Ninh Thuận: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động

LNV - Nhằm đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế trọng điểm để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, tận dụng và phát huy được những lợi thế của địa phương, tỉnh Ninh Thuận tập trung đẩy mạnh các giải pháp đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động.
Đa dạng ngành nghề đào tạo

Ninh Thuận hiện có 21 cơ sở giáo dục nghề nghiệp với hơn 400 giáo viên tham gia giảng dạy; bình quân, hàng năm đào tạo nghề cho trên 9.000 lao động. Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của thị trường, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không ngừng bồi dưỡng, chuẩn hóa trình độ đội ngũ giáo viên, đổi mới thiết bị phục vụ giảng dạy và phối hợp với doanh nghiệp xây dựng chương trình đào tạo.

Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận hiện đã có 5 nghề được chọn đào tạo trọng điểm gồm: nghề điện công nghiệp đạt cấp độ quốc tế; nghề điện tử công nghiệp, nghề kỹ thuật xây dựng cùng đạt cấp độ khu vực ASEAN; nghề công nghệ ô tô, nghề quản trị khách sạn cùng đạt cấp độ Quốc gia. Nghề cơ điện tử đạt cấp độ đào tạo theo tiêu chuẩn của Cộng hòa Liên bang Đức.

Sinh viên học nghề Cơ điện tử (hệ Cao đẳng) tại Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN


Em Trống Đăng Khôi (sinh năm 2003, phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm) chia sẻ, em học ngành Cơ điện tử, khoa Cơ khí - Xây dựng, Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận. Hơn một qua, em và các bạn cùng khóa đã được tiếp cận với giáo trình đào tạo chuẩn quốc tế, trang bị những kỹ năng chuyên môn trong nghề nghiệp, rèn luyện năng lực sáng tạo, ứng dụng nghề nghiệp vào cuộc sống.

Thầy Nguyễn Phan Anh Quốc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận cho biết, cùng với sự đầu tư của Nhà nước, thông qua dự án “Đổi mới đào tạo nghề tại Việt Nam” do Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) hỗ trợ, nhà trường đã bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng yêu cầu giảng dạy và thực hành. Toàn trường hiện có 90 giáo viên trực tiếp giảng dạy. Các nội dung, phương pháp giảng dạy được đổi mới phù hợp với các đối tượng học viên, sát với các ngành, lĩnh vực nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Xác định liên kết đào tạo nghề với các đơn vị giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp là định hướng chiến lược của nhà trường trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận đang có quan hệ ổn định với trên 80 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để đưa học sinh, sinh viên thực tập nghề nghiệp. Tỷ lệ học sinh, sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp đạt 85%, mức thu nhập bình quân đạt từ 6 - 15 triệu đồng/người/tháng. Trường đang đào tạo 14 ngành nghề từ trình độ sơ cấp đến Cao đẳng với khả năng đào tạo trên 2.000 sinh viên/năm.

Giảng viên Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận hướng dẫn sinh viên học thực hành sửa chữa mô hình động cơ ô tô tại xưởng. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN


Qua thống kê, giai đoạn 2011-2020, Ninh Thuận đã tổ chức tuyển mới và dạy nghề cho 89.362 người (trình độ Cao đẳng, Trung cấp 10.060 người; trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng 79.302 người), trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 29.320 người; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 60,2% (191.562 người) năm 2020. Qua đó, tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 163.389 lao động. Hàng năm, khoảng 85,7% lao động có việc làm sau khi tốt nghiệp với mức thu nhập từ 4 triệu đồng/tháng trở lên. Số còn lại tự tạo việc làm hoặc đăng ký học liên thông lên trình độ cao hơn.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác đào tạo nghề của Ninh Thuận cũng gặp không ít khó khăn như: chất lượng lao động qua đào tạo nghề vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh. Nguồn nhân lực khoa học, công nghệ, du lịch, dịch vụ, y tế, đặc biệt là nhân lực trong lĩnh vực năng lượng tái tạo vẫn còn thiếu cả về chất lượng và số lượng. Bên cạnh đó, các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư nên công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm còn gặp khó khăn.

