Hà Nội: 36°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 34°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 33°C Thừa Thiên Huế

Những miền quê đáng sống

LNV - Chủ trương đúng đắn, cùng cách làm hiệu quả đã giúp Hà Nội gặt hái được nhiều thành công trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Thời gian tới, đây vẫn được xem là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Hà Nội.
Diện mạo nông thôn đổi mới

Nằm ven hồ Đồng Sương, tiếp giáp với tỉnh Hòa Bình, xã Trần Phú (huyện Chương Mỹ) là một trong 14 địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn của Hà Nội. Kể từ khi hợp nhất về Thủ đô, được thụ hưởng chính sách phát triển của TP, đặc biệt là Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, diện mạo nơi đây đã có nhiều đổi thay tích cực.

Thống kê từ năm 2010 đến nay, TP đã hỗ trợ đầu tư hàng chục dự án điện - đường - trường - trạm với tổng mức đầu tư gần 200 tỷ đồng. Cơ sở hạ tầng được nâng cấp ngày một đồng bộ góp phần phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của vùng đất tứ bề núi đá. Nhờ sự quan tâm lớn của TP, xã Trần Phú đã trở thành địa phương đầu tiên thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Thủ đô về đích nông thôn mới.


Mô hình sản xuất hoa lan Hồ Điệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai.


Không chỉ riêng tại xã Trần Phú, việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trong 10 năm qua đã góp phần thay đổi căn bản diện mạo khu vực nông thôn của Hà Nội. Đường làng, ngõ xóm được kiên cố hóa. Giao thông, thủy lợi nội đồng được đầu tư xây dựng đồng bộ. Hệ thống lưới điện từng bước được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân… Y tế, văn hóa, giáo dục tiếp tục được quan tâm, đầu tư. Đến nay, 100% các xã đã đạt tiêu chí Quốc gia về y tế, có bác sĩ làm việc tại trạm y tế xã. Thiết chế văn hóa, thể thao từng bước được đổi mới. Toàn TP hiện đã có 2.330/2.528 thôn, làng có nhà văn hóa (đạt tỷ lệ 92,2%). Cơ sở vật chất trường học ngày một được hoàn thiện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các cấp học…

Thống kê của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Hà Nội cho thấy, tính riêng từ năm 2016 đến tháng 9/2020, TP đã huy động được 56.513 tỷ đồng cho mục tiêu nông thôn mới. Sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của các cấp, ban, ngành, địa phương và các tầng lớp Nhân dân đã giúp khu vực ngoại thành của Hà Nội thực sự “thay da đổi thịt”, trở thành những miền quê đáng sống giữa lòng Thủ đô.

Tích cực chuyển dịch kinh tế nông thôn

5 năm trước, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của UBND xã Minh Châu (huyện Ba Vì), ông Nguyễn Bá Lợi ở thôn Chu Châu bắt tay vào chăn nuôi bò. Nhờ được cán bộ chăn nuôi – thú y xã hướng dẫn chăm sóc, đàn bò của gia đình ông sinh trưởng, phát triển tốt. Mỗi năm bò sinh sản một lứa. Giá bê phụ thuộc thị trường nhưng vẫn dao động từ 18 - 25 triệu đồng/con (từ 4 - 6 tháng tuổi). Nhờ chăn nuôi bò, kinh tế của gia đình ông Lợi dần ổn định.

Không chỉ gia đình ông Lợi, có đến 90% tổng số hộ dân tại xã Minh Châu hiện tham gia chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt và bò sữa. Chủ tịch UBND xã Minh Châu Nguyễn Danh Đạt cho biết, tổng đàn bò trên địa bàn hiện khoảng 3.969 con. Sự phát triển của đàn bò giúp giá trị mang lại từ lĩnh vực chăn nuôi năm 2019 của xã Minh Châu đạt khoảng 146 tỷ đồng, bằng 77% cơ cấu kinh tế nội ngành. Quan trọng hơn, nhờ chăn nuôi bò, thu nhập bình quân đầu người dân nơi xã đảo xa xôi của huyện Ba Vì đã đạt hơn 45 triệu đồng/năm, góp phần đưa địa phương hoàn thành tiêu chí rất khó là thu nhập trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Đổi thay trong đời sống kinh tế của xã Minh Châu chỉ là một lát cắt trong sự phát triển chung của khu vực ngoại thành Hà Nội. Điều đó đến từ chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn đúng đắn, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm của Hà Nội.

