Ngư dân Nam Định thu tiền triệu nhờ đánh bắt sứa biển
Bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 4 âm lịch hàng năm, ngư dân ở tỉnh Nam Định lại đổ xô đi giăng bắt con sứa biển. Mùa giăng lưới bắt sứa nổi lập lờ ngoài biển được ví như mùa "săn vàng trắng". Nhờ đánh bắt sứa biển mà ngư dân nơi đây có thu nhập cao.
Bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 4 âm lịch hàng năm, ngư dân ở tỉnh Nam Định lại đổ xô đi giăng bắt con sứa biển.
Vào mùa khai thác, chế biến sứa tại bãi biển, cảng cá ở các huyện ven biển như Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Giao Thủy luôn nhộn nhịp, tấp nập. Dưới bến, tàu thuyền đầy ắp sứa thay nhau ra vào. Trên bờ, hàng chục công nhân vẫn cần mẫn phân loại, sơ chế sứa để kịp cho những chuyến hàng đưa đi tiêu thụ.
Theo ngư dân khai thác sứa biển cho biết, từ tháng 2 - 4 âm lịch là mùa sứa sinh sản cũng là chính vụ ngư dân đánh bắt. Sứa kết thành từng mảng lớn trôi dạt trên mặt nước nên việc khai thác khá dễ dàng. Mùa sứa chỉ kéo dài vài tháng nên phải tranh thủ thời gian khai thác.
Trung bình, sau mỗi chuyến ra khơi, một thuyền có thể đánh bắt được từ 300 - 500 con sứa biển.
Công việc săn bắt sứa biển diễn ra hầu hết thời gian trong ngày. Muốn bắt được sứa, phải sử dụng lưới mắt to để giăng bắt sứa. Công việc đánh bắt sứa cũng rất vất vả bởi sứa rất nặng, để vớt được sứa lên thuyền và đảm bảo sứa còn nguyên vẹn thường mất rất nhiều sức.
Ông Nguyễn Văn Minh ở xã Hải Triều, huyện Hải Hậu, người đánh bắt sứa biển cho biết, các thuyền thường ra khơi từ rạng sáng, cách bờ từ 6 - 12 hải lý mới bắt đầu thả lưới đánh bắt sứa. Trung bình mỗi thuyền đánh bắt được từ 300 - 500 con sứa biển. Hiện mỗi con sứa tươi bán với giá 10.000 đồng/con, tính ra mỗi chuyến thu được 2 đến 4 triệu đồng.
Tạo thu nhập cao cho công nhân
Đánh bắt sứa biển không chỉ mang lại thu nhập cao cho ngư dân ven biển, mà còn tạo việc làm cho các công nhân ở làm trong cơ sở chế biến sứa. Sau thu mua lại sứa từ thuyền đánh bắt, công nhân ở cơ sở chế biến sứa sẽ làm việc luôn tay để kịp tiến độ.
Không chỉ tạo thu nhập cho ngư dân, mùa sứa biển cũng tạo việc làm cho rất nhiều công nhân trong các xưởng chế biến sứa.
Tại cơ sở sơ chế, chế biến sứa của gia đình ông Phạm Văn Tuyến, khu 19, thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, cả sân bê tông rộng hàng trăm m2 lúc nào cũng đầy ắp những con sứa trắng tinh chờ cắt, rửa vì các thuyền chở sứa về liên tục.
Để đảm bảo chất lượng của sứa, các công nhân phải làm việc liên tục, đòi hỏi quy trình từ khâu sơ chế phải hết sức chặt chẽ. Ban đầu, con sứa được rửa sạch, thái nhỏ độ dày khoảng 2 - 3cm, sau đó đưa vào các bể quay rửa lại, đánh sạch nhớt, ép bớt nước. Sau khi được làm sạch, miếng sứa trong suốt, đạt độ giòn nhất định sẽ được các cơ sở chế biến thu mua làm nguyên liệu sản xuất các món ăn hoặc bán cho các thương lái chuyển đi Trung Quốc.
Để đảm bảo chất lượng của sứa, các công nhân phải làm việc liên tục, đòi hỏi quy trình từ khâu sơ chế phải hết sức chặt chẽ.
Những năm gần đây, người dân ưa dùng các sản phẩm chế biến từ sứa như: nộm sứa, sứa ăn liền nên nghề đánh bắt và chế biến sứa phát triển mạnh, mang lại thu nhập cao cho ngư dân.
Vụ sứa năm 2020, cơ sở của gia đình ông xuất bán trên 2.000 thùng sứa. Với giá bán trung bình 150.000 đồng/thùng, sau khi trừ chi phí thu lãi trên 200 triệu đồng. Hiện cơ sở này có gần 40 công nhân làm việc, sơ chế từ 15.000 - 20.000 con sứa/ngày. Thu nhập của công nhân từ 500.000 - 700.000 đồng/người/ngày.
Thu nhập của công nhân chế biến sứa ở cơ sở của gia đình ông Phạm Văn Tuyến từ 500.000 - 700.000 đồng/người/ngày
Tỉnh Nam Định hiện có 31 cơ sở chế biến sứa. Năm 2020, năng suất chế biến sứa đạt gần 430 tấn thành phẩm. Sản phẩm sứa sau khi sơ chế được bảo quản ở 25 độ mặn, làm nguyên liệu chế biến các món: nộm sứa, gỏi sứa... được thị trường ưa chuộng.
Theo Dân trí
Tin liên quan
Tin mới hơn

