Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Nhóm lợi ích cản trở giải phóng mặt bằng: Kẽ hở luật Đất đai khiến lợi ích đang rơi vào tay ai?

Tạp chí Làng nghề Việt Nam! Cơ quan Trung Ương Hiệp Hội Làng Nghề Việt Nam, Tiếng Nói Của Các Làng Nghề, Nghệ Nhân Cả Nước


1. Mâu thuẫn gay gắt về lợi ích

Cơ chế giải phóng mặt bằng, quy định về đền bù giải phóng mặt bằng được tập trung trong Điều 62 và Điều 73 của Luật Đất đai 2013. Ở Điều 73, dự án phát triển kinh tế mà chủ đầu tư khi giải phóng mặt bằng tự thỏa thuận với người dân có giá đất đền bù dựa trên cơ sở giá thị trường. Còn Điều 62 là các dự án Quốc gia, công cộng, dự án bằng vốn ODA và dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích Quốc gia. Đền bù giải phóng mặt bằng giá đất được tính theo khung giá của Nhà nước quy định.

Và lợi ích trong công tác giải phóng mặt bằng bắt đầu từ khái niệm “dự án phát triển kinh tế - xã hội phục vụ lợi ích quốc gia” trong Điều 62 Luật Đất đai 2013.

Khái niệm “phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng” khiến phạm vi các dự án được Nhà nước thu hồi đất là quá rộng. Trong đó, các dự án được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận cũng rất đa dạng, rộng lớn, có cả các dự án khu đô thị mới, dự án khu dân cư nông thôn, dự án chế biến nông, lâm, thủy, hải sản… Trong khi, thực tế, dự án phát triển kinh tế - xã hội nào mà chẳng vì lợi ích quốc gia. Vì thế, việc phân định giữa dự án phát triển kinh tế và dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia trở nên mơ hồ!

“Khoảng trống” trong luật khiến hầu hết các doanh nghiệp khi thực hiện triển khai dự án ở địa phương đều đi theo hướng gắn dự án với tính chất là “phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia”. Như vậy, việc đền bù giải phóng mặt bằng sẽ do Nhà nước thu hồi, giá đất đền bù theo khung giá Nhà nước quy định, không phải thỏa thuận với người dân và thấp hơn nhiều so với giá thị trường.


Theo quy định của Luật Đất đai 2013, một trong những nguyên tắc định giá đất là phải “phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường” (Điểm c, Khoản 1, Điều 112) nhưng trên thực tế, xác định giá đất phổ biến trên thị trường là những giao dịch nhà đất qua đấu giá đất tại khu vực đó, giao dịch qua phòng công chứng không thể hiện được giá trị đúng của bất động sản được chuyển nhượng (thường thấp hơn nhiều so với giá thực) nếu lấy 3 giao dịch chia bình quân giá trị thấp người dân sẽ không đồng thuận. Nhưng nếu không lấy các giao dịch bất động sản từ các phòng công chứng thì tìm đâu ra cơ sở định giá?

Trở lại với cách đền bù giải phóng mặt bằng theo khung giá đất của địa phương quy định và nhân hệ số K cũng không được người dân đồng tình ủng hộ khi cho rằng giá bồi thường thấp hơn nhiều so với giá thị trường.

Ở Hà Nội và TPHCM, bảng giá đất cũng chỉ khoảng 1/4 giá đất thị trường. Ở các địa phương trong cả nước, giá đất được quy định thấp hơn so với giá đất phổ biến trên thị trường, chỉ tương đương khoảng 30-50%. Giá đền bù thì áp dụng theo khung của nhà nước với thời gian 5 năm, còn thị trường thì lên xuống thường xuyên từng quý, từng năm. Khung giá theo khoảng thời gian áp dụng dài không linh động theo được thị trường đất đai. Từ đó, giá bồi thường không sát với giá thị trường. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến khiếu kiện đất đai xảy ra nhiều và kéo dài.

Luật sư Trương Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phân tích, giá trị đất đai hiện được xác định với hai khung giá, nhà nước có một khung giá thấp, còn giá thị trường cao gấp 3-4 lần. Nếu giải phóng mặt bằng theo quy định của Nhà nước thì giá đất thấp, chuyển giao cho các doanh nghiệp thực hiện các dự án kinh tế - xã hội, đất đai được bán theo giá thị trường cao hơn nhiều. Bản chất là giá trị đất đang có sự chênh lệch rất lớn.


