Hà Nội: 21°C Hà Nội
Đà Nẵng: 23°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 22°C Thừa Thiên Huế

Nông thôn mới thông minh: Từ khái niệm đến thực tế

LNV - Quyết định 924/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình chuyển đổi số, hướng tới Nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025; công văn 3445/BNN-VPĐP ngày 29/5/2023 hướng dẫn triển khai mô hình thí điểm xã Nông thôn mới thông minh, xã thương mại điện tử là cơ sở ban đầu cho nông thôn mới thông minh

Các khái niệm

Mục tiêu của chương trình Chuyển đổi số theo quyết định 924/QĐ-TTg thể hiện rõ: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn - thành thị, từng bước hướng tới NTM thông minh. Theo đó, tạm thời, ở cấp xã được phân loại thành xã Nông thôn mới thông minh và xã thương mại điện tử.

Nông thôn mới thông minh: Từ khái niệm đến thực tế
Các địa phương tại tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh xây dựng mô hình "Thôn thông minh". Việc ứng dụng hiệu quả công nghệ số tại thôn Đông góp phần thu hẹp dần khoảng cách nông thôn, thành thị.

Xã nông thôn mới (NTM) thông minh là xã thực hiện phát triển sáng kiến số cho cộng đồng sử dụng các kết nối, giải pháp, tài nguyên số và các sáng tạo về nông nghiệp, nông thôn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của xã dựa trên 3 trụ cột: thiết chế, con người, công nghệ, nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, hướng đến mục tiêu chuyển đổi số toàn diện.

Xã thương mại điện tử là xã mà ở đó, người dân có sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, kết nối với người mua thông qua các nền tảng thương mại điện tử uy tín, phổ biến trên thị trường (ưu tiên các nền tảng thương mại điện tử Việt Nam) để tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà họ làm ra, nhằm giảm thiểu chi phí, gia tăng lợi nhuận. Đồng thời, trong xã phát triển các hạ tầng chuyên biệt phục vụ vận hành cho hoạt động thương mại điện tử, như: sơ chế, kho lạnh,...

Nông thôn mới thông minh: Từ khái niệm đến thực tế
Quy trình chế biến hành phi áp dụng công nghệ tại CSSX hành tỏi Phương Quân, thôn Thuận Quang, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội.

Theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp & PTNT tại công văn số 3445/BNN-VPDP xã nông thôn mới thông minh trước hết phải là xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; có nền tảng cơ sở hạ tầng về viễn thông, giao thông,… đảm bảo triển khai,… cùng với các yêu cầu về tỷ lệ dân số, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh,…

Xã nông thôn mới thông minh được thực hiện trên các nền tảng: Chính quyền số, dịch vụ số, hạ tầng số, kinh tế số, quản lý môi trường - an ninh trên nền tảng số. Đối với xã thương mại điện tử được áp dụng cho các xã có sản phẩm đặc thù, có tính thương mại cao, hướng tới ứng dụng công nghệ số trong chu trình sản phẩm: sản xuất, bán hàng, thanh toán, logistics,… Trong đó, các tiêu chí được quy định tạm thời tại công văn 3445/BNN-VPDP, trên cơ sở hiện thực hóa các mục tiêu tại quyết định 924/QĐ-TTg.

Nông thôn mới thông minh: Từ khái niệm đến thực tế
Xã Ký Phú, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã lắp đặt “Camera giám sát, đảm bảo an ninh trật tự”.

Như vậy, nông thôn mới thông minh hướng tới việc kết nối, tương tác trên nền tảng công nghệ số, ứng dụng KHCN tạo hệ sinh thái tương đồng tại cấp xã, giúp luồng thông tin đồng nhất, phủ khắp, đồng thời kết nối không gian nông thôn với bên ngoài, giảm chênh lệch chất lượng sống giữa nông thôn và thành thị. Mỗi cán bộ, người dân, mỗi hạng mục công việc đều trở thành thành tố trong hệ sinh thái số. Xã nông thôn mới thông minh giúp thông tin truyền tải kịp thời, giảm thiểu thủ tục và thời gian trong các quy trình hành chính, giúp người dân dễ dàng tiếp cận kiến thức, thông tin từ bên ngoài…

Hướng tới thực tế

Từ giai đoạn trước, Việt Nam đã bắt tay triển khai Chính phủ điện tử cùng cơ chế một cửa trong giải quyết các thủ tục hành chính và tăng tương tác chính quyền - người dân. Từ đây, việc theo dõi tiến trình các thủ tục được công khai, người dân có thể trực tiếp theo dõi tiến độ các tương tác của mình với nhà nước.

Tại Hà Tĩnh, địa phương bắt tay xây dựng các mô hình nông thôn mới thông minh từ rất sớm với khu dân cư thông minh, công sở thông minh,… Hà Tĩnh cũng phấn đấu đến năm 2025, có ít nhất 20 mô hình thôn thông minh đáp ứng các yêu cầu quy định tại Quyết định số 38/2022/QĐ-UBND ngày 9/12/2022 của UBND tỉnh; có ít nhất 4 mô hình thí điểm xã nông thôn mới thông minh theo lĩnh vực nổi trội nhất (kinh tế, du lịch nông thôn, môi trường, văn hoá…). Về với Hà Tĩnh, không khó để bắt được wifi miễn phí, dễ dàng quét mã, tìm hiểu thông tin hay thanh toán đơn giản bằng QR qua nền tảng số, mã QR hiển hiện trên từng sản phẩm, từng hộ dân tại thôn nông thôn mới thông minh của Hà Tĩnh.

Nông thôn mới thông minh: Từ khái niệm đến thực tế
Nông thôn mới thông minh: Từ khái niệm đến thực tế
Hệ thống camera được kết nối với điện thoại của cán bộ thôn 9, xã Sơn Trường (Hương Sơn, Hà Tĩnh) giúp cho việc quản lý an ninh trật tự tiện lợi hơn.

Việc xây dựng các thôn thông minh, xã thông minh, không chỉ hỗ trợ các địa phương xúc tiến thương mại trên các sàn thương mại điện tử, nhất là bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội mà việc chuyển đổi số còn lan tỏa rộng rãi trong người dân với việc hình thành thói quen thanh toán không dùng tiền mặt - Theo chia sẻ của ông Ngô Đình Long, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh.

Theo báo cáo mới nhất từ các địa phương, ngoài các mô hình điểm về xã nông thôn mới thông minh, xã thương mai điện tử theo lựa chọn của Bộ Nông nghiệp & PTNT, các tỉnh, thành phố đang tập trung hoàn thiện cơ sở đề xuất, đề án xây dựng các thôn, xã thông minh, hướng tới nâng cao chất lượng sống tại vùng nông thôn.

Một thực tế dễ nhận thấy, cùng với sự phát triển của hạ tầng viễn thông, mạng di động 4G phủ sóng hầu hết vùng nông thôn cùng với phân khúc điện thoại thông minh giá rẻ đang chiếm lĩnh thị trường,… việc “phủ sóng” công nghệ số tại nông thôn là điều tất yếu. Tuy nhiên, để làm được nông thôn thôn minh, còn nhiều vấn đề phải được chú trọng, đặc biệt trong tuyên truyền và nâng cao nhận thức của người dân.

Nông thôn mới thông minh: Từ khái niệm đến thực tế
Xã Lam Điền (Huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội) phát triển mô hình xã thông minh thông qua việc triển khai chính quyền số, kinh tế số, công dân số.

Chính quyền số: Việc công khai, thông suốt thủ tục hành chính trên nền tảng số của Chính phủ điện tử là một cơ sở quan trọng để rút ngắn thời gian, khoảng cách trong các trình tự, thủ tục có liên quan. Tuy nhiên, việc tương tác đòi hỏi thiết lập hệ sinh thái thường xuyên qua kết nối các nền tảng, trong đó mỗi người dân, mỗi cán bộ là một thành tố không thể thiếu. Công tác tổng hợp, setup và vận hành mô hình “nhóm cộng đồng” mạng cho khu vực cư dân nông thôn là vấn đề cần quan tâm và chú trọng vận hành, tránh thông tin không chính xác, đôi khi bị lợi dụng.

Kinh tế số: Nền kinh tế số được hiểu là “số hóa” các chỉ tiêu kinh tế, số hóa quy trình sản xuất - kinh doanh, thương mại, dịch vụ… lên nền tảng số cùng hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, trao đổi kinh tế trên phạm vi rộng lớn; trong đó, quy trình sản xuất, truy suất nguồn gốc điện tử là khâu đặc biệt quan trọng nhằm hình thành chuỗi thông tin khép kín trong tương tác kinh tế. Công tác tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức người dân trong sản xuất - kinh doanh, thị trường… tại vùng nông thôn là một thách thức không nhỏ.

Xã hội số: Những mô hình tư vấn online, bác sỹ số, hay cộng đồng số không còn xa lạ với sự phát triển của các nền tảng online (zalo, facebook,…). Song đến hiện tại, thiếu vắng quan trọng về vai trò quản lý nhà nước đang là trở ngại khi đối lưu thông tin và setup các điểm kết nối hiệu quả trong một “cộng đồng số” nhằm đảm bảo mục tiêu của Nông thôn mới thông minh. Nếu không có phương án vận hành hiệu quả, rất dễ phát sinh các nội dung lệch lạc, trục lợi không đáng có.

Nông thôn mới thông minh: Từ khái niệm đến thực tế
Công chức Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả UBND phường Phước Trung, TP.Bà Rịa hướng dẫn người dân quét mã QR để thực hiện TTHC.

Xã hội thông minh, nông thôn mới thông minh là tất yếu và sẽ hình thành nhanh chóng tại khu vực nông thôn khi nguồn lực cung ứng tiêu dùng cho thành thị hay xuất khẩu, cho đầu vào công nghiệp hầu hết xuất phát từ khu vực này. Trong xu thế phát triển chung của công nghệ số, “thông minh” thế nào là xuất phát từ chính cách triển khai, vận hành của bộ máy thực hiện và ý thức mỗi người dân, những nền tảng về hạ tầng công nghệ, viễn thông chỉ là nền tảng cho sự “thông minh” ấy./.

(Trang thông tin có sự phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương)

Thành Nam

Tin liên quan

Tuyên Quang: Khuyến công đồng hành cùng cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển đổi số

Tuyên Quang: Khuyến công đồng hành cùng cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển đổi số

LNV -Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang đồng hành với các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trong quá trình chuyển đổi số. Đồng thời đề nghị các cơ quan nghiên cứu bổ sung nội dung khuyến công hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn nghiên cứu phát triển, áp dụng các giải pháp thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bắc Giang: Danh Thắng xây dựng xã kiểu mẫu, thôn thông minh

Bắc Giang: Danh Thắng xây dựng xã kiểu mẫu, thôn thông minh

LNV - Nhờ xác định đúng, trúng nhiệm vụ trọng tâm và lĩnh vực ưu tiên trong xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Danh Thắng (Hiệp Hòa) đã phát huy nguồn lực để hoàn thành các tiêu chí xã NTM kiểu mẫu.
Hải Phòng: Thương mại điện tử - Đưa sản phẩm OCOP bay xa

Hải Phòng: Thương mại điện tử - Đưa sản phẩm OCOP bay xa

LNV - Cùng với phương thức kinh doanh truyền thống, thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố chú trọng thực hiện bán hàng trực tuyến thông qua mạng xã hội, sàn TMĐT nhằm mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác.

Tin mới hơn

Sơn La: Huy động tối đa nguồn lực, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới

Sơn La: Huy động tối đa nguồn lực, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới

LNV - Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân, phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên địa bàn Thành phố Sơn La tiếp tục đạt được nhiều kết quả quan trọng; hạ tầng đô thị, nông thôn từng bước hoàn thiện theo hướng đồng bộ, hiện đại.
Bắc Kạn: Nỗ lực của hương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả các huyện

Bắc Kạn: Nỗ lực của hương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả các huyện

LNV - Với những giải pháp linh hoạt, sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân cho nên thời gian qua chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tại tỉnh Bắc Kạn đang mang lại những kết quả khả quan. Nhờ xây dựng NTM, đến nay diện mạo vùng nông thôn một số huyện tại tỉnh Bắc Kạn đang thay đổi từng ngày, cuộc sống người dân được nâng lên.
Bắc Kạn: Duy trì hiệu quả chuỗi liên kết nông sản từ củ nghệ

Bắc Kạn: Duy trì hiệu quả chuỗi liên kết nông sản từ củ nghệ

LNV - Một số mô hình sản xuất theo chuỗi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp, mà còn cung ứng cho thị trường một lượng lớn nông sản rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng. Đặc biệt nhờ xây dựng tốt vùng nguyên liệu đến quy trình sản xuất đến nay công ty cổ phần công nghệ dược liệu Bắc Hà, xã Nông Thượng (TP. Bắc Kạn) đã có các sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp Quốc gia và đang từng bước vươn ra thị trường lớn.
Xây dựng nông thôn mới kinh nghiệm từ huyện Ba Bể: Thuận lợi và Thách Thức

Xây dựng nông thôn mới kinh nghiệm từ huyện Ba Bể: Thuận lợi và Thách Thức

LNV - Với những thế mạnh của mình nhằm phát huy hiệu quả của chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã có những kết quả nổi bật.
Thanh Hóa: Tăng cường công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động vùng nông thôn, vùng khó khăn

Thanh Hóa: Tăng cường công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động vùng nông thôn, vùng khó khăn

LNV - Những năm qua, công tác tổ chức, triển khai đào tạo nghề nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn luôn được các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quan tâm thực hiện, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về công tác giảm nghèo bền vững

Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về công tác giảm nghèo bền vững

LNV - Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang và nhân dân toàn huyện. Ngay từ đầu giai đoạn, Ban chỉ đạo cấp huyện, xã đã xây dựng và ban hành Quy chế thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng thành viên để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nội dung của chương trình.

Tin khác

Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn

Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn

LNV - Thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Ban Thường vụ Huyện ủy Thạch Thành đã ban hành công văn số 1545-CV/HU ngày 4/6/2024 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện trong 2 năm 2024 - 2025.
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Hiệu quả từ các dự án giảm nghèo bền vững

Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Hiệu quả từ các dự án giảm nghèo bền vững

LNV - Trong những năm qua, huyện Thạch Thành luôn xác định công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống chính trị, tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện. Trong đó, nổi bật các mô hình sinh kế giảm nghèo từng bước mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho các hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo.
Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP

Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa có Quyết định phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 -2025.
Đồng Tháp: Phát huy vai trò hội viên nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới

Đồng Tháp: Phát huy vai trò hội viên nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới

LNV - Nông dân (ND) đóng vai trò trung tâm và chủ thể quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Thới gian qua, hội ND huyện Tháp Mười đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để phát huy vai trò của ND, tạo chuyển biến rõ rệt trong xây dựng NTM ở địa phương.
Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới

Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Phong trào thi đua "Dân vận khéo" trong xây dựng nông thôn mới tại xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An đã ghi nhận nhiều thành công đáng kể trong những năm qua. Với sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát từ các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, phong trào này không chỉ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mà còn nâng cao đời sống người dân.
Nam Định: Nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Nam Định: Nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Ngày 9/10, UBND tỉnh Nam Định ban hành các Quyết định số: 2099/QĐ-UBND, 2100/QĐ-UBND công nhận các xã Xuân Phúc (sau sáp nhập), Xuân Phú, Xuân Vinh (huyện Xuân Trường) đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu; trong đó các xã Xuân Phúc, Xuân Vinh đạt chuẩn NTM kiểu mẫu về lĩnh vực giáo dục, xã Xuân Phú đạt chuẩn NTM kiểu mẫu về y tế.
Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao

Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao

LNV - Nhằm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới nâng cao, chính quyền xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã dồn lực xây mới, cải tạo nâng cấp các công trình trọng điểm. Trong đó, dự kiến chọn Nhà văn hóa thôn Thắng Đầu giai đoạn 2 làm công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI
Huyện Xuân Lộc (Đồng Nai): Để nông dân có đời sống thịnh vượng hơn

Huyện Xuân Lộc (Đồng Nai): Để nông dân có đời sống thịnh vượng hơn

LNV - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh nhấn mạnh, trong xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu, các địa phương trên địa bàn tỉnh nói chung, huyện Xuân Lộc nói riêng cần đặt mục tiêu thu nhập của người dân cao hơn nhiều so với mức hiện nay; nhìn vào mức sống của người dân để làm chuẩn đo mức phát triển; phải nỗ lực hơn nữa để nông dân có đời sống thịnh vượng hơn.
Yên Bình (Thạch Thất – Hà Nội): xây dựng nông thôn mới nâng cao bền vững, dân vận khéo

Yên Bình (Thạch Thất – Hà Nội): xây dựng nông thôn mới nâng cao bền vững, dân vận khéo

LNV - Đại diện UBND xã Yên Bình cho biết, với tinh thần tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tháo gỡ giải quyết những tồn tại hạn chế trên các lĩnh vực. Kết hợp dân vận khéo với tích cực xây dựng nông thôn mới nâng cao bền vững.
Xã Bình Yên (Thạch Thất): Đẩy mạnh quy hoạch quản lý đất đai, trật tự xây dựng, giải phóng mặt bằng

Xã Bình Yên (Thạch Thất): Đẩy mạnh quy hoạch quản lý đất đai, trật tự xây dựng, giải phóng mặt bằng

LNV - Tiếp phóng viên, đại diện UBND xã Bình Yên cho biết chính quyền đã tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân về Luật đất đai, làm tốt công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn xã.
Hương Ngải nâng cao chất lượng nông thôn mới kiểu mẫu

Hương Ngải nâng cao chất lượng nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và lâu dài, chỉ có điểm đầu, không có điểm kết thúc nên sau khi đạt xã NTM kiểu mẫu vào năm 2023, xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất (Hà Nội) tiếp tục nâng cao các tiêu chí, phấn đấu xây dựng NTM kiểu mẫu toàn diện.
Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao

Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao

LNV - Chủ tịch UBND xã Hòa Thạch ông Lê Văn Xinh cho biết, nhằm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới nâng cao chính quyền xã Hòa Thạch tăng cường đôn đốc các công trình trọng điểm. Dự kiến chọn Nhà văn hóa thôn Thắng Đầu giai đoạn 2 làm công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI.
Huyện Quốc Oai (Hà Nội): Xã Đồng Quang coi trọng công tác xã hội, giữ vững an ninh trật tự

Huyện Quốc Oai (Hà Nội): Xã Đồng Quang coi trọng công tác xã hội, giữ vững an ninh trật tự

LNV - Chủ tịch UBND xã Đồng Quang ông Vương Duy Hùng cho biết, từ đầu năm đến nay công tác chỉ đạo điều hành của UBND xã được thực hiện đồng bộ trên mọi mặt, chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm đối với phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống nhân dân. Công tác an sinh xã hội luôn đi sâu vào từng đối tượng, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm tệ nạn xã hội luôn chủ động bám sát không để đột xuất bất ngờ phát sinh điểm nóng.
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu, nâng cao năng lực marketing sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu, nâng cao năng lực marketing sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Chủ tịch UBND xã Sơn Đồng ông Nguyễn Viết Hùng cho biết, “Sau khi hoàn thành kết quả xây dựng NTM nâng cao, xã Sơn Đồng tiếp tục đề nghị xét và công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu thành phố Hà Nội năm 2024 đối với 2 lĩnh vực Y tế và Giáo dục & đạo tạo. Bên cạnh đó, Sơn Đồng được công bố quyết định và trao giấy chứng nhận cho trung tâm thiết kế, sáng tạo và giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP. Sản phẩm mỹ nghệ Sơn Đồng góp phần nâng cao thương hiệu, giá trị sản phẩm làng nghề”.
Bình Định: Sắc đỏ trên ngôi làng kiểu mẫu của đồng bào Hrê

Bình Định: Sắc đỏ trên ngôi làng kiểu mẫu của đồng bào Hrê

LNV - Chỉ sau 4 năm về sinh sống tại làng mới, cuộc sống của đồng bào Hrê xã An Dũng, huyện miền núi An Lão nhanh chóng ổn định và khởi sắc từng ngày. Đây là khu tái định cư được xem là ngôi làng kiểu mẫu đầu tiên của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn

Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn

LNV - Tối 20/12, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội (HPA) chủ trì, phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Lễ hội mua sắm năm 2024, với chủ đề Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịc
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM

Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM

OVN - Sáng ngày 20/12, tại trụ sở Văn phòng Liên cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã diễn ra lễ khai mạc chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản”.
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên

Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên

LNV - Ngày 20/12/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Làng nghề Việt Nam – Cơ quan của Trung ương Hiệp Hội Làng nghề Việt Nam tổ chức kỉ niệm 13 năm Ngày xuất bản số báo đầu tiên (22/12/2011 – 22/12/2024). Tổng kết công tác năm 2024 – Triển khai công tác năm 2025.
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế

Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế

LNV - La Phù ngày nay, làng nghề dệt kim đã mai một. Thay vào đó, dịch vụ thương mại đang phát triển và đóng góp đáng kể vào xây dựng địa phương. La Phù có thu nhập bình quân đầu người cao nhất huyện Hoài Đức với 105 triệu đồng/người/năm. Do vậy, La Phù c
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long

Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long

LNV - Nông nghiệp xanh là định hướng phát triển bền vững của vùng Đồng bằng sông Cửu Long khi giúp nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường, đồng thời tạo sinh kế ổn định cho người dân. Để làm được điều này, chuyên gia cho rằng việc bảo vệ môi trường phải được tích hợp chặt chẽ với các chương trình nâng cao chuỗi giá trị.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động