Những làng nghề dệt lụa nức tiếng gần xa
Tơ lụa Vạn Phúc
Làng nghề tồn tại hơn 10 thế kỉ, là cơ sở sản xuất tơ lụa nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Làng lụa Vạn Phúc được ra đời từ rất lâu. Ngày xưa, sản phẩm của làng tơ lụa này thường được chọn để may trang phục cho vua chúa, quan lại. Sản lượng đạt trên 2 triệu m/năm, có trên 150 cửa hàng trong thôn, còn được bán ở nhiều nơi khác. Lụa tơ tằm của làng Vạn Phúc rất mềm mại với đồ án hoa văn phong phú, màu sắc đa dạng, có thể dùng để may nhiều trang phục với kiểu dáng khác nhau và rất được giới trẻ ưa chuộng. Tơ lụa Vạn Phúc nên được bảo tồn và phát huy.
Tơ lụa Duy Xuyên
Là làng nghề nổi tiếng thuộc huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, trước đây được xem là “thủ phủ tơ lụa”. Với lịch sử trồng dâu nuôi tằm hơn 300 năm, nghề này được bắt nguồn từ đời sống của người dân Chămpa nơi đây. Họ di dân tới Quảng Nam rồi dệt lụa tơ tằm tần mẩn ngày qua ngày với quy trình sản xuất từ khâu trồng dâu, nuôi tằm đẻ trứng, nhả kén rồi dệt tơ. Tại nơi đây, điều kiện thời tiết thích hợp cho việc trồng cây dâu. Chính nhờ vậy, tằm được nuôi dưỡng với nguồn thức ăn dồi dào nên đã tạo được nhiều kén để dệt lụa. Sản phẩm tạo ra từ làng lụa này cũng rất phong phú và đẹp mắt. Thế nhưng, vài năm gần đây, việc lụa pha cotton, polyeste tràn lan đã làm cho làng lụa này đi vào ngõ tối bởi người dân không phân biệt được thật giả với giá cả chênh lệch nhiều.
Tuy nhiên, hiện làng tơ lụa Duy Xuyên vẫn giữ được nét truyền thống của nghề dệt lụa. Các sản phẩm làm từ tơ lụa của làng đều mang đậm nét văn hóa của người Chăm Pa. Làng tơ lụa thường xuyên đón những du khách nước ngoài đến tham quan, họ được cùng trải nghiệm quay tơ, chăm tằm cùng những nghệ nhân dệt vải.
Tơ lụa Tân Châu
Thuộc tỉnh An Giang, ra đời từ rất lâu. Tơ lụa của làng khi dệt xong được nhuộm màu bằng trái mặc nưa, làm cho lụa Tân Châu đen tuyền, óng ả. Nét nổi tiếng và độc đáo của lụa Tân Châu chính là sự mềm mại, dai, bền và hút ẩm cao. Do mất nhiều thời gian và công sức để làm ra lụa Tân Châu, nên giá cả của lụa cũng khá đắt vào những năm 60, 70. Trong khi đó, thị trường vải phong phú, đa dạng, giá lại rẻ, nên lụa Tân Châu không đủ sức cạnh tranh, đời sống người dân gặp khó khăn, nghề dệt dần bị mai một.
Hiện nay, lụa Tân Châu là một sản phẩm thuần Việt, đậm đà tính dân tộc và là niềm tự hào của dân tộc Việt. Người làng nghề đã không ngừng học hỏi, đổi mới công nghệ và ý tưởng mới nên đã tạo ra nhiều mẫu mã mới, đẹp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Tơ lụa Nha Xá
Nằm bên tả ngạn sông Hồng, thuộc tỉnh Hà Nam. Lụa ở đây mềm, mịn, đẹp và bền được xếp thứ hai sau lụa Vạn Phúc. Từ đầu thế kỷ 18, các lái buôn ở Sài Gòn- Chợ Lớn đã đến làng Nha Xá để đặt hàng bởi chất lụa non tơ, óng mượt. Những năm 1920 là thời thịnh vượng nhất của làng dệt Nha Xá, lụa dệt ra bao nhiêu đều được đưa đi nước ngoài. Trải qua nhiều thời kỳ thăng trầm, làng lụa Nha Xá vẫn giữ gìn và phát triển vốn truyền thống quý báu của cha ông để lại.
Ngày nay, quy mô sản xuất của làng lụa Nha Xá được mở rộng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiều gia đình đóng thêm máy dệt hoặc thay khung gỗ thành khung sắt. Sản phẩm dệt ngày càng phong phú, đa dạng…(hàng se tơ, hàng lụa hoa, hàng…). Nghề dệt của làng đã lan rộng đến nhiều vùng như Lảnh Trì, Chuyên Ngoại, Hòa Mạc, Đồng Văn…tạo việc làm và thu nhập cho hàng trăm gia đình.
Tơ lụa Mã Châu
Làng tơ lụa Mã Châu ở thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Hình thành từ thế kỷ XV, bên cạnh kinh đô Trà Kiệu, làng Mã Châu nổi danh khắp nơi nhờ việc được chọn là vùng chuyên dệt lụa cung cấp cho giới quý tộc, quan lại trong triều đình. Các công việc trồng dâu, nuôi tằm, se tơ rồi dệt lụa đều được thực hiện trong làng, với sự tham gia của hàng trăm hộ sản xuất thủ công.