“Phải giải quyết được vấn đề giá đất khi thu hồi và giá trên thị trường phải đồng nhất, sẽ hạn chế khiếu nại, khiếu kiện liên quan tới đất đai. Lợi nhuận của doanh nghiệp phải được tạo ra từ quá trình đầu tư về hạ tầng, xây dựng chứ không phải là từ sự chênh lệch của giá đất khi giải phóng mặt bằng” – luật sư Tuấn cho biết.

Cùng chung quan điểm này, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, việc giải phóng mặt bằng luôn là một chuyện phức tạp giữa một đối tượng mất đất và một đối tượng được đất. Vấn đề là từ xưa đến nay, các Luật Đất đai của chúng ta vẫn thiên về câu chuyện là ưu tiên người được đất để thực hiện các dự án đầu tư phát triển bởi vì đấy là lợi ích quốc gia và đồng thời đấy cũng là lợi ích của doanh nghiệp. Người dân bị thu hồi đất nói chung là thiệt thòi khi giá bồi thường đất thấp, sinh kế sau khi thu hồi đất chưa được đảm bảo.

“Với những dự án vì lợi ích công cộng như làm đường, giao đất cho quốc phòng thì người dân thường không thắc mắc, bức xúc. Câu chuyện nảy sinh ở việc thu hồi đất giao cho dự án hướng đến kinh doanh vì lợi nhuận trong đó có lợi nhuận của nhà đầu tư và lợi ích của nhà nước - đây mới là trường hợp phức tạp. Các nước có kinh nghiệm với những trường hợp này thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ lợi ích. Ví dụ, không chỉ tính giá đất bồi là bao nhiêu, còn phải tính dự án khi triển khai sẽ làm lợi được bao nhiêu thì một phần lợi đó phải được chia sẻ cho những người mất đất và còn nhiều cách khác. Như vậy, sẽ giải quyết được những bức xúc hiện nay của người dân khi họ cho rằng nhà đầu tư bồi thường cho người dân 1 triệu đồng/m2 nhưng có thể bán ngay hàng chục triệu đồng/m2” - GS Đặng Hùng Võ nói.

“Khoảng trống” trong luật khiến hầu hết các doanh nghiệp khi thực hiện triển khai dự án ở địa phương đều đi theo hướng gắn dự án với tính chất là “phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia”. Như vậy, việc đền bù giải phóng mặt bằng sẽ do Nhà nước thu hồi, giá đất đền bù theo khung giá Nhà nước quy định, không phải thỏa thuận với người dân và thấp hơn nhiều giá thị trường.

Cùng quan điểm này ông Nguyễn Thế Điệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Reenco Sông Hồng cho rằng, trong Luật Đất đai 2013 chưa phân biệt rõ ràng về các dự án kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia. Dự án kinh tế nào cũng đóng góp thuế cho địa phương, tạo được công ăn việc làm như thế thì đều có lợi ích quốc gia.

“Sửa đổi Luật Đất đai 2013 phải làm rõ khái niệm ra thế nào là kinh tế nhưng phục vụ lợi ích quốc gia, thế nào là kinh tế thuần. Qua đó, tạo ra sự minh bạch và giúp người dân, doanh nghiệp phân loại dự án rõ ràng, việc áp dụng quy định của Luật Đất đai 2013 trong công tác thu hồi giải phóng mặt bằng sẽ giảm bớt được khiếu kiện” - ông Nguyễn Thế Điệp nói.

2. Khung giá đất đang rất vô nghĩa

Theo GS Đặng Hùng Võ, Luật Đất đai 2013 nêu rất rõ “bồi thường giải phóng mặt bằng theo giá thị trường” nhưng thực tế công tác đền bù giải phóng mặt bằng không làm theo phương thức này. Cách tính tiền bồi thường giải phóng mặt bằng áp dụng phương pháp định giá thứ 5, lấy bảng giá đất nhân với hệ số mà Chủ tịch UBND cấp tỉnh được quyết định hệ số. Giá đất bồi thường tối đa chỉ bằng 60% giá thị trường còn phổ biến chỉ bằng 40%, điều này đã được nhiều chuyên gia tính toán kỹ.

“Luật Đất đai quy định đền bù giải phóng mặt bằng theo giá thị trường nhưng khái niệm giá thị trường, cụ thể giá thị trường được tính như thế nào thì được không chỉ ra. Trong Điều 61, 62 của Luật Đất đai 2013, tôi cho rằng về nguyên tắc thì là phù hợp nhưng về ngữ nghĩa không mạch lạc, do ngữ nghĩa không rõ nên có thể áp dụng vào chỗ này, chỗ kia. Đây là nhược điểm khi điều chỉnh, sửa đổi luật phải khắc phục. Thuật ngữ pháp lý phải được xác định rõ ràng mới không lệch lạc, ít nhất thì ở các văn bản dưới luật là nghị định phải định nghĩa rõ ràng điều này” - GS Đặng Hùng Võ nêu ý kiến.


Vấn đề thu hồi và đền bù giá đất không thỏa đáng, luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật BASICO đặt vấn đề, có hay không tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” khi mà UBND cấp tỉnh vừa có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất, xong lại quyết định về giá đất cụ thể làm căn cứ tính tiền bồi thường về đất, đồng thời vừa phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người bị thu hồi đất?

“Phải định nghĩa lại giá thị trường, nguyên tắc thì đúng rồi, nhưng cụ thể là phải căn cứ vào đâu chứ giá thị trường song lại áp vào khung giá đất, mà khung giá đấy thì giá “trên trời”. Nếu làm được đúng theo giá thị trường thì không ai thắc mắc gì cả, người dân sẵn sàng ngay. Phải có quan điểm rõ ràng trong sửa Luật Đất đai về vấn đề này” - luật sư Trương Thanh Đức nói.

Chia sẻ về những bất cập này, PGS.TS Doãn Hồng Nhung, giảng viên cao cấp chuyên ngành Luật Kinh tế, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội nêu lên thực tế, trong thời gian vừa qua, còn rất nhiều khó khăn trong vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng. Ở đây, từ nguyên nhân là giá đất bồi thường chưa được thỏa đáng hay về thẩm quyền thực hiện thu hồi đất để phục vụ cho mục tiêu phát triển.


Theo bà Nhung, Điều 62, 63 của Luật Đất đai quy định về căn cứ để Nhà nước thu hồi đất vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, tuy nhiên, trên thực tế, nhiều dự án thương mại vẫn được vận dụng giải phóng mặt bằng như các công trình, dự án phát triển vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Nguyên nhân là vì vấn đề phát triển kinh tế và thương mại có mối quan hệ rất gần với nhau nên mới có tình trạng nhập nhèm để trục lợi chính sách. Do đó, cần phải làm rõ các tiêu chí dự án nào là dự án phát triển vì mục đích lợi ích quốc gia, vì lợi ích công cộng.

“Sửa Luật Đất đai, chúng ta phải điều chỉnh được lợi ích của nhà nước, lợi ích của người có đất bị nhà nước thu hồi và lợi ích của nhà đầu tư, nghĩa là chúng ta phải tìm được 3 sự đồng thuận, tìm được lợi ích chung, tiếng nói chung của cả ba bên. Qua việc này, chúng ta mới có thể đưa Luật Đất đai vào trong thực tiễn và nâng cao hiệu quả về thu hồi đất. Mục đích cuối cùng là phải điều chỉnh được, phân được địa tô chênh lệch và địa tô chênh lệch ấy phải hỗ trợ cho người nông dân sau khi có đất bị thu hồi có thể ổn định đời sống, thoát nghèo, có thể có đời sống ổn định tốt hơn và dự án góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” - PGS.TS Doãn Hồng Nhung nhấn mạnh.


Trong việc thu hồi đất đang tồn tại những mâu thuẫn, giá trị địa tô chưa xác định rõ ràng. Ông Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, cần phân chia giá trị địa tô sau khi thu hồi đất, bao nhiêu phần là nhà đầu tư được hưởng, bao nhiêu phần do quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất của nhà nước tạo ra. Chúng ta làm tốt phân chia rõ ràng giá trị địa tô người dân sẽ không còn thấy những gì là bất công, doanh nghiệp sẽ yên tâm đầu tư. Nhà nước sau khi thu được phần địa tô chênh lệch thì tạo ra những sinh kế cho người dân, người dân sẽ đồng thuận. Vấn đề hiện tại là chúng ta không phân định được giá trị địa tô tăng lên của nhà đầu tư bao nhiêu và của xã hội bao nhiêu trong thu hồi đất giải phóng mặt bằng.