Tăng cường các giải pháp

Tỉnh mục tiêu đến năm 2025 đưa quy mô nền kinh tế của tỉnh tăng 1,9 lần so với năm 2020, xây dựng Ninh Thuận trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực và cả nước, đến năm 2030, trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao của cả nước. UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Đề án “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” với tổng kinh phí thực hiện khoảng 3.120 tỷ đồng.

Theo đó, Ninh Thuận tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh gồm: Năng lượng sạch, du lịch đẳng cấp cao, nông nghiệp đặc thù ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và kinh tế đô thị. Tỉnh tập trung phát triển chuyển đổi số và sàn giao dịch điện tử đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Một trong những mục tiêu trọng điểm đến năm 2025, địa phương phấn đấu có ít nhất 63% lao động làm việc trong các ngành kinh tế trọng điểm; trong đó, lĩnh vực năng lượng chiếm 5,5%, lĩnh vực du lịch đẳng cấp cao chiếm 5,5%, lĩnh vực nông nghiệp đặc thù chiếm 20,5%, lĩnh vực kinh tế đô thị chiếm 68,5%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 33%.

Đến năm 2030, Ninh Thuận phấn đấu ít nhất 68% lao động trong nền kinh tế làm việc trong các ngành kinh tế trọng điểm; trong đó, lĩnh vực năng lượng chiếm 7,3%, lĩnh vực du lịch đẳng cấp cao chiếm 13,8%, lĩnh vực nông nghiệp đặc thù chiếm 20,2%, lĩnh vực kinh tế đô thị chiếm 58,7%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 75%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 40%.

Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận chú trọng đầu tư cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng điều kiện học tập và thực hành của học viên. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN


Để đạt mục tiêu trên, tỉnh đã đề ra 4 nhóm nhiệm vụ và 7 nhóm giải pháp; trong đó, trọng tâm là tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành và toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng của phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao mặt bằng dân trí, trình độ học vấn, thể lực, tầm vóc nguồn nhân lực. Cùng đó, địa phương đẩy mạnh đổi mới công tác quản lý Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đánh giá và phát triển nguồn nhân lực; xây dựng cơ chế chính sách thu hút nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động thông qua cơ chế đặt hàng, hỗ trợ đào tạo và định hướng phát triển nguồn nhân lực. Tỉnh tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực; nâng cao trách nhiệm cấp ủy Đảng, hệ thống chính trị trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo.

Đồng thời, Ninh Thuận tập trung xây dựng Trường cao đẳng nghề Ninh Thuận trở thành trường nghề chất lượng cao vào năm 2025; nâng cấp Trường Trung cấp Y tế lên Cao đẳng Y tế; phát triển các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện để đáp ứng tốt nhất nhu cầu đào tạo nghề cho xã hội; đẩy mạnh hợp tác ba bên Nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp; chuẩn bị tốt các điều kiện để thành lập trường Đại học đa ngành tại Ninh Thuận sau năm 2030.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam, quan điểm của tỉnh là đẩy mạnh phát triển nhanh nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao cho các ngành kinh tế trọng điểm, từng bước hướng đến đạt tiêu chuẩn trình độ ASEAN; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên cả ba yếu tố cơ bản là sức khỏe, kỹ năng nghề nghiệp và đạo đức, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hội nhập quốc tế. Đây là bước cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

UBND tỉnh Ninh Thuận đề nghị, các sở, ngành, các cấp quán triệt, triển khai các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của Tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực; xác định rõ nội dung, nhu cầu, nhiệm vụ về đào tạo nguồn nhân lực đối với từng ngành, lĩnh vực và từng cấp địa phương. UBND tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể hóa, bố trí nguồn lực phù hợp để tổ chức thực hiện. Các cấp kịp thời đề xuất các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện đề án, chương trình, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực.

Nguyễn Thành/TTXVN

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Định chăm lo cho thế hệ trẻ vùng biển đảo Nhơn Châu

Bình Định chăm lo cho thế hệ trẻ vùng biển đảo Nhơn Châu

LNV - Chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên của xã Nhơn Châu đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không chỉ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, mà còn là động lực quan trọng để hình thành đội ngũ lao động có tay nghề cao cho xã đảo, nơi đang từng bước phát triển du lịch, dịch vụ và bảo tồn tài nguyên biển đảo.
Bình Định: Hơn 34.600 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng nâng cao về chuyển đổi số, kỹ năng số

Bình Định: Hơn 34.600 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng nâng cao về chuyển đổi số, kỹ năng số

OVN - Ngày 11/6, tại Trường Đại học Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định khai mạc khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyển đổi số, kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Bình Định năm 2025.
Bình Định đào tạo 7.500 kỹ sư, cử nhân lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

Bình Định đào tạo 7.500 kỹ sư, cử nhân lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

LNV - Bình Định đặt mục tiêu đào tạo 7.500 kỹ sư, cử nhân, kỹ sư thực hành và nhân lực trình độ cao, trở thành trung tâm công nghệ cao của khu vực miền Trung và cả nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế số và công nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam.
Bình Định: Đào tạo nghề nông nghiệp cho 2.000 lao động nông thôn năm 2025

Bình Định: Đào tạo nghề nông nghiệp cho 2.000 lao động nông thôn năm 2025

LNV - Tỉnh Bình Định dự kiến sẽ dành 6,79 tỷ đồng để đào tạo cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề nông nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2025.
Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực

Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực

LNV - Những năm gần đây, diện mạo nông thôn huyện Ứng Hòa ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp, văn minh, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống.
Bình Định chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp

Bình Định chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp

UBND tỉnh Bình Định vừa có Quyết định về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tin khác

Phú Yên phấn đấu đào tạo lao động nông thôn đạt tỷ lệ 80%

Phú Yên phấn đấu đào tạo lao động nông thôn đạt tỷ lệ 80%

LNV - Năm 2025, tỉnh Phú Yên phấn đấu thực hiện tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt 80%, trong đó qua đào tạo nghề nông nghiệp đạt trên 55%.
Giới thiệu hệ thống giáo dục quốc tế QSI tại Bình Định

Giới thiệu hệ thống giáo dục quốc tế QSI tại Bình Định

LNV - Chiều 4/3, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra buổi giới thiệu về hệ thống giáo dục quốc tế Quality International Schools (QSI). Đây là chương trình giáo dục của Mỹ theo chuẩn quốc tế, đang được triển khai tại 31 quốc gia trên thế giới.
Bình Định vinh danh Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú

Bình Định vinh danh Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú

Ngày 27/2, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Y tế tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025) với chủ đề “Y tế Việt Nam - 70 năm làm theo lời Bác” và vinh danh các Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú trên địa bàn tỉnh.
Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động

Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động

LNV - Năm 2025, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động, trong đó xuất khẩu lao động đạt khoảng 800 người. Tỷ lệ tham gia BHXH so với lực lượng lao động trong độ tuổi đạt 25,52%.
Đào tạo nghề nông nghiệp - “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

Đào tạo nghề nông nghiệp - “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

LNV - Đào tạo nghề giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho lao động nông thôn. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, đồng thời gắn đào tạo nghề với việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ giảm nghèo bền vững qua đó góp phần nâng cao đời sống, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

LNV - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các làng nghề, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Yên Bái chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, hộ nghèo giảm mạnh.
Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

OVN - Đào tạo nghề giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho lao động nông thôn. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, đồng thời gắn đào tạo nghề với việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ giảm nghèo bền vững qua đó góp phần nâng cao đời sống, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang

Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang

OVN - Những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh An Giang, các mô hình sản xuất hữu cơ, tuần hoàn được đẩy mạnh, trong đó có mô hình trồng nấm vừa tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch không phải đốt gây ô nhiễm môi trường khói bụi, vừa phù hợp với nông hộ có ít đất sản xuất mang lại thu nhập cao cho người nông dân, giải quyết việc làm cho người nghèo.
Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