Khi xứ Đàng Trong mở cửa giao thương với thế giới bên ngoài qua cảng Hội An thì tơ lụa Mã Châu là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất. Từ cuối thế kỷ XIX, làng Mã Châu mặc dù có thêm nghề dệt vải bông nhưng nghề dệt lụa tơ tằm và lụa tơ tằm vẫn là mặt hàng chủ yếu được ưa chuộng nhất lúc bấy giờ. Trong khoảng thời gian này, phương thức sản xuất của làng lụa đã được cải tiến hơn so với trước đây. Từ chỗ sử dụng các máy móc hoàn toàn thủ công đã chuyển một phần sang bán cơ giới, rồi tiến đến tự động hoá như ngày nay.
Làng lụa Mã Châu chỉ thực sự nổi tiếng từ thế kỷ XVI. Từ những khung cửi gỗ với khổ lụa nhỏ, người dân đã đầu tư mua máy sắt giá hàng chục triệu đồng để sản xuất, phát triển làng nghề theo hướng dệt công nghiệp hiện đại. Những năm 1960, Mã Châu là vùng đất nức tiếng với hơn 4000 khung cửi làm việc ngày đêm.
Ngôi làng bên sông Thu Bồn này nổi danh với nghề trồng dâu, ươm tơ, dệt lụa nhiều thế kỷ. Nhưng điều khó ai có thể ngờ tới đã xảy ra: Trung Quốc xuất hàng vải ồ ạt sang Việt Nam với giá cực rẻ, chỉ bằng một nửa so với giá vải làng nghề. Dẫn đến biến động giá cả tơ lụa trong nước và quốc tế nghiêm trọng.Cạnh tranh không nổi với thị trường, vải dệt ra không bán được, cả làng dệt điêu đứng, mấy trăm máy dệt chạy cầm chừng. Sự phát triển của làng nghề Mã Châu bị chững lại. Diện tích đất trồng dâu đã giảm mạnh, thay vào đó là các loại cây trồng khác và người dệt lụa cũng chuyển sang làm công việc khác. Nhiều máy dệt chịu cảnh tháo sắt đem đi cân ký, khung cửi thì chẻ ra đun bếp lửa.
Dù vậy, vẫn còn những gia đình cố bám trụ với khung cửi vì quá yêu nghề, vì đó là tâm nguyện của ông bà, của cha mẹ và là thứ tốt đẹp nhất mà họ được thừa hưởng. Người Mã Châu gắn bó với nghề dệt hôm nay bảo rằng thời điểm đó họ dệt để vơi đi nỗi nhớ chứ không có lời lãi gì.
Khoảng 15 năm trở lại đây, quyết không để làng nghề bị mai một, những người con Mã Châu đã quyết định trở về giúp đỡ khôi phục làng nghề. Được biết cho đến hiện tại làng dệt Mã Châu có duy nhất Hợp tác xã tơ lụa Mã Châu còn giữ được phương thức dệt lụa tơ tằm truyền thống với hơn 2000 khung cửi.
Bài, ảnh: Minh Quang
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn
13:54 | 18/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề
11:06 | 18/09/2024 OCOP
Nông dân Hồ Trọng Lập được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024
14:59 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
14:45 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống
09:50 | 17/09/2024 Du lịch làng nghề
Nông dân Phú Thọ "kiếm bộn tiền" nhờ một thứ quả đặc biệt không thể thiếu trên mâm ngũ quả Tết Trung thu
09:43 | 17/09/2024 Kinh tế
Tin khác
Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)
09:39 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Người "Thổi hồn" cho nghề làm bánh oản cổ truyền
16:03 | 16/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cơ hội để phát huy tiềm năng của làng nghề truyền thống
11:17 | 16/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống
17:27 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng
17:27 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xưởng mộc Minh Mít làm nhà thờ gỗ sơn son thiếp vàng
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề truyền thống hoa, cây cảnh Triệu Đề
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tự Lập: Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát - Đem lại những sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng
09:55 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cụ ông 75 tuổi tự tay làm hơn 100 chiếc đèn Trung thu truyền thống
10:35 | 12/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thừa Thiên Huế: Nghề làm đầu lân tất bật mùa trung thu
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ gìn tinh hoa nghệ thuật khảm trai ở làng nghề Chuôn Ngọ
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền
11:20 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ông “vua dép lốp” trở thành Nghệ nhân làng nghề
11:19 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên tập trung thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2025
15:20 Nông thôn mới
Khoác áo mới có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Định
14:55 Khuyến công
Xây dựng vùng chè hơn 500ha theo hướng VietGAP ở huyện Kỳ Anh
09:57 Khuyến nông
Triển vọng phát triển kinh tế từ nghề nuôi rắn ở Đồng Hỷ
09:57 Kinh tế
Vệ sinh giếng nước, bể chứa, xử lý môi trường sau lũ lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế
09:56 Sức khỏe - Đời sống