“Khung giá đất hiện nay là không thực, không phản ánh được giá trị thật của thị trường. Có ý kiến cho rằng bỏ khung giá đất, giá đất sẽ tăng cao, việc đền bù giải phóng mặt bằng doanh nghiệp không vào được nhưng đâu phải như thế. Chúng ta để khung giá đất để kìm giá thấp doanh nghiệp vào đầu tư, đó là bất hợp lý và xã hội đang bức xúc ở điểm này. Tôi nghĩ là cần sửa Luật Đất đai sớm nhưng đây là vấn đề vô cùng phức tạp động chạm tới từng người dân và có chính sách với doanh nghiệp” - ông Hoàng Văn Cường nói.

Sửa đổi Luật Đất đai phải giải quyết được cơ bản xung đột lợi ích giữa người bị thu hồi đất và bên được giao đất. Chỉ khi nào bài toán lợi ích được giải quyết hài hòa thì mới giảm bớt được những bức xúc, khiếu kiện… như đã từng xảy ra lâu nay. Luật pháp phải thực sự nghiêm minh và công bằng để những người dân sẵn sàng từ bỏ căn nhà, mảnh đất của mình cho những mục tiêu lớn lao hơn không còn phải sống trong chờ đợi chính sách, hay sống “treo” trên chính mảnh đất của mình và nguồn lực không còn bị lãng phí, thất thoát./.

Theo VOV

Tin liên quan

Tin mới hơn

Xuất khẩu gạo Sóc Trăng lập kỷ lục

Xuất khẩu gạo Sóc Trăng lập kỷ lục

LNV - Nhờ sản xuất, liên kết tiêu thụ thuận lợi, giá lúa gạo ở mức cao, 6 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu gạo Sóc Trăng đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
Thanh hoá: Đưa sản phẩm làng nghề vươn xa

Thanh hoá: Đưa sản phẩm làng nghề vươn xa

LNV - Thanh Hóa được biết đến là địa phương có nhiều nghề, làng nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi, với nhiều sản phẩm có tính đặc trưng, mang đậm hồn cốt văn hóa của mỗi địa phương. Để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường, nhiều làng nghề đã thay đổi phương thức sản xuất, áp dụng công nghệ hiện đại, tạo ra các sản phẩm chất lượng cao cả về mẫu mã và chất lượng. Đồng thời, quan tâm, xây dựng các kênh bán hàng thương mại điện tử để quảng bá, tìm kiếm thị trường, tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử và sử dụng mạng xã hội để xúc tiến thương mại cho sản phẩm làng nghề vươn xa.
Lương y Nguyễn Hữu Bằng gắn bó với nghề làm thuốc Đông y gia truyền

Lương y Nguyễn Hữu Bằng gắn bó với nghề làm thuốc Đông y gia truyền

LNV - Huyện Thạch Thất (Hà Nội) nổi danh là vùng đất làng nghề của quê hương Xứ Đoài. Trong đó, nghề bốc thuốc Đông y đã cải thiện thu nhập và góp phần chăm sóc sức khỏe của người dân địa phương.
Bến Tre: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi chim bồ câu

Bến Tre: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi chim bồ câu

LNV - Trong những năm gần đây, mô hình nuôi chim bồ câu dần được mở rộng tuy nhiên chủ yếu vẫn nhỏ lẻ, manh mún chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Nắm bắt điều đó, ông Nguyễn Văn Tiếng ở ấp An Thiện, xã Thành Thới B, huyện Mỏ Cày Nam đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi chim bồ câu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Quảng Nam thu ngân sách hơn 12 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm

Quảng Nam thu ngân sách hơn 12 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm

LNV - Theo thông tin từ UBND tỉnh Quảng Nam, trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh đã đạt hơn 12 nghìn tỷ đồng, chiếm hơn 51% dự toán do HĐND tỉnh giao phó. Tỉnh cũng đã chấm dứt đà tăng trưởng âm trong quý I và đạt kết quả tăng trưởng dương trong quý II tăng (6,5%).
Ninh Bình: Mô hình nuôi cầy hương mang lại hiệu quả kinh tế cao

Ninh Bình: Mô hình nuôi cầy hương mang lại hiệu quả kinh tế cao

LNV - Sau gần 1 năm mạnh dạn đầu tư nuôi cầy hương, anh Nguyễn Văn Tám, ở thôn Ngải, xã Văn Phong, huyện Nho Quan (Ninh Bình) bước đầu có thu nhập ổn định. Đây là mô hình con nuôi mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao ở huyện miền núi Nho Quan.

Tin khác

Hòa Bình: Huyện Yên Thủy làm tốt chương trình phát triển kinh tế - xã hội

Hòa Bình: Huyện Yên Thủy làm tốt chương trình phát triển kinh tế - xã hội

LNV - Huyện Yên Thủy có diện tích tự nhiên trên 28 nghìn ha, dân số trên 64 vạn người. Những năm qua, huyện luôn chú trọng, kịp thời triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách dân tộc trên địa bàn. Do vậy, vùng dân tộc, nhất là vùng đặc biệt khó khăn đã được đầu tư từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng với điện, đường, trường, trạm... thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trên địa bàn huyện.
Quận Hoàng Mai (Hà Nội): Công tác đầu tư công, đầu tư hạ tầng là một trong ba khâu đột phá

Quận Hoàng Mai (Hà Nội): Công tác đầu tư công, đầu tư hạ tầng là một trong ba khâu đột phá

LNV - Phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 11 HĐND quận Hoàng Mai khoá IV (nhiệm kỳ 2021 - 2026) ngày 17/5/2024, Bí thư Quận ủy Hoàng Mai Nguyễn Xuân Linh khẳng định: Công tác đầu tư công, đầu tư hạ tầng khung của quận là một trong ba khâu đột phá quan trọng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Hoàng Mai lần thứ IV. Theo đó, sẽ điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch đầu tư công năm 2024, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, bổ sung danh mục dự án dự kiến đầu tư nguồn vốn ngân sách Quận.
Huyện Mỹ Đức (Hà Nội): Phát triển kinh tế chăm lo đời sống nhân dân

Huyện Mỹ Đức (Hà Nội): Phát triển kinh tế chăm lo đời sống nhân dân

LNV - Ngay từ đầu năm 2024, UBND huyện Mỹ Đức đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thăm, tặng quà tết đối tượng chính sách, người có công và tổ chức đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đảm bảo an toàn, lành mạnh, tiết kiệm; Tổ chức lễ hội Chùa Hương năm 2024. Đảm bảo trật tự văn minh đô thị, phòng chống tội phạm, an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa.
Thành phố Hồ Chí Minh phát triển thương mại điện tử

Thành phố Hồ Chí Minh phát triển thương mại điện tử

LNV - Nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), phục vụ công tác quản lý nhà nước và triển khai các chương trình phát triển TMĐT, UBND TP. HCM đã ban hành Kế hoạch số phát triển TMĐT trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Quàng Ninh: Sản lượng giảm, vải chín sớm được giá

Quàng Ninh: Sản lượng giảm, vải chín sớm được giá

LNV - Mùa vải chín sớm Phương Nam, TP Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) đang trong giai đoạn thu hoạch rộ. Do ảnh hưởng của thời tiết không thuận, sản lượng vải năm nay giảm so với mọi năm, tuy nhiên người dân trồng vải vẫn rất phấn khởi vì vải năm nay “mất mùa lại được giá”
Bảo vệ sinh thái sản xuất lúa hữu cơ trên ruộng rươi

Bảo vệ sinh thái sản xuất lúa hữu cơ trên ruộng rươi

LNV - Sau hai năm triển khai, mô hình phát triển vùng nuôi rươi kết hợp trồng lúa theo hướng hữu cơ tại Thị xã Hồng Lĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) đã giúp bà con nông dân nâng cao sản lượng lúa và rươi trên đồng ruộng, mở ra hướng đi bền vững hơn cho ngành nông nghiệp ở địa phương.
Ngọt ngào hương vị mật ong rừng Mỹ Thuận