OVN - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các làng nghề, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Yên Bái chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, hộ nghèo giảm mạnh.
Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

OVN – Với lợi thế có đến 10 làng nghề truyền thống, những năm qua Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã có nhiều giải pháp để khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương. Trong đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được chú trọng nhằm tạo việc làm bền vững, góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới...
Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

OVN - Những năm qua, công tác khai đào tạo nghề nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động làng nghề, lao động nông thôn luôn được các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quan tâm thực hiện. Đặc biệt là khu vực miền núi, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được coi trọng để khôi phục các làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm góp phần xây dựng nông thôn mới.
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

LNV - Nhiều năm qua, các thầy cô giáo đang tác công tác giảng dạy tại điểm trường Phú Hải (thuộc Trường Tiểu học Phú Mỡ) thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên hằng ngày vẫn miệt mài gieo từng con chữ và tình yêu thương cho các em học sinh nơi đây.
Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

LNV - Đào tạo nghề là giải pháp căn cơ nhằm tạo việc làm, nâng thu nhập, giảm nghèo cho lao động khu vực nông thôn. Do vậy, thời gian qua, các cấp, ngành chức năng của tỉnh Lạng Sơn đã chú trọng thực hiện công tác này, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).
Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững

Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững

LNV - Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Tuy Phước được triển khai lồng ghép với các tiêu chí giảm nghèo bền vững, dạy nghề và tạo việc làm, góp phần thúc đẩy thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo đa chiều, bền vững trong xây dựng nông thôn mới.
Quảng Ngãi đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

Quảng Ngãi đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

LNV - Trong năm 2024, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho 100 lao động nông thôn, với mục tiêu sau khi tham gia học nghề có từ 80% trở lên số người học nghề có việc làm, thu nhập cao hơn so với trước khi chưa tham gia học nghề.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến

LNV - Chiều 30/6, Tỉnh ủy Bình Định tổ chức Hội nghị công bố và trao quyết định nghỉ hưu đối với cán bộ thuộc diện Ban Bí thư và Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.
“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

LNV - Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, tên tuổi các chúa Nguyễn luôn gắn liền với những quyết sách mang tính chiến lược, thể hiện tầm nhìn xa và và sự khôn khéo của các chúa Nguyễn trong cách thiết lập quan hệ bang giao với triề
TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới

TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới

LNV - Sáng ngày 30/6, Lễ công bố các nghị quyết, quyết định thành lập TP. HCM, Đảng bộ TP. HCM, chỉ định nhân sự lãnh đạo TP. HCM sau sáp nhập tỉnh diễn ra tại Học viện Cán bộ TP. HCM
Lễ công bố thành lập tỉnh Gia Lai mới, một khởi nguyên lịch sử, một sứ mệnh thiêng liêng

Lễ công bố thành lập tỉnh Gia Lai mới, một khởi nguyên lịch sử, một sứ mệnh thiêng liêng

LNV - Sáng ngày 30/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, trong không khí trang trọng, xúc động và đầy niềm tin, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân hai tỉnh Gia Lai và Bình Định cùng nhau chứng kiến thời khắc lịch sử tại Lễ công bố các nghị quyết, quyết
Du lịch nông nghiệp công nghệ cao: Mô hình tiềm năng tại Nghệ An

Du lịch nông nghiệp công nghệ cao: Mô hình tiềm năng tại Nghệ An

LNV - Trong những năm gần đây, xu hướng du lịch nông nghiệp đang dần trở thành một lựa chọn phổ biến, thu hút nhiều du khách muốn trải nghiệm sự kết hợp giữa thiên nhiên và công nghệ. Tại tỉnh Nghệ An, mô hình nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn liền với du lịch trải nghiệm đã được phát triển mạnh mẽ, đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể.
Giao diện di động