Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang

OVN - Những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh An Giang, các mô hình sản xuất hữu cơ, tuần hoàn được đẩy mạnh, trong đó có mô hình trồng nấm vừa tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch không phải đốt gây ô nhiễm môi trường khói bụi, vừa phù hợp với nông hộ có ít đất sản xuất mang lại thu nhập cao cho người nông dân, giải quyết việc làm cho người nghèo.

Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh An Giang giới thiệu mô hình xây dựng hệ thống pin năng lượng mặt trời áp mái kết hợp trồng nấm ăn và nấm dược liệu của chị Châu Thị Nương (ngụ ấp Tân Bình, xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang). Mô hình kết hợp này mang về hàng tỷ đồng mỗi năm, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Năm 2020, gia đình chị mạnh dạn đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái, diện tích trên 1 héc-ta. Được sự hỗ trợ tích cực của ngành chuyên môn, chị lắp đặt 3.192 tấm pin năng lượng mặt trời. Tổng kinh phí đầu tư, lắp đặt hệ thống khoảng 14 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn được hỗ trợ 10 tỷ đồng (chiếm hơn 70%). Khi dự án hoàn thành, nguồn điện năng lượng mặt trời được gia đình chị bán lại cho công ty điện lực địa phương. Mỗi tháng, họ thu khoảng 300 triệu đồng.

Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang
chị Nương chia sẻ kinh nghiệm trống nấm

Khởi nghiệp trồng nấm lúc ban đầu còn thiếu kinh nghiệm, nấm bị bệnh và hư hỏng khá nhiều. Chị Nương được trung tâm khuyến nông huyện dạy nghề trồng nấm sao cho đạt hiệu quả. Quá trình học hỏi và ý chí quyết tâm không những mang lại thành công cho chị, mà còn giúp năng suất nấm tăng qua mỗi vụ.

Hiện nay, gia đình chị Nương canh tác nấm mối, nấm linh chi, đông trùng hạ thảo. Chị Nương cho biết, nguyên liệu sản xuất nấm dễ tìm, như: Mùn cưa, rơm rạ, gỗ mục, cám bắp, cám gạo... Nhờ mái che có sẵn, chỉ cần đầu tư thêm khung sắt, giúp tiết kiệm chi phí. Hơn nữa, mái che là tấm pin năng lượng mặt trời còn giúp giảm bớt việc tưới tiêu, ổn định trước mưa gió. Ngoài ra, nguồn điện mặt trời được sử dụng cho sản xuất nấm, góp phần giảm giá thành sản phẩm.

Cũng theo chị Nương, các loại nấm trên tương đối dễ trồng, chỉ cần bảo đảm nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng thích hợp sẽ phát triển tốt, đạt năng suất cao. “Chu kỳ sinh trưởng của các loại nấm ăn và dược liệu tương đối ngắn, khoảng 4 tháng/vụ; vòng quay vốn nhanh nên có thể ngừng sản xuất bất kỳ lúc nào khi thời tiết không thuận lợi, từ đó hạn chế tối đa rủi ro. Mặt khác, việc sơ chế nấm không phức tạp, phù hợp với trình độ lao động ở nông thôn” - chị Nương chia sẻ.

Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng nấm của người dân tăng cao, thị trường ngày càng lớn. Kỹ thuật trồng đơn giản, tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có; thu hoạch sớm, giá bán cao nên gia đình chị Nương nhân rộng mô hình tại phường Thới Sơn, thị xã Tịnh Biên, diện tích 1,5 héc-ta.

Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang
Nấm rơm được trồng công nghệ mới cho năng suất cao và chất lượng

Từ việc trồng nấm, gia đình chị Nương tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương, thu nhập từ 6 - 9 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, vào lúc cao điểm, chị Nương phải thuê thêm từ 20 - 30 lao động, thù lao 250.000 - 300.000 đồng/ngày.