Ngọt ngào hương vị mật ong rừng Mỹ Thuận

LNV – Với địa hình miền núi có nhiều loại cây có hoa, HTX dịch vụ nông lâm nghiệp Mỹ Thuận đã và đang phát huy lợi thế để tạo ra những sản phẩm mật ong rừng chất lượng, góp phần phát triển kinh tế cho người dân.
Quảng Trị: Mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ mang lại hiệu quả kinh tế cao

Quảng Trị: Mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ mang lại hiệu quả kinh tế cao

LNV - Nhờ canh tác cây trồng theo hướng hữu cơ, chị Trần Thu Trang (39 tuổi, quê xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) đã thu về lợi nhuận cao và góp phần cung cấp sản phẩm nông sản sạch cho người tiêu dùng.
Công ty Điện lực Hưng Yên chuyển đổi số mang tiện ích đến khách hàng

Công ty Điện lực Hưng Yên chuyển đổi số mang tiện ích đến khách hàng

LNV - Hiện nay, Công ty Điện lực Hưng Yên đã cơ bản hoàn thành công tác số hóa dữ liệu, xây dựng thành công kho dữ liệu, tập trung số hóa cho từng bộ phận, bao gồm: Số hóa các quy trình cung cấp dịch vụ điện và chăm sóc khách hàng; Chuẩn hóa và đảm bảo dữ liệu.
Vải sớm Bắc Giang vào mùa thu hoạch bán được giá cao

Vải sớm Bắc Giang vào mùa thu hoạch bán được giá cao

LNV - Hiện nay, những vườn vải sớm trên địa bàn huyện Tân Yên đã bắt đầu cho thu hoạch, các nhà vườn tấp nập khách đến tham quan, đặt mua, giá bán tăng 30-40% so với năm ngoái.
Hà Tĩnh: Nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp đem lại thu nhập cao cho người dân

Hà Tĩnh: Nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp đem lại thu nhập cao cho người dân

LNV - Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả tại xã Tân Lâm Hương (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã đem lại thu nhập khá cho người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Bắc Giang: Phụ nữ tổ hợp tác Tràng Bắn cùng nhau làm kinh tế giỏi

Bắc Giang: Phụ nữ tổ hợp tác Tràng Bắn cùng nhau làm kinh tế giỏi

LNV – Vốn là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thế (Bắc Giang), thời gian gần đây, người dân ở xã Đồng Vương đã giúp nhau phát triển kinh tế bằng nhiều hình thức, trong đó nổi bật là việc thành lập mô hình Tổ hợp tác và tiêu thụ nông sản bản Tràng Bắn.
Nam Định: Mô hình chăn nuôi áp dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt

Nam Định: Mô hình chăn nuôi áp dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt

LNV - Thời gian qua, các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi lớn ở nhiều địa phương trong tỉnh tiếp tục đầu tư ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm và phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.
Hà Giang: Làm giàu từ mô hình nuôi hươu lấy nhung

Hà Giang: Làm giàu từ mô hình nuôi hươu lấy nhung

LNV - Đầu tư nuôi Hươu sao ban đầu có chi phí lớn song hiệu quả kinh tế mà loài vật nuôi này mang lại cho người nông dân khá cao. Đặc biệt đầu ra của sản phẩm khai thác đến đâu hết đến đó. Nhờ hiệu quả kinh tế mang lại nên trong những năm trở lại đây, phong trào nuôi hươu sao lấy nhung trên địa bàn tỉnh Hà Giang ngày càng phát triển.
Người phụ nữ mạnh dạn làm giàu từ nghề trồng hoa

Người phụ nữ mạnh dạn làm giàu từ nghề trồng hoa

LNV - Từ những lợi thế ở mảnh đất quê hương, chị Nguyễn Thị Năm (xã Thụy An, Sơn Tây, Hà Nội) đã trồng thành công nhiều loại hoa, mang lại nguồn thu nhập tốt cho gia đình.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

LNV - Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

LNV - Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ giữa nông thôn với thành thị.
Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

LNV - 6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Hà Nam đã chỉ đạo triển khai đề án hỗ trợ cho 4 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất với nguồn kinh phí hỗ trợ là 1 tỷ đồng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động