Một tuyến đường hoa xanh, sạch, đẹp qua xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn. Ảnh: Trọng Tùng


Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, ngay từ khi triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Hà Nội đã mạnh dạn lựa chọn dồn điền đổi thửa là khâu đột phá để tập trung chỉ đạo, tạo tiền đề cho phát triển nông nghiệp. Toàn TP hiện đã dồn điền đổi thửa được hơn 79.454ha. Sau dồn ghép ruộng đất, các địa phương đã chuyển đổi được gần 40.230ha đất lúa truyền thống sang các mô hình sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Điều này giúp giá trị sản xuất nông nghiệp của Hà Nội liên tục tăng qua các năm, hiện đã đạt khoảng 264 triệu đồng/ha. Đến nay, toàn TP đã hình thành được 164 mô hình nông nghiệp công nghệ cao và 141 chuỗi liên kết trong sản xuất – tiêu thụ nông sản, thực phẩm. Các mô hình nông nghiệp tiến bộ tuy có quy mô nhỏ nhưng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với thực tế của Hà Nội. Quan trọng hơn là tạo sự chuyển biến tích cực trong phương thức sản xuất, kinh doanh nông nghiệp theo hướng bền vững, an toàn.
Thu hẹp khoảng cách nông thôn - thành thị

Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của người dân khu vực nông thôn của Hà Nội không ngừng được cải thiện và nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người dân dự kiến đến cuối năm 2020 đạt 55 triệu đồng/năm, tăng hơn 40 triệu đồng so với năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm dần qua các năm, dự kiến cuối năm nay chỉ còn khoảng 0,5%.

Trong giai đoạn 2021 - 2025, cùng với các mục tiêu về xây dựng huyện, xã đạt chuẩn nông thôn mới, việc nâng cao đời sống cho người nông dân được TP Hà Nội coi là nhiệm vụ trọng tâm. Để thực hiện được mục tiêu xuyên suốt nêu trên, theo Ban Chỉ đạo Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, việc thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ tái cơ cấu, phát triển toàn diện ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại sẽ là giải pháp quan trọng hàng đầu. Cùng với lĩnh vực nông nghiệp, các sở, ban ngành, địa phương cần tập trung đẩy mạnh phát triển và nhân rộng ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, nhất là tích cực chuyển dịch kinh tế nông thôn. Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển dịch vụ ở khu vực nông thôn. Phát triển làng nghề, nhân cấy nghề mới vào nông thôn...

Giải quyết việc làm cho người nông dân được xem là nhiệm vụ ưu tiên trong suốt mọi chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội, tiến tới dần thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Do đó, Ban Chỉ đạo Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội đề nghị các sở, ngành, địa phương cần có kế hoạch cụ thể về đào tạo nghề, bảo đảm việc làm cho nông dân, nhất là ở những địa phương chuyển đổi mục đích sử dụng đất, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…

Tính đến tháng 9/2020, Hà Nội đã có 6 huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới; 355/382 xã về đích nông thôn mới (đạt 92,9% tổng số xã) và 13 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. TP phấn đấu đến cuối năm 2020 có thêm ít nhất 4 đơn vị hành chính cấp huyện được công nhận hoàn thành Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, có thêm 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 10 xã về đích nông thôn mới nâng cao.

Trọng Tùng/KTĐT

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX

Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX

LNV - Gần ba năm sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã Lay Nưa (nay là xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên) đã và đang hiện rõ một diện mạo nông thôn khởi sắc, trù phú.
Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái

Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái

LNV - Sau khi được thành lập từ sự hợp nhất của ba xã cũ thuộc thị xã Sơn Tây, xã Đoài Phương (Hà Nội) đang từng bước vươn lên trở thành địa phương phát triển toàn diện. Với định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp và du lịch sinh thái, Đoài Phương đặt mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và xây dựng nền kinh tế bền vững.
Nam Đàn đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024

Nam Đàn đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024

LNV - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 921/QĐ-TTg ngày 14/5/2025 về việc công nhận Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp

Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp

LNV - Xã Hồng Sơn được hình thành trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: An Mỹ, Hồng Sơn, Hợp Tiến, Lê Thanh, Xuy Xá, Phùng Xá (huyện Mỹ Đức).
Đời sống mới ở xã Lê Lợi

Đời sống mới ở xã Lê Lợi

LNV - Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2019, xã Lê Lợi (huyện Thường Tín) không ngừng nâng chất các tiêu chí nông thôn mới đã đạt và thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới nâng cao.
Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới

Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Nhằm huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nhận thức rõ vai trò chủ thể của mình trong việc xây dựng và thụ hưởng thành quả từ chương trình này. Từ đó, người dân đã tích cực, tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới ngay tại địa phương.

