Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 29°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 28°C Thừa Thiên Huế

Nghệ sĩ Nhân dân Thúy Cải: “Được hát quan họ hạnh phúc biết bao

LNV - Nói đến Nghệ sĩ Nhân dân Thúy Cải, nguyên Trưởng đoàn Dân ca quan họ Bắc Ninh, đại biểu Quốc hội khóa IX, trước hết phải nói đến cái duyên quan họ. Mảnh đất Kinh Bắc đã sản sinh ra nhiều nghệ sĩ quan họ nhưng để khán giả yêu, khán giả nhớ về một người “có cái duyên quan họ” thì không phải ai cũng may mắn như bà.
66 tuổi, bà đã có 50 năm hát dân ca và cống hiến cho sân khấu quan họ chuyên nghiệp. Có thể nói bà là kết tinh của nhiều vẻ đẹp, chỉ cần khoác trên mình bộ trang phục liền chị, chít chiếc khăn mỏ quạ, khán giả đã thấy ở bà toát ra những nét duyên quan họ đằm thắm, duyên từ giọng nói, miệng cười, duyên từ ánh mắt, dáng đi và hơn hết bà có cái duyên ngay ở chính giọng hát của mình.

Những năm tháng không thể quên

Sinh ra ở xã Phật Tích (nay thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), ngay từ những năm lên 6, Thúy Cải đã được người mẹ, vốn là người làng Ném Đoài, một trong những làng quan họ cổ, dạy hát những bài quan họ giọng vặt như: “Khách đến chơi nhà”, “Cây trúc xinh”, “Người ở đừng về”, “Ba sáu thứ chim”, “Lý Thiên Thai”... Hơn nữa, lại được sống trong một không gian làng quê đậm đà bản sắc với những câu hát quan họ khiến cô bé Cải ngày càng yêu thích và mong muốn được gắn cuộc đời mình với quan họ.

Tháng 5-1969, nghệ nhân Nguyễn Đức Siêu, sau là Trưởng đoàn đầu tiên của Đoàn Dân ca quan họ Hà Bắc có ý định chọn cô Canh, là chị gái của cô Cải vào Đội ca hát quan họ (lúc này chưa thành lập đoàn) vì nhan sắc có phần trội hơn. Thế nhưng, bà cụ thân sinh với kinh nghiệm của mình đã từ chối và kiên quyết cho cô em đi, vì theo bà “nhất thanh, nhì sắc”. Hơn nữa, bà thấy cô Cải có tố chất quan trọng của người hát, đó là “trường cổ đại thanh”. Đây chính là bước ngoặt trong cuộc đời của cô bé 16 tuổi.


NSND Thúy Cải với tiếng hát quan họ đi vào lòng đông đảo công chúng.


Thúy Cải là người thứ 9 được tuyển vào Đội ca hát quan họ. Nói là ca hát quan họ nhưng nhiệm vụ chính là sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và giới thiệu dân ca quan họ. Thúy Cải và các học viên nhập cuộc với bài hát “La rằng” (bài lề lối): “Hôm nay tứ hải giao tình/ Tuy rằng bốn bể nhưng sinh một nhà/ Hôm nay họp mặt giao hòa/ Nguyện xin nguyệt lão giăng già se duyên”. Lời có vậy mà cứ i a ư hự, học gần một tháng mà bẻ câu chưa thành.

Cuối năm 1969, cán bộ, diễn viên, nhạc công đã lên đến con số 30 người. Nơi tạm trú của Đội quan họ tại thôn Tĩnh Lộc, sau chuyển sang làng Lai (xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Ngoài học hát những bài quan họ cổ do nghệ nhân Nguyễn Đức Sôi truyền dạy, diễn viên và nhạc công được học các môn lý luận cơ bản tại Trường Văn hóa Nghệ thuật Hà Bắc. Ban đầu biết bao khó khăn, thiếu thốn như cơm phải đựng vào chậu đóng bằng gỗ, ăn tập trên sân kho đầm vôi cát, mỗi khi có cơn gió đi qua thì bụi bay mù mịt. Nhưng rồi khó khăn cũng qua, với một năm vừa học tập, vừa xây dựng tổ chức đơn vị, Đoàn dân ca quan họ Hà Bắc chính thức hình thành.

Kịch mục đầu tiên là ca cảnh “Cây sáo trúc” của tác giả Đào Thiệm cơ bản đã dựng xong. Tuy nhiên, dân ca quan họ là một thể loại ca hát trữ tình, với chức năng, nhiệm vụ của Đoàn lúc bấy giờ xem chừng chưa phù hợp. Vậy là Đoàn chuyển sang dựng các ca cảnh “Ngày hội năm xưa”, “Vào chùa”, “ Ông cháu”, “Giã bạn”… Đó là các ca cảnh quan họ được gom lại từ những nét sinh hoạt văn hóa tiêu biểu của quan họ rồi đưa lên sân khấu, sau gộp cả lại mang tựa đề “Quan họ ngày hội”.

Tháng 10-1970, Đoàn chuyển về xóm Chinh, làng Lũng Giang, xã Vân Tương, huyện Tiên Sơn (nay là huyện Tiên Du). Với phương châm bám vùng quan họ gốc để thực hiện nhiệm vụ sưu tầm các làn điệu, văn bản lời ca và lề lối sinh hoạt văn hóa quan họ… Còn về học hát quan họ cổ, hằng ngày diễn viên và nhạc công theo các nghệ nhân làm lụng ngoài đồng hay dọn dẹp ở nhà, tối đến mới có cơi trầu đến kính các bậc nghệ nhân xin được truyền lại cho những làn điệu, lời ca hay đôi ba câu đối đáp trước canh hát. Chuyện học hát những câu quan họ cổ dần dần đã có phần quen, nhưng lúc bấy giờ ở vùng quan họ mấy ai hát quan họ cổ (!), chỉ có đôi ba làn điệu được đặt lời mới phục vụ chính trị nên thường gọi là “Quan họ đài”, còn quan họ truyền thