Nông thôn mới Hà Nội: Nông thôn mới, tinh thần mới, sức sống mới

LNV - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới (NTM), với quyết tâm xây dựng NTM đi vào chiều sâu, có hiệu quả và bền vững, bức tranh nông thôn mới Hà Nội đã thay đổi toàn diện, khơi dậy sức sống mới cho miền quê Bắc Bộ.

Kinh nghiệm từ lá cờ đầu “thổi lửa” phong trào xây dựng NTM Thủ đô

Nhắc đến phong trào xây dựng NTM và phát triển nông nghiệp của Hà Nội, không thể không kể đến Đan Phượng. Được công nhận là huyện nông thôn mới đầu tiên của của Thủ Đô vào năm 2013 và NTM nâng cao vào năm 2018, cho đến nay, huyện Đan Phượng vẫn giữ vững vị thế “lá cờ đầu”.

Nông thôn mới Hà Nội: Nông thôn mới, tinh thần mới, sức sống mới
Một góc nông thôn mới xã Hạ Mỗ (huyện Đan Phượng) nhìn từ trên cao

Hiếm có địa phương nào thực hiện quy hoạch nông thôn từ hệ thống đường giao thông, khu vui chơi, khu trường học, khu đô thị, cụm công nghiệp… bài bản và chuẩn chỉnh được như Đan Phượng.

Đến xã Đan Phượng - xã điểm trong phong trào xây dựng NTM của huyện Đan Phượng với kết cấu hạ tầng được đầu tư, nâng cấp mặt đường, rãnh thoát nước, cây xanh. Xã đã triển khai thực hiện “nhà có số, đường có tên”, các tuyến đường được trồng hoa, cây xanh, hệ thống ao hồ có bờ kè tạo diện mạo khang trang chẳng khác gì phố thị.

Nhiều tuyến đường khang trang sạch đẹp tại huyện Đan Phượng
Nhiều tuyến đường khang trang sạch đẹp tại huyện Đan Phượng.

Không những vậy, nhờ vị trí địa lý thuận lợi, nơi giao thoa của sông Hồng, sông Đáy và sông Nhuệ nên đất đai nơi đây màu mỡ, góp phần định hình “vành đai xanh” gồm vùng trồng rau an toàn, vùng trồng hoa, cây cảnh… xã Đan Phượng đã tận dụng thế mạnh, tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao theo hướng hàng hóa. Theo đó, nhiều mô hình đem lại hiệu quả cao như: Nho hạ đen, dưa lưới, nấm…Đặc biệt, mô hình sản xuất rau hữu cơ kết hợp với phát triển du lịch sinh thái tại HTX nông nghiệp CNC Cuối Qúy đã đem lại doanh thu hàng chục tỉ đồng/năm.

Tương tự, tại xã Liên Hà, xã đã được thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2021 với 3/5 lĩnh vực: Giáo dục, y tế, tổ chức sản xuất. Hiện, cả 3/3 trường học trên địa bàn xã đều đạt chuẩn quốc gia, trong đó, trường mầm non và tiểu học Liên Hà được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2…

Nông thôn mới Hà Nội: Nông thôn mới, tinh thần mới, sức sống mới
Nhiều trường học được đầu tư nâng cấp khang trang.

Ông Nguyễn Hữu Thinh - Phó Chủ tịch UBND xã Liên Hà cho biết, xã có tiềm năng, lợi thế phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với nghề mộc lâu đời. Nghề truyền thống đã tạo ta việc làm ổn định cho trên 94% lao động địa phương với thu nhập từ 10 -15 triệu đồng/ tháng, góp phần lớn vào việc phát triển kinh tế địa phương. Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người của Liên Hà đạt bình quân 75,5 triệu đồng/người; xã không còn hộ nghèo...

Đan Phượng hiện có 12/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu với 54/58 trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, 100% các trạm y tế đạt chuẩn, tất cả các thôn cụm dân cư đều có vườn hoa, sân chơi đã được lắp đặt dụng cụ thể thao ngoài trời…Từ năm 2022, huyện không còn hộ nghèo, chất lượng sống của người dân ngày càng được nâng cao. Không dừng lại ở đó, huyện đang tiếp tục hoàn thiện, bổ sung các tiêu chí hướng đến mục tiêu xây dựng, phát triển nhanh và bền vững theo hướng đô thị xanh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao gắn với xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

NTM “chuyển mình” theo dòng chảy hội nhập

Năm 2023 – dấu mốc tròn 15 năm Thủ đô Hà Nội mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội Khóa XII. 15 năm đã đánh dấu chặng đường dài với nhiều sự đổi mới, sáng tạo và bứt phá đối với nông thôn mới các huyện ngoại thành Hà Nội.

Nằm dưới chân núi Tản Viên, Ba Vì – huyện vùng núi của Hà Nội, nằm xa nhất tính từ trung tâm thủ đô với xuất phát điểm có nhiều khó khăn, dân cư chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới, Ba Vì không chỉ đẹp về diện mạo, vững về kinh tế mà đời sống văn hóa của người dân ngày càng được nâng cao, an ninh nông thôn được giữ vững.

Sự thay đổi lớn nhất ở vùng quê này đến từ sự phát triển đột phá của nền nông nghiệp, đặc biệt là ngày càng xuất hiện nhiều mô hình ứng dụng hệ thống sản xuất tưới nước tự động, theo hướng hữu cơ, VietGAP. Điển hình như: Công ty cổ phần rượu núi Tản đã quản lý sản xuất chặt chẽ từ lựa chọn giống mơ, chăm sóc, thu hoạch mơ đến việc lên men và tạo thành phẩm rượu, Công ty CP Sữa Ba Vì luôn đẩy mạnh đầu tư công nghệ hiện đại và sản xuất khép kín khẳng định chất lượng hàng đầu đối với người tiêu dùng.

ba vì
Công ty CP Sữa Ba Vì luôn đẩy mạnh đầu tư công nghệ hiện đại và sản xuất khép kín khẳng định chất lượng hàng đầu đối với người tiêu dùng.

Ông Đỗ Mạnh Hưng - Chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho biết: Trên địa bàn huyện có nhiều mô hình kinh tế phát huy hiệu quả cao, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng xây dựng nông thôn mới. Trong đó, chiếm phần lớn tỷ trọng là sữa tươi và các sản phẩm từ sữa, bên cạnh đó còn có mô hình chăn nuôi đà điểu, gà đồi, nuôi ong lấy mật… Tính đến hiện tại, xã cũng đã có 138 sản phẩm, so với thời điểm trước khi Ba Vì xây dựng nông thôn mới, huyện đã có bước chuyển mình mạnh mẽ. Một số mô hình đã có sự liên kết chuỗi với bà con trong việc chăn nuôi bò sữa phát huy được thế mạnh của vùng.

Từ một huyện được đánh giá tương đối khó khăn, ngày 13/9/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1045/QĐ-TTg công nhận huyện Ba Vì đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022. Đời sống nông dân trên địa bàn huyện ngày càng được cải thiện và không ngừng nâng cao.

Tương tự, sau 15 năm hội nhập và phát triển, diện mạo nông thôn mới Chương Mỹ khởi sắc, với nhiều dấu ấn, cách làm đa dạng, sáng tạo với bao câu chuyện gắn bó sát sườn với đời sống bà con nhân dân.

Điểm nhấn trong quá trình xây dựng NTM Chương Mỹ là sự lớn mạnh của các làng nghề truyền thống. Chương Mỹ chủ trương khơi dậy tiềm năng làng nghề phát triển kinh tế mang đặc trưng, dấu ấn riêng. Không còn những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, các hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn huyện phát huy vai trò tập hợp, vận động, thay đổi cách nghĩ cách làm tạo ra các sản phẩm thủ công đảm bảo chất lượng kỹ thuật và mỹ thuật đáp ứng yêu cầu ngày càng cao thị trường. Những sản phẩm tại các làng nghề cũng từ đó mà được "chắp thêm cánh” xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…

chương mỹ
Điểm nhấn trong quá trình xây dựng NTM Chương Mỹ là sự lớn mạnh của các làng nghề truyền thống.

Song song với việc phát triển kinh tế làng nghề, Chương Mỹ còn là điểm sáng trong việc hóa tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thúc đẩy phát triển chuỗi liên kết gắn sản xuất với sơ chế, chế biến và tiêu thụ nông sản, tạo dựng và nâng cao một số thương hiệu nông sản chủ lực. Hết năm 2022, trên địa bàn huyện có 11 mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ theo chuỗi các sản phẩm chủ lực của huyện cơ bản đã được tiếp cận và tham gia vào các chuỗi giá trị nông sản của các doanh nghiệp và các hợp tác xã như: Chuỗi gạo hữu cơ Japonica Nam Phương Tiến, Chuỗi sản xuất - tiêu thụ sản phẩm gạo hữu cơ của HTX nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú, Chuỗi sản xuất - tiêu thụ trứng gà của Công ty Cổ phần Tiên Viên, Chuỗi sản xuất - tiêu thụ bưởi Chương Mỹ của HTX nông nghiệp hữu cơ Nam Phương Tiến...

Bà Lâm Thị Hương – Chủ tịch Hội đồng quản trị của Hợp tác xã thỏ Việt Nhật (thôn Đại Từ, xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ) cho biết: HTX phối hợp cùng với công ty Nhật Bản áp dụng các phương pháp nuôi chăm sóc đặc biệt, khép tín từ đầu vào, đầu ra được công ty Nhật bao tiêu trực tiếp, hướng dẫn nên mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà còn là mô hình tiêu biểu thân thiện với môi trường.

Mô hình Thỏ Việt Nhật của HTX Việt Nhật xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.
Mô hình Thỏ Việt Nhật của HTX Việt Nhật xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.

Đến Chương Mỹ hôm nay, hệ thống giao thông nông thôn, điện, viễn thông, trường học, giao thông, thủy lợi nội đồng… được đầu tư khang trang. Trạm y tế, nhà văn hóa thôn được đầu tư nâng cấp, xây mới, an ninh nông thôn được đảm bảo. Các thôn, xóm với san sát các nhà cao tầng cho thấy sức sống mới trên miền quê nông thôn.

Theo ông Nguyên Đình Hoa - Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ, Chương Mỹ vốn nằm trong vùng “rốn” lũ, nhiều xã thuộc vùng chiêm trũng, xen lẫn các gò, địa hình không bằng phẳng nên việc phát triển kinh tế địa phương không đơn giản. Đứng trước thế khó, cả chính quyền và người dân cùng chung sức đồng lòng để khắc phục hạn chế và giúp đỡ nhau tiến lên. Các cấp chính quyền không ngừng cải cách, huy động nguồn lực, đầu tư cơ sở khang trang. Bên cạnh đó là việc quan tâm sát sao tới đời sống của người dân, tích cực tuyên truyền người dân phát triển kinh tế cùng lúc với xây dựng văn hóa.

Nông thôn mới trên hành trình mới: Tiếp tục kiến tạo và phát triển

Có thể khẳng định, bức tranh nông thôn của thủ đô Hà Nội đã có sự thay đổi toàn diện và tích cực, đặc biệt chương trình xây dựng NTM đã đi vào thực tiễn cuộc sống, gắn bó mật thiết với đời sống của người dân.

Đến nay, thành phố đã có 17/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới với tổng số 382/382 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 111 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Điều này cho thấy sức lan tỏa rộng khắp của tinh thần “nông thôn mới” mà mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, xây dựng những miền quê trù phú. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2022 đạt 56,3 triệu đồng/người/năm, tăng 1,3 triệu đồng/người/năm so với năm 2020 (năm 2020 đạt 55 triệu đồng/người/năm). Trong đó có một số huyện thu nhập cao như: Thạch Thất 91 triệu đồng/người/năm, Đan Phượng đạt 73 triệu đồng/người/năm, Hoài Đức 72 triệu đồng/người/năm…

Nông thôn mới Hà Nội: Nông thôn mới, tinh thần mới, sức sống mới
Công bố quyết định và trao bằng công nhận xã Minh Khai, Lại Yên, huyện Hoài Đức đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Tinh thần mới, sức sống mới của Đan Phượng, Ba Vì hay Chương Mỹ đã “thổi lửa” phong trào nông thôn mới trên hành trình kiến tạo và phát triển. Năm 2023, các huyện Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì có cơ sở đủ điều kiện đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Bên cạnh đó, Hoài Đức và Thanh Oai phấn đầu hoàn thành huyện nông thôn mới năm 2024.

Với tinh thần Nông thôn mới “Có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc”, Hà Nội luôn xác định Chương trình xây dựng NTM có tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn và thời gian thực hiện lâu dài. Giai đoạn 2023 -2025, Hà Nội sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, đổi mới các mô hình phát triển gắn với nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái. Tập trung thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, hướng tới mục tiêu xây dựng nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có.

Xây dựng nông thôn mới Hà Nội hiện đại mang bản sắc riêng
Xây dựng nông thôn mới Hà Nội hiện đại mang bản sắc riêng

Theo ông Nguyễn Văn Chí – Chi cục trưởng Chi cục phát triển nông thôn Hà Nội: Hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cư dân nông thôn, chương trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội đặt ra yêu cầu ngày càng cao về tiêu chí đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao gồm 19 tiêu chí, 78 chỉ tiêu. Trong đó có một số tiêu chí, chỉ tiêu mới so với Bộ tiêu chí giai đoạn 2016 - 2020 và một số chỉ tiêu yêu cầu cao hơn hoặc cụ thể so với quy định của Thủ tướng Chính phủ. Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 nhiều chỉ tiêu, tiêu chí mới, yêu cầu cao hơn so với giai đoạn trước, như: mô hình thôn thông minh, diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn, tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế chủ lực,…trong khi đó nguồn lực đầu tư cho Chương trình trong giai đoạn này còn hạn chế. Trước yêu cầu đó, đòi hỏi Hà Nội nỗ lực nhiều hơn nữa.

Các huyện phấn đấu lên quận đến năm 2025 tập trung triển khai song song việc thực hiện huyện, xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu với các tiêu chí xã thành phường, quận thành huyện; phấn đấu hoàn thành huyện nông thôn mới nâng cao trước khi lên quận.

Các cấp chính quyền cùng nhân dân Thành phố quyết tâm sức xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu từng bước xây dựng kinh tế nông nghiệp Hà Nội phát triển toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và xứng đáng với vị trí là Thủ đô của cả nước.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Xuân Ðại cho biết, Hà Nội ngày càng có nhiều huyện, thị xã đạt chuẩn NTM. Nông thôn Hà Nội có cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được tăng cường; các hoạt động văn hóa-xã hội, thể thao có chuyển biến tích cực, đời sống tinh thần lành mạnh, phong phú; bản sắc văn hóa được giữ gìn, tạo sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững. Mục tiêu Thành phố Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM với phương châm, xây dựng NTM đi vào chiều sâu, thực chất hơn, hiệu quả hơn và bền vững hơn. Giai đoạn 2023-2025, Hà Nội cũng sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái. Thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có.

( Trang thông tin có sự phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương)

Quỳnh Thơ

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Định: Ân Hảo Tây vượt khó về đích nông thôn mới

Bình Định: Ân Hảo Tây vượt khó về đích nông thôn mới

Ân Hảo Tây là xã đặc biệt khó khăn của huyện trung du miền núi Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Ân Hảo Tây vừa được UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024.
Tuyên Quang: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới

Tuyên Quang: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là hướng đi phù hợp nhằm khai thác tài nguyên văn hóa bản địa để phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời góp phần bảo tồn, lan tỏa những giá trị truyền thống tốt đẹp.
Bình Định: Xây dựng mới cầu vượt lũ Mỹ Thành hợp ý Đảng, lòng dân

Bình Định: Xây dựng mới cầu vượt lũ Mỹ Thành hợp ý Đảng, lòng dân

Dự án xây dựng mới cầu vượt lũ Mỹ Thành có ý nghĩa rất quan trọng, đáp ứng sự mong mỏi của Đảng bộ, chính quyền và bà con Nhân dân hai xã Ân Tín, Ân Mỹ, huyện Hoài Ân và các vùng lân cận nhiều năm qua. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành vào tháng 3/2026.
Thủ đô Hà Nội hoàn thành xây dựng nông thôn mới

Thủ đô Hà Nội hoàn thành xây dựng nông thôn mới

LNV - Ngày 18/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Là địa phương được biết đến với nhiều làng nghề truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm, bởi vậy huyện Thọ Xuân luôn quan tâm hỗ trợ, khuyến khích để các địa phương duy trì và phát triển nghề, các làng nghề. Từ đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đây cũng là nguồn lực quan trọng, đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, thúc đẩy công cuộc XDNTM của toàn huyện.
Hà Nội  trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.

LNV - Sáng 18/4, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận TP Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.

Tin khác

Tiền Giang: Sức sống mới ở huyện nông thôn mới nâng cao Gò Công Đông

Tiền Giang: Sức sống mới ở huyện nông thôn mới nâng cao Gò Công Đông

LNV - Huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2020. Qua 4 năm, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Gò Công Đông đã quyết tâm, vượt qua mọi khó khăn, xây dựng thành công huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.
Quảng Bình: Xây dựng nông thôn mới sau sáp nhập xã

Quảng Bình: Xây dựng nông thôn mới sau sáp nhập xã

LNV - Sau nhiều năm với sự phấn đấu, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, kết quả xây dựng NTM tại Quảng Bình đã đạt nhiều kết quả tích cực. Nhiều xã đã hoàn thành các tiêu chí và được công nhận đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Tuy nhiên, sau khi sáp nhập, do một số xã phải sáp nhập với xã khó khăn hơn hoặc có ít tiêu chí đạt nên việc xây dựng NTM đã gặp không ít khó khăn.
Về xã nông thôn mới nâng cao Lay Nưa

Về xã nông thôn mới nâng cao Lay Nưa

LNV - Hơn 2 năm sau khi được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, diện mạo xã Lay Nưa, TX. Mường Lay, tỉnh Điện Biên đổi thay từng ngày. Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Lay Nưa không ngừng nỗ lực, đồng lòng dựng xây và phát triển quê hương với phương châm “xây dựng NTM có điểm đầu, không có điểm kết thúc”
Nông trường chè Quyết Thắng - Viên ngọc xanh giữa miền sơn cước

Nông trường chè Quyết Thắng - Viên ngọc xanh giữa miền sơn cước

LNV - Nằm cách Đà Nẵng hơn 45km về phía tây theo Quốc lộ 14G, thôn Ban Mai, xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên và muốn tận hưởng không gian trong lành của núi rừng vùng cao xứ Quảng. Tại đây, Nông trường chè Quyết Thắng (nay là Công ty Cổ phần Nông Lâm Nghiệp Quyết Thắng Quảng Nam) trải rộng như một thảo nguyên xanh ngút ngàn, mang đến một khung cảnh thơ mộng và tràn đầy sức sống. Đặc biệt, du khách sẽ có cơ hội tận mắt chứng kiến những công nhân lành nghề trồng chè, hái chè, chế biến chè – một trải nghiệm thú vị giúp hiểu hơn về quy trình tạo ra những tách trà thơm ngon.
Tiền Giang: Huyện Tân Phú Đông đạt chuẩn nông thôn mới

Tiền Giang: Huyện Tân Phú Đông đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký các quyết định công nhận huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang đạt chuẩn nông thôn mới.
Vĩnh Phúc: Huyện Yên Lạc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Vĩnh Phúc: Huyện Yên Lạc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngày 8/4, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức công bố quyết định huyện Yên Lạc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Bình Định: Phước Lộc đô thị hóa mạnh mẽ về đích nông thôn mới nâng cao

Bình Định: Phước Lộc đô thị hóa mạnh mẽ về đích nông thôn mới nâng cao

Xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước được UBND tỉnh Bình Định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2016, trong những năm qua, xã Phước Lộc tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, tiến bước về đích NTM nâng cao.
Khai thác tiềm năng du lịch nông thôn: Giải pháp nâng cao thu nhập và quảng bá văn hóa địa phương

Khai thác tiềm năng du lịch nông thôn: Giải pháp nâng cao thu nhập và quảng bá văn hóa địa phương

LNV - Trong giai đoạn 2026-2030, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) chú trọng khai thác tiềm năng, lợi thế bản địa trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Giải pháp này góp phần quảng bá văn hóa địa phương, đồng thời gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu nhập người dân.
Tỉnh Bến Tre coi trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp nông thôn

Tỉnh Bến Tre coi trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp nông thôn

LNV - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT) tỉnh Bến Tre, toàn ngành đang quyết tâm triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch năm 2025 với nhiều giải pháp đồng bộ.
Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

LNV - Bằng sự đoàn kết, chung sức chung lòng, Nhân dân thôn Đồng Yên ở xã Xuân Lộc huyện Can Lộc, (Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng quê hương thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thanh bình, đáng sống.
Tuổi trẻ Phùng Nguyên chung tay xây dựng nông thôn mới

Tuổi trẻ Phùng Nguyên chung tay xây dựng nông thôn mới

LNV - Trong thời gian qua, với tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, cán bộ, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao đã tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu bằng nhiều công trình và phần việc cụ thể, thiết thực. Những đóng góp này không chỉ giúp chính quyền và người dân địa phương thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM mà còn góp phần đưa quê hương ngày càng phát triển giàu đẹp.
Bình Định có một đô thị ven sông Dinh lung linh in bóng nước

Bình Định có một đô thị ven sông Dinh lung linh in bóng nước

LNV - Dự án Hệ thống tiêu thoát lũ sông Dinh đã hồi sinh một dòng sông chết, ô nhiễm trong nhiều năm trở nên thông thoáng, xanh mát và mở ra không gian phát triển đô thị mới cho thành phố Quy Nhơn – đô thị ven sông, kết nối các khu dân cư, khu đô thị theo quy hoạch.
Bình Định: Nhơn Hải điểm sáng về nông thôn mới kiểu mẫu văn hóa - du lịch

Bình Định: Nhơn Hải điểm sáng về nông thôn mới kiểu mẫu văn hóa - du lịch

LNV - Sau khi được UBND tỉnh Bình Định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2022, xã Nhơn Hải đăng ký xây dựng NTM kiểu mẫu về văn hóa - du lịch năm 2024. Với những tiềm năng và lợi thế sẵn có, UBND tỉnh Bình Định đã có Quyết định phê duyệt Đề án phát triển du lịch cộng đồng xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn.
Bến Tre: Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

Bến Tre: Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Bến Tre là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch nông nghiệp nông thôn. Đến năm 2025, tỉnh Bến Tre hướng tới phát triển, chuẩn hóa các điểm đến và sản phẩm du lịch nông thôn; 50% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nông thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư vào chuyển đổi số quốc gia

Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư vào chuyển đổi số quốc gia

LNV - Ngày 17/3/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về việc đẩy mạnh triển khai đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước quan trọng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hành chính và dịch vụ công.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định và Gia Lai thống nhất việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh

Bình Định và Gia Lai thống nhất việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh

Hợp nhất 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai sẽ phát huy hiệu lực, hiệu quả hoạt động cùng đoàn kết, thống nhất, tạo động lực mới, khí thế mới, sức mạnh mới đưa tỉnh Gia Lai mới phát triển nhanh, trở thành cực tăng trưởng mới của đất nước.
Công bố 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu của TP.HCM

Công bố 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu của TP.HCM

Sáng ngày 25/4, tại Nhà Văn hóa Thanh niên 1(số 04 Phạm Ngọc Thạch, Phường Bến Nghé, Quận 1), Sở Văn hóa - Thể thao TP. HCM đã tổ chức buổi họp báo công bố 50 tác phẩm văn học,...
Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

LNV - Sáng 27/4, tại đường Lê Duẩn, Quận 1, TPHCM đã diễn ra Chương trình tổng duyệt cấp Nhà nước diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Tập đoàn SYRE đầu tư dự án Tổ hợp tái chế vải polyester 1 tỷ USD tại Bình Định

Tập đoàn SYRE đầu tư dự án Tổ hợp tái chế vải polyester 1 tỷ USD tại Bình Định

Tập đoàn SYRE (Thụy Điển) dự kiến đầu tư dự án Tổ hợp tái chế vải polyester tại Bình Định, có tổng vốn dự kiến khoảng 1 tỷ USD. Dự án đưa Việt Nam trở thành trung tâm toàn cầu đầu tiên về dệt may tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ và
Giao diện di động