Nuôi trồng thành công nấm Phục Linh trên cây thông 3 lá
Trồng thành công nấm Phục Linh tại trang trại nấm Đạ Sar mở ra hướng phát triển một loại dược liệu quý
Hiện loại nấm Phục Linh đang được các nhà nấm học thế giới quan tâm vì đặc tính chống khối u của nó. Qua đó, đã có nhiều nghiên cứu cải tiến phương pháp trồng nấm Phục Linh không áp dụng việc vùi khúc gỗ xuống đất sau khi cấy giống mà tiến hành trồng trên mặt đất trong nhà nấm, phương pháp mới này rút ngắn được thời gian nuôi trồng nấm Phục Linh được 50% và cải thiện được chất lượng sản phẩm.
Theo Tiến sĩ Nguyên, việc trồng nấm tương đối khó và kéo dài nhiều năm, nên cho đến nay nấm Phục Linh chủ yếu được thu hái từ thiên nhiên với giá bán rất cao. Hiện nay ba nước đã có nhiều thành tựu trong nghiên cứu về nấm Phục Linh là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Mặc dù đã có nhiều thành công, Hàn Quốc vẫn đang cố gắng đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu sản xuất loài nấm này vì hiện nay họ vẫn phải nhập khẩu thêm từ Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu trong nước và Việt Nam cũng phải nhập khẩu.
Việc sưu tầm, phân lập, định danh và sau đó là nghiên cứu nuôi trồng là cả một vấn đề lớn để bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài nấm có giá trị cao trong tự nhiên. Từ nhiều năm qua, Tiến sĩ Nguyên đã đầu tư nhiều công sức cho việc sưu tầm và nghiên cứu nuôi trồng loài nấm Phục Linh. Ðây là công trình trồng nấm Phục Linh đầu tiên ở Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyên cho biết, nấm Phục Linh bước đầu được nuôi trồng thành công trên gỗ thông 3 lá. Kết quả cho thấy cành nhánh thông 3 lá có độ tuổi từ 6 năm, 9 năm đến 30 năm đều có thể dùng để trồng loài nấm này. Nấm sinh trưởng và phát triển mạnh trong môi trường mùn cưa gỗ thông có bổ sung 10% thóc luộc (W/W) ở điều kiện 25 ± 2oC. Trong điều kiện nhân tạo hạch nấm xuất hiện sau 80 ngày nuôi ủ ở điều kiện phòng của Đà Lạt. Cả hai nghiệm thức vùi phôi trong đất lẫn nuôi phôi trong phòng trồng đều cho thấy hạch nấm hình thành và phát triển tốt. Ðến nay, Tiến sĩ Nguyên đã trồng thành công loại nấm này tại trang trại nấm của mình ở xã Đạ Sar (Lạc Dương), mở ra triển vọng phát triển loài nấm quý.
Ngoài giá trị tiềm năng về dinh dưỡng và kinh tế, Tiến sĩ Nguyên cho biết: Việc trồng thành công loài nấm này trên cây thông non tỉa thưa từ rừng kinh tế sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc phát triển rừng thông của Đà Lạt và các vùng lân cận, từ đó người dân có thể có thêm một nguồn thu nhập tốt từ việc trồng rừng.
“Thành công trong việc trồng nấm Phục Linh mở ra nhiều hướng mới cho việc nghiên cứu một loài nấm có giá trị dược tính cao, có thể chủ động nguyên liệu cho ngành dược và các ngành phục vụ nhu cầu bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân. Ðến nay, tại trang trại Đạ Sar của tôi đã sản xuất được gần 50 kg nấm Phục Linh, hiện tôi đang làm các bước test dược tính của loại nấm này. Đồng thời, khảo sát về độc tính và dạng bào chế thích hợp cho nấm Phục Linh. Để từ đó, có thể chuyển sang sản xuất lớn nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm và dược phẩm trong nước”, Tiến sĩ Nguyên cho hay.
Theo Báo Lâm Đồng
Tin liên quan
Tin mới hơn
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp
Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp
Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp
Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới
14:19 | 03/07/2024 Nông thôn mới
Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối
09:50 | 02/07/2024 Khởi nghiệp
Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
14:41 | 27/06/2024 Khởi nghiệp
Tin khác
Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp
13:56 | 18/06/2024 Khởi nghiệp
Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung
14:19 | 20/05/2024 Khởi nghiệp
Khới nghiệp từ lá dứa
09:28 | 23/04/2024 Khởi nghiệp
Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược
09:29 | 21/03/2024 Khởi nghiệp
Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao
14:04 | 13/03/2024 Khởi nghiệp
Vĩnh Phúc: Cùng đoàn viên thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp
14:56 | 06/03/2024 Khởi nghiệp
Tuyên Quang - Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP
10:43 | 04/03/2024 Khởi nghiệp
Người trẻ với hoài bão đem cà phê sạch tới người tiêu dùng
10:30 | 03/01/2024 Khởi nghiệp
Yên Bái: Chàng trai khởi nghiệp từ điêu khắc đá mỹ nghệ
14:19 | 15/11/2023 Khởi nghiệp
Hà Tĩnh: Hội phụ nữ khởi nghiệp cùng các mô hình OCOP
11:01 | 07/11/2023 Khởi nghiệp
Hưng Yên: Làm giàu từ mô hình trồng rau sạch
16:14 | 31/10/2023 Khởi nghiệp
TP.HCM: Tái khởi động và khai trương khu phức hợp nghỉ dưỡng Wah Fu Palace
15:52 | 30/10/2023 Khởi nghiệp
Hoà Bình: Tích cực hỗ trợ, giúp đỡ thanh niên khởi nghiệp
08:51 | 17/10/2023 Khởi nghiệp
Cơ hội khởi nghiệp từ nông nghiệp sinh thái
11:07 | 15/09/2023 Khởi nghiệp
Hiện thực giấc mơ sen ở làng Sen
11:21 | 13/09/2023 Khởi nghiệp
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 Nghiên cứu trao đổi
Hương vị đất trời
11:20 OCOP
Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền
11:20 Làng nghề, nghệ nhân
Đà Nẵng: Phiên chợ Nông sản và Sản phẩm OCOP
11:20 Tin tức
Đắk Lắk: Nghiệm thu hoàn thành đề án khuyến công
11:19 Khuyến công