Giá lợn hơi có xu hướng giảm nhẹ khi nguồn cung tăng
10:54 | 08/05/2025 Kinh tế

6 yếu tố cần thiết khi sáp nhập tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định
09:06 | 07/05/2025 Kinh tế

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 | 30/04/2025 Kinh tế

Kinh tế làng nghề và cuộc chuyển đổi số
15:44 | 26/04/2025 Kinh tế

Vận tải Việt Phúc phát triển theo hướng hiện đại
14:31 | 24/04/2025 Kinh tế

Mường Khương (Lào Cai): Nông dân bước vào thu hoạch chè vụ Xuân
11:20 | 10/04/2025 Kinh tế
Tin khác

Thanh Khê (Đà Nẵng): Phường Thanh Khê Đông ổn định kinh tế, đảm bảo xây dựng cơ bản, tưng bừng “Ngày Hội tháng Ba”
17:12 | 28/03/2025 Tin tức

Hà Giang: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi nhím
14:00 | 07/03/2025 Kinh tế

Sơn Trà (Đà Nẵng): An Hải Nam nhanh chóng ổn định, thống nhất cao sau sáp nhập
10:41 | 07/03/2025 Kinh tế

Yến sào tự sôi Kingly – Trao sức khỏe bằng sự tiện lợi
00:00 | 03/03/2025 Tin tức

Duy Tiên (Hà Nam): Sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái
11:36 | 01/03/2025 Kinh tế

Doanh nghiệp Yên Bái tích cực đồng hành, đóng góp quan trọng
10:29 | 24/02/2025 Kinh tế

Đột phá xuất khẩu nông sản Hà Nội
10:39 | 17/02/2025 Kinh tế

Cựu thanh niên xung phong làm kinh tế giỏi
15:01 | 14/02/2025 Kinh tế

Tăng tần suất thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm mùa lễ hội Xuân 2025
11:13 | 07/02/2025 Kinh tế

Bình Định điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư
10:36 | 20/01/2025 Kinh tế

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân
10:35 | 20/01/2025 Kinh tế

Phú Thọ: Bước đột phá về giao thông nông thôn ở huyện Thanh Sơn
09:22 | 16/01/2025 Kinh tế

Chuyển mình của doanh nghiệp vận tải Việt Phúc trong thời kỳ mới
21:43 | 15/01/2025 Kinh tế

An Khang Group ứng dụng công nghệ tiên tiến máy nâng cấp nước ion kiềm
21:42 | 15/01/2025 Kinh tế

Hà Giang: Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng nấm rơm trong nhà kín
11:21 | 30/12/2024 Kinh tế

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân