng sản phẩm ngày càng được khẳng định, khách hàng ngày càng đông hơn nên đến năm 2004, bà đã quyết định mở rộng quy mô sản xuất, ứng dụng công nghệ nấu bằng nồi áp suất điện. “Với công nghệ này, chất lượng cu đơ Hạnh Toàn được nâng lên rõ rệt, nhiệt độ được duy trì đều, lạc nấu chín và ngon hơn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Do mở rộng quy mô, tinh dầu cam, bưởi không đủ để tạo hương vị cho sản phẩm nên cũng từ đây tôi bắt đầu trở lại với hương vị truyền thống của gừng”, bà Hạnh cho biết.

Trung bình mỗi ngày cơ sở sản xuất 1.500 chiếc.


Sản phẩm ngày càng được mở rộng nhưng bà Hạnh vẫn luôn trăn trở với một hướng đi bền vững cho nghề truyền thống.

Năm 2019, mong ước và ý tưởng về thương hiệu sản phẩm của bà đã được chắp cánh nhờ chủ trương xây dựng sản phẩm OCOP của tỉnh. Quyết tâm là thế, nhưng khi bắt tay vào thực hiện mới thấy khó khăn, nhất là việc thay đổi suy nghĩ từ sản xuất đơn giản, nhỏ lẻ sang xây dựng thương hiệu của mặt hàng đặc sản.

Sản phẩm được kiểm tra trọng lượng trước khi đóng gói.


Từ quá trình tham gia tập huấn, sự hướng dẫn của phòng chức năng huyện và sự quan tâm của chính quyền địa phương, bà đã bắt tay vào việc đầu tư xây dựng và hoàn thiện xưởng sản xuất, kho chứa hàng, nghiên cứu mẫu mã, tem sản phẩm.

Đầu năm 2021, kẹo cu đơ Hạnh Toàn đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đó là món quà ý nghĩa và xứng đáng cho người phụ nữ dám nghĩ, dám làm để thực hiện ước mơ nâng tầm sản phẩm. Ngay sau khi được công nhận OCOP, khách hàng đã biết đến cu đơ Hạnh Toàn ngày một nhiều hơn, giá cả cũng cải thiện hơn trước. Đặc biệt, vào mùa du lịch, trung bình mỗi ngày cơ sở sản xuất ra thị trường khoảng hơn 2.000 chiếc.


Sản phẩm kẹo cụ đơ Hạnh Toàn được công nhận OCOP 3 sao năm 2021.


Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đầu năm 2022, bà Hạnh mở thêm cơ sở 2 tại thị trấn Nghèn. Việc mở rộng quy mô không chỉ giúp kinh tế gia đình ngày càng ổn định mà còn giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 20 công nhân với mức lương bình quân 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Chị Trần Thị Vân ở thị trấn Nghèn cho biết: “Gắn bó với cơ sở sản xuất cu đơ Hạnh Toàn đã 6 năm nay, điều chúng tôi học hỏi ở bà Hạnh không chỉ là kinh nghiệm mà còn là thái độ nghiêm túc, cẩn trọng trong mỗi quy trình sản xuất. Và có lẽ, đó chính là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên thương hiệu cu đơ Hạnh Toàn”.

Ngoài việc đồng hành với cơ sở trong quá trình xây dựng thương hiệu, tham gia các hội chợ, chính quyền địa phương cũng đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục tạo điều kiện trong việc thực hiện các thủ tục cho thuê đất, liên hệ với ngân hàng hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi giúp cơ sở mở rộng quy mô sản xuất khi cần thiết.

Bài và ảnh Anh Thư

Tin liên quan

Tin mới hơn

Phú Yên: huyện Sơn Hòa có thêm 8 sản phẩm OCOP 3 sao

Phú Yên: huyện Sơn Hòa có thêm 8 sản phẩm OCOP 3 sao

LNV - Vừa qua, Hội đồng OCOP huyện Sơn Hòa đã tổ chức họp đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đợt 1 năm 2024.
Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang: Nâng tầm nông sản Làng nghề

Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang: Nâng tầm nông sản Làng nghề

LNV - Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang năm 2024 được tổ chức từ ngày 4- 5/10 tại Trung tâm hành chính huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, là một sự kiện quan trọng nhằm quảng bá nông sản và di sản văn hóa địa phương, hưởng ứng “Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.”
Phú Yên: Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

Phú Yên: Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

OVN - Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh sản phẩm đặc trưng OCOP và bảo tồn, phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống, các địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên thực hiện lồng ghép hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ mở rộng sản xuất kinh doanh gắn với thực hiện Chương trình OCOP.
Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

LNV - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều địa phương trong tỉnh đã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế từ các làng nghề, nông sản đặc trưng nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa, từng bước nâng vị thế, giá trị sản phẩm.
Rượu Lừng Hồng -  Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình

Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình

OVN - Thời gian qua, Thái Bình đã thúc đẩy sản phẩm OCOP bằng cách đẩy mạnh liên kết, qua đó tạo động lực thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa bền vững.
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn

Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn

LNV - Ngày 25/6, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) trung ương đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của Chương trình OCOP, chương trình đã bước sang năm thứ sáu và đang tiếp tục được triển khai rộng khắp trên cả nước.

Tin khác

Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP

Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP

OVN - Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm đặc sản địa phương, huyện Vĩnh Thạnh phát triển và nâng cấp nhiều sản phẩm OCOP có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và được người tiêu dùng tin tưởng.
Thanh Hoá: Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm

Thanh Hoá: Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm

OVN - Thông qua phát triển mô hình quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm không chỉ bảo tồn, giới thiệu được các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của địa phương mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp cận các sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc sản của tỉnh.
Phú Yên: Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm Làng nghề đan lát Vinh Ba

Phú Yên: Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm Làng nghề đan lát Vinh Ba

LNV - UBND xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa chú trọng xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm Làng nghề đan lát Vinh Ba, phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề theo hướng đa dạng hóa sản phẩm gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Thanh khiết hương vị thiên nhiên trong rượu Cổ Đô truyền thống

Thanh khiết hương vị thiên nhiên trong rượu Cổ Đô truyền thống

OVN - Làng Cổ Đô (xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội) vốn nổi tiếng với nghề dệt lụa, làm bún và nấu rượu từ thời vua Hùng. Nhằm tiếp nối nghề truyền thống của quê hương, đến nay, rượu Cổ Đô đã được xây dựng và phát triển thành các sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Bắc Giang: Đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Bắc Giang: Đưa sản phẩm OCOP vươn xa

OVN - Thời gian qua, các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP của tỉnh đã khẳng định vị trí trên thị trường trong nước và quốc tế. Để tiếp tục đưa sản phẩm vươn xa, Bắc Giang thực hiện nhiều giải pháp trợ lực nâng chất lượng sản phẩm, qua đó giúp các chủ thể ở nông thôn nâng cao thu nhập.
Nghề nuôi ong lấy mật ở Thọ Văn có sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao

Nghề nuôi ong lấy mật ở Thọ Văn có sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao

OVN - Từ địa hình nhiều đồi núi, sẵn nguồn thức ăn tự nhiên từ các loại hoa, HTX dịch vụ thủy lợi Thọ Văn (xã Thọ Văn, huyện Tam Nông, Phú Thọ) đã xây dựng được dòng sản phẩm mật ong chất lượng được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Lợi thế phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội từ vốn văn hóa, tri thức bản địa

Lợi thế phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội từ vốn văn hóa, tri thức bản địa

LNV - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, nhiều nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ ở Hà Nội đã khai thác lợi thế này để phát triển sản phẩm OCOP. Nguồn nguyên liệu địa phương kết hợp với văn hóa, tri thức nuôi trồng bản địa đã và đang nâng tầm sản phẩm, cho giá trị kinh tế cao.
Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai

Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai

OVN - Nhắc đến bún, phở khô ngon, không thể không nhắc đến đặc sản bún, phở khô được làm ra từ làng nghề nổi tiếng ở xã Minh Khai, huyện Hoài Đức.
Tuy Phước nâng tầm sản phẩm OCOP

Tuy Phước nâng tầm sản phẩm OCOP

OVN - Tuy Phước là một trong những địa phương thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững; phát triển các sản phẩm đặc trưng, lợi thế nhằm phát huy nội lực, sức sáng tạo, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa gắn với cộng đồng.
Thịt bò giàng Tương Dương đạt chuẩn OCOP nâng tầm giá trị đặc sản địa phương