Hiện tại, chị Nương vẫn không ngừng mở rộng thị trường, tìm thêm nhiều đầu mối tiêu thụ lớn hơn, hướng đến liên kết tiêu thụ đầu ra với nông dân. Đây là hướng đi bền vững, vừa cung cấp phôi giống, vừa hướng dẫn kỹ thuật và thu mua lại sản phẩm sau khi thu hoạch. Chị Nương còn hướng đến việc cung ứng phôi nấm mối đen cho người dân tự trồng tại nhà với số lượng ít, vừa được trải nghiệm chăm sóc, vừa có được nguồn thực phẩm sạch cho gia đình.

Về huyện Phú Tân có mô hình trồng nấm rơm của vợ chồng chị Nguyễn Hoàng Ngọc Yến và Trần Tấn Tài ở xã Phú Hưng, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang đã học hỏi, thử nghiệm để đưa nấm vào nhà trồng quanh năm. Mô hình không chỉ đem lại nguồn thu nhập ổn định, mà sản phẩm nấm đạt năng suất cao hơn, đảm bảo sạch, an toàn.

Được biết, vợ chồng chị Ngọc Yến sau khi được tham dự lớp dạy nghề về kỹ thuật sản xuất nấm và đúc kết kinh nghiệm học được, họ về xây dựng cách làm của riêng mình. Trại nấm được thiết kế 135m2 với 3 nhà trồng: 2 nhà trồng theo dạng trụ với 28 trụ/nhà, 1 nhà trồng kết hợp có 14 trụ và 1 kệ. Khác biệt tiếp theo trong kỹ thuật trồng so với truyền thống nông dân thường làm là chị Yến sử dụng tro để phủ bề mặt meo nấm.

“Tro có tác dụng giữ ấm, kích thích tạo quả thể nhanh và đồng đều, sức đề kháng của nấm mạnh, giảm tỷ lệ nấm chết non, giảm chi phí nguyên liệu so với sử dụng bông vải (công nghệ trồng nấm bằng rơm có phối hợp bông vải), từ đó góp phần tăng năng suất. So với trồng nấm rơm ngoài trời, kỹ thuật này cho năng suất cao hơn 2,5 lần, lợi nhuận cao gấp 3 lần do nấm trồng trong nhà chất lượng tốt hơn” - chị Yến chia sẻ.

Yếu tố quyết định thành công trong quy trình sản xuất nấm rơm là nguyên liệu rơm mới thu hoạch, không bị nhiễm nấm mốc và tạp chất. Các thành phần khác như meo cũng phải mua từ nơi có uy tín, chất lượng. Anh Tài chia sẻ, đối với nguyên liệu rơm, được thực hiện các bước kỹ càng, sau khi mua về được tưới nước, rải lớp vôi mỏng để làm mềm rơm và thấm đều nước, kế đến xả cuộn và cho vào đống ủ theo chiều rộng 2m, chiều cao 1,5m và chiều dài tối thiểu 1,5m. Sau thời gian ủ 3-4 ngày, tiến hành đảo đống lần 1, đảo từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên và ngược lại để rơm được “chín” đều, đồng thời xử lý các mầm nấm dại. Sau 3-4 ngày tiếp theo, tiến hành đảo đống lần 2, ủ thêm 3 ngày là đạt chuẩn để đem chất vào trong nhà. Tùy điều kiện diện tích có thể trồng theo dạng trụ, kệ hoặc liếp.

Việc đưa rơm vào nhà để trồng nấm chất theo dạng kệ, trụ hoặc các dạng chất khác trên cao còn tiết kiệm được lượng rơm chân, giảm hao hụt đáng kể nguyên liệu. Nếu thông thường, chất ngoài trời phải sử dụng ít nhất 100 cuộn rơm cho lần chất, còn cách làm của chị Yến chỉ khoảng 35 cuộn rơm cho 1 nhà trồng. Nhờ có thị trường nên nghề trồng nấm ở huyện Phú Tân ngày càng phát triển mạnh. Riêng xã Phú Hưng có nhiều hộ trồng và hình thành tổ trồng các loại nấm hơn 4 năm nay. Toàn huyện Phú Tân có trên 10 nhà nấm áp dụng kỹ thuật mới đem lại năng suất vượt trội, chất lượng sạch, được thị trường đón nhận.

Mô hình trồng nấm rơm trong nhà được đánh giá khá thích hợp với những hộ không có mặt bằng lớn, dễ thực hiện nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế, cải thiện thu nhập. Đáng chú ý, qua các lớp đào tạo nghề trồng nấm và các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật đã tạo điều kiện cho nông dân các hộ nghèo học hỏi, tham quan thực tế để áp dụng hiệu quả ở địa phương.

ThS.Trần Trọng Triết

Tin liên quan

Tin mới hơn

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

LNV - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các làng nghề, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Yên Bái chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, hộ nghèo giảm mạnh.
Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

OVN - Đào tạo nghề giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho lao động nông thôn. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, đồng thời gắn đào tạo nghề với việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ giảm nghèo bền vững qua đó góp phần nâng cao đời sống, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

Tin khác

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

OVN - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các làng nghề, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Yên Bái chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, hộ nghèo giảm mạnh.
Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

OVN – Với lợi thế có đến 10 làng nghề truyền thống, những năm qua Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã có nhiều giải pháp để khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương. Trong đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được chú trọng nhằm tạo việc làm bền vững, góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới...
Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

OVN - Những năm qua, công tác khai đào tạo nghề nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động làng nghề, lao động nông thôn luôn được các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quan tâm thực hiện. Đặc biệt là khu vực miền núi, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được coi trọng để khôi phục các làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm góp phần xây dựng nông thôn mới.
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

LNV - Nhiều năm qua, các thầy cô giáo đang tác công tác giảng dạy tại điểm trường Phú Hải (thuộc Trường Tiểu học Phú Mỡ) thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên hằng ngày vẫn miệt mài gieo từng con chữ và tình yêu thương cho các em học sinh nơi đây.
Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

LNV - Đào tạo nghề là giải pháp căn cơ nhằm tạo việc làm, nâng thu nhập, giảm nghèo cho lao động khu vực nông thôn. Do vậy, thời gian qua, các cấp, ngành chức năng của tỉnh Lạng Sơn đã chú trọng thực hiện công tác này, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).
Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững

Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững

LNV - Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Tuy Phước được triển khai lồng ghép với các tiêu chí giảm nghèo bền vững, dạy nghề và tạo việc làm, góp phần thúc đẩy thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo đa chiều, bền vững trong xây dựng nông thôn mới.
Quảng Ngãi đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

Quảng Ngãi đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

LNV - Trong năm 2024, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho 100 lao động nông thôn, với mục tiêu sau khi tham gia học nghề có từ 80% trở lên số người học nghề có việc làm, thu nhập cao hơn so với trước khi chưa tham gia học nghề.
2 phương án BHXH 1 lần trong dự thảo Luật BHXH đã tối ưu

2 phương án BHXH 1 lần trong dự thảo Luật BHXH đã tối ưu

LNV - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định cơ quan soạn thảo đã nghiên cứu nhiều phương án nhận BHXH 1 lần, nhưng không có phương án nào khác ngoài 2 phương án nêu trong dự luật.
Ngày 12-5, diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động

Ngày 12-5, diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động

LNV - Sáng 3-5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã thông tin về việc tổ chức Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2024.
Nhiều lao động chưa khai thác tối đa quyền được hỗ trợ đào tạo nghề khi mất việc làm

Nhiều lao động chưa khai thác tối đa quyền được hỗ trợ đào tạo nghề khi mất việc làm

LNV -Vừa qua, tại 71 Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Phú Thọ: Giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số

Phú Thọ: Giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số

LNV - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và Chương trình giảm nghèo bền vững,từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh Phú Thọ đã giải quyết việc làm tăng thêm cho hơn 54.000 người, trong đó, lao động là người dân tộc thiểu số là 9.684 người, chiếm 17,8%.
Nghệ An: Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Nghệ An: Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn

LNV - Đào tạo nghề được xác định là một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gia tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó, thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Trung tâm dạy nhảy Bluesky Kids khai trương cơ sở 4

Trung tâm dạy nhảy Bluesky Kids khai trương cơ sở 4

LNV - Tiếp tục hành trình xây dựng môi trường học tập vui chơi lành mạnh, giúp trẻ nhỏ rèn luyện sức khỏe tốt, Trung tâm dạy nhảy Bluesky Kids khai trương thêm lớp năng khiếu mới tại quận Gò Vấp, TP. HCM.
Thành phố Hạ Long không còn hộ nghèo

Thành phố Hạ Long không còn hộ nghèo

LNV - Bằng nhiều giải pháp và hành động, cùng sự chung tay của toàn xã hội, đến nay TP Hạ Long không có hộ nghèo. Người dân khó khăn đã vươn lên mức sống trung bình.
Hà Nội: Phát động Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật thành phố lần thứ nhất

Hà Nội: Phát động Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật thành phố lần thứ nhất

LNV - Sáng 23-5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội tổ chức phát động Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật thành phố Hà Nội lần thứ nhất. Cuộc thi nhằm thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, áp dụng có hiệu quả các đề tài, giải pháp kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
TP. Vũng Tàu: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM thăm, trồng cây tại Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải Quân

TP. Vũng Tàu: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM thăm, trồng cây tại Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải Quân

LNV - Ngày 8/12, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh (HANE) đã có chuyến thăm Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải quân tại TP. Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Tại đây, đoàn công tác đã tặng đơn vị 5.000 cây xanh thông qua chương trình “Mộ
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết

Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết

LNV - Thời gian này, các Làng nghề trồng mai cảnh ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định đang tất bật cho việc chăm sóc mai cảnh để giữ lá xanh tốt chờ đến ngày lặt lá. Bởi, cuối tháng 11 âm lịch là thời điểm cây mai cảnh bắt đầu bước vào giai đoạn lặt lá để ch
Thạch Thất (Hà Nội): Thạch Hòa khai thác tốt tiềm năng vị trí trung tâm với các dự án lớn

Thạch Thất (Hà Nội): Thạch Hòa khai thác tốt tiềm năng vị trí trung tâm với các dự án lớn

LNV - Bí thư Đảng ủy – Chủ tịch UBND xã Thạch Hòa ông Nguyễn Văn Thá nhấn mạnh, Thạch Hòa nằm trong trung tâm các dự án lớn của Trung ương và Thành phố. Địa phương bao gồm: dự án khu Công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc, dự án ĐHQG Hà Nội, dự án tuyến đường cao tố
Doanh nhân Nguyễn Hồng Điệp Hồng Anh khoe nhẹ "khối tài sản khổng lồ"

Doanh nhân Nguyễn Hồng Điệp Hồng Anh khoe nhẹ "khối tài sản khổng lồ"

LNV - Tham gia Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024 tại Quảng Ninh, 4 người con của Doanh nhân Nguyễn Hồng Điệp Hồng Anh - Giám đốc Công ty TNHH Luxurysilk Việt Nam đã cùng nhau đoạt các huy chương danh giá của giải đấu.
Hà Nội công nhận 83 cơ sở đạt danh hiệu "Sử dụng Năng lượng xanh năm 2024"

Hà Nội công nhận 83 cơ sở đạt danh hiệu "Sử dụng Năng lượng xanh năm 2024"

LNV - Sở Công thương Hà Nội tổ chức lễ trao danh hiệu Cơ sở, công trình xây dựng sử dụng năng lượng xanh thành phố Hà Nội năm 2024.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động