Tin khác

Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02

Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02

LNV - Xác định phát triển hệ thống lưới điện là động lực quan trọng “đi trước mở đường” thúc đẩy kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới, các xã: Na Son, Xa Dung, Pu Nhi, Mường Luân, Phình Giàng, Tìa Dình đã tập trung xóa bản “trắng” điện lưới quốc gia trên địa bàn.
Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

LNV - Trong 6 tháng đầu năm 2025, với vai trò trung tâm và nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới, hội viên nông dân toàn tỉnh đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hàng chục triệu đồng cùng nhiều mô hình sáng tạo nhằm cải thiện hạ tầng, bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn hóa. Sự chủ động, tích cực của nông dân không chỉ làm đổi thay diện mạo làng quê mà còn thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của người dân trong công cuộc kiến thiết quê hương theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững.
Mô hình vườn mẫu: Đưa nông sản địa phương vươn tới hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững

Mô hình vườn mẫu: Đưa nông sản địa phương vươn tới hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững

LNV - Các mô hình vườn mẫu ở tỉnh Lạng Sơn đã chứng minh hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao thu nhập và chất lượng sản phẩm nông sản, góp phần vào quá trình xây dựng nông thôn mới. Từ những vườn na, cam Canh đến các mô hình nông sản khác, việc áp dụng khoa học kỹ thuật, hỗ trợ từ chính quyền địa phương, và áp dụng các tiêu chuẩn như VietGAP đã tạo nên những thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, không chỉ nâng cao đời sống người dân, mà còn giúp hình thành các sản phẩm OCOP, hướng tới phát triển bền vững và cải thiện môi trường sống.
Xã Đan Phượng mới rực rỡ cờ hoa chào đón “thời khắc lịch sử”

Xã Đan Phượng mới rực rỡ cờ hoa chào đón “thời khắc lịch sử”

LNV - Sáng nay (30- 6), trên địa bàn xã Đan Phượng - một trong 3 xã mới thành lập của huyện Đan Phượng, các ngả đường đều rực rỡ cờ hoa, panô, áp phích chào đón ngày chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 1-7.
Bình Định: Giấc mơ “qua sông” thành hiện thực, niềm vui vỡ òa trước thời khắc chia tay cấp huyện Tuy Phước

Bình Định: Giấc mơ “qua sông” thành hiện thực, niềm vui vỡ òa trước thời khắc chia tay cấp huyện Tuy Phước

LNV- Những giọt nước mắt đầy xúc động của người dân đôi bờ sông Hà Thanh trong ngày cầu Hóc Công khánh thành, phần nào đã khẳng định cây cầu không chỉ nối nhịp giao thông, mà còn là biểu tượng nhân văn sâu sắc, món quà đầy nghĩa tình của chính quyền huyện Tuy Phước dành cho người dân trước thời khắc địa phương sáp nhập, xóa bỏ cấp hành chính huyện theo chủ trương mới.
Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

LNV - Sáng ngày 28/6/2025, huyện Thường Tín (Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ công bố và đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. Sự kiện không chỉ là niềm vui lớn, mà còn là minh chứng sinh động cho hành trình bền bỉ, sáng tạo, đầy quyết tâm và đồng lòng của cả hệ thống chính trị và Nhân dân địa phương suốt hơn một thập kỷ qua.
Huyện Ba Vì (TP.Hà Nội) :  Gặp mặt cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện Ba Vì.

Huyện Ba Vì (TP.Hà Nội) : Gặp mặt cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện Ba Vì.

LNV - Chiều 27/06/2025, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Ba Vì long trọng tổ chức gặp mặt cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì, tổng kết hoạt động chính quyền cấp huyện, triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện.
Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Với phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, đội ngũ đảng viên ở các chi bộ thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện Nông Cống trở thành những hạt nhân xung kích trong triển khai thực hiện tiêu chí XDNTM.
Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới tại Bắc Kạn: Tăng cường tiếp cận khách du lịch

Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới tại Bắc Kạn: Tăng cường tiếp cận khách du lịch

LNV - Trong hành trình xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi số không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là động lực thúc đẩy phát triển bền vững ở các địa phương. Tại tỉnh Bắc Kạn – một tỉnh miền núi với nhiều tiềm năng về văn hóa, nông sản và du lịch sinh thái, chuyển đổi số đang từng bước được lồng ghép vào các hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, mở ra cơ hội mới trong quảng bá hình ảnh, thu hút khách du lịch và nâng cao thu nhập cho người dân.
Một thập kỷ nông thôn mới Bắc Kạn Từ gian khó đến diện mạo khởi sắc

Một thập kỷ nông thôn mới Bắc Kạn Từ gian khó đến diện mạo khởi sắc

LNV - Sau 10 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, Bắc Kạn đã có những chuyển biến rõ nét. Những con đường bê tông len qua bản làng, mái nhà kiên cố dần thay thế nhà tạm, mô hình kinh tế mới giúp người dân nâng cao thu nhập. Từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, Bắc Kạn đang dần hình thành những miền quê đáng sống – xanh hơn, sạch hơn và phát triển bền vững hơn từng ngày.
Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới ở vùng đất khó

Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới ở vùng đất khó

LNV - Tính đến hết quý II, năm 2025, toàn tỉnh Bắc Kạn đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác xây dựng nông thôn mới (NTM), đặc biệt tại các xã vùng sâu vùng xa của tỉnh đang từng bước đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

LNV - Ngày 22/6, tại Quyết định số 1226/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận TP. Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024. Đây là một dấu mốc quan trọng, ghi nhận những nỗ lực bền bỉ của hệ thống chính trị và người dân Thủ đô trong hơn một thập kỷ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Hiệu quả từ cải tạo, xây dựng hồ điều hòa ở Đông Anh

Hiệu quả từ cải tạo, xây dựng hồ điều hòa ở Đông Anh

LNV - Thực hiện cải tạo, xây dựng ao, hồ trong khu dân cư, thôn, xã, huyện Đông Anh đã tạo được không gian sống hài hòa, bảo vệ thiên nhiên. Không những vậy, Đông Anh còn gìn giữ hiệu quả nét đẹp làng quê trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ...
Tổng kết chương trình nông thôn mới, giảm nghèo: Hướng tới phát triển bền vững, bao trùm

Tổng kết chương trình nông thôn mới, giảm nghèo: Hướng tới phát triển bền vững, bao trùm

LNV - Chiều 22/6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; các phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025.
Hà Nội: Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội: Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1181/QĐ-TTg ngày 17/6/2025 công nhận huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg

LNV - Giá cà phê trong nước hôm nay (9/7) giảm mạnh, mức giảm từ 3.700 - 3.800 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua. Trong khi đó, giá tiêu cũng biến động giảm và đi ngang, mức giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện giá thu mua tiêu trung bình tại các địa
Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề

Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề

LNV - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 177/KH-UBND về triển khai thực hiện Kế hoạch số 316-KH/TU ngày 23/4/2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho l
Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX

Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX

LNV - Gần ba năm sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã Lay Nưa (nay là xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên) đã và đang hiện rõ một diện mạo nông thôn khởi sắc, trù phú.
Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

LNV - Làng hoa giấy Thanh Tiên - cái nôi của nghệ thuật làm hoa giấy truyền thống - một nghề không chỉ tạo ra những đóa hoa rực rỡ mà còn chắt lọc tinh hoa của văn hóa tâm linh, của bàn tay khéo léo và tình yêu dành cho di sản dân tộc.
Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

LNV - Lan tỏa tư tưởng Hồ Chí Minh giúp doanh nghiệp gìn giữ giá trị cốt lõi, tạo nên văn hóa ứng xử chuyên nghiệp và trách nhiệm xã hội trong thời hội nhập. Vừa qua, tại Hà Nội, Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đã tổ chức chương trình “Diễn đàn đẩy mạnh
Giao diện di động