Thịt bò giàng Tương Dương đạt chuẩn OCOP nâng tầm giá trị đặc sản địa phương

OVN - Từ phương thức chế biến truyền thống, HTX sản xuất và kinh doanh Bò giàng Thảo Hảo đã đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm thịt bò giàng đậm đà hương vị của người dân tộc Thái ở vùng cao tỉnh Nghệ An.
Đậm đà hương vị nước mắm nhỉ cá linh Thanh Tuyền

Đậm đà hương vị nước mắm nhỉ cá linh Thanh Tuyền

OVN – Say mê hương vị nước mắm của quê hướng, vợ chồng anh Nguyễn Văn Thanh (xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn, An Giang) đã làm ra loại nước mắm cá linh thơm ngon đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Lâm Hà phấn đấu phát triển đạt gần 30 sản phẩm OCOP

Lâm Hà phấn đấu phát triển đạt gần 30 sản phẩm OCOP

OVN - Thực hiện chương trình xây dựng các sản phẩm OCOP, huyện Lâm Hà đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ phát triển mới thêm ít nhất 10 sản phẩm OCOP.
Lạng Sơn: Rượu men lá được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao

Lạng Sơn: Rượu men lá được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Thời gian qua, Công ty TNHH Long Trang VN, thôn Bản Dù, xã Vân Thủy, huyện Chi Lăng đã đầu tư trang thiết bị hiện đại để sản xuất rượu men lá. Hiện nay, rượu men lá của công ty đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao (chương trình mỗi xã một sản phẩm) cấp huyện.
Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề

Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Kế hoạch khôi phục, phát triển một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp và du nhập phát triển một số nghề mới gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, phát triển chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực địa phương và phối hợp giới thiệu sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao trở lên tại các gian hàng giới thiệu sản phẩm của hai địa phương.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Tân Chủ tịch nước Lương Cường: Nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó

Tân Chủ tịch nước Lương Cường: Nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó

LNV - Phát biểu trước Quốc hội, tân Chủ tịch nước Lương Cường cho biết sẽ nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Chủ tịch nước theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó.
TRỰC TIẾP: Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp thứ 8, tiến hành bầu Chủ tịch nước

TRỰC TIẾP: Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp thứ 8, tiến hành bầu Chủ tịch nước

LNV - Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ họp phiên trù bị và khai mạc trọng thể vào sáng mai (21/10) theo hình thức tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Đặc biệt, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự đối với chức danh Chủ tịch nước ngay trong ngày làm việc đầu tiên. Quy trình này được thực hiện theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Đắk Lắk: Gốm đen cổ Yang Tao khắc khoải hồi sinh

Đắk Lắk: Gốm đen cổ Yang Tao khắc khoải hồi sinh

LNV - Bao đời người đã qua, bao mùa ăn lúa mới đã qua nhưng cách làm gốm vẫn thế, người đời trước truyền lại cho đời sau, đời sau nữa. Những bàn chân của các amí lấy đất về buôn, những bàn chân mở ra vòng tròn khép kín vô tận quanh chiếc bàn xoay thủ công. Những đôi tay nhuộm nâu vàng tỉ mẩn với nước và đất để tạo tác. Những khoảnh sân nhỏ luôn sực mùi rơm khói và đất chín trong cuộc chơi của lửa. Lửa bùng lên lúc mạnh lúc yếu, khói trùm lên lúc đậm lúc nhạt. Đất chìm trong lửa, lửa nhiệt nồng với đất để cuối cùng các sản phẩm gốm Yang Tao được hình thành. Lửa hòa vào trong đất, phục sinh trong đất thành những sản phẩm hữu dụng để khi bàn tay người chạm vào chỉ còn mênh mang hơi thở của đất và lửa.
Làng nghề Mây tre đan trăm tuổi ở Hoằng Thịnh

Làng nghề Mây tre đan trăm tuổi ở Hoằng Thịnh

LNV - Làng nghề mây tre đan xã Hoằng Thịnh, Hoằng Hóa (Thanh Hoá) với hàng trăm năm lịch sử và phát triển không chỉ là điểm sáng của vùng quê mà còn là biểu tượng văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Gia Lai: Sức trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới

Gia Lai: Sức trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới

LNV - Hưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, đoàn viên, thanh niên huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã huy động các nguồn lực, triển khai nhiều công trình, phần việc, chung tay xây dựng nông thôn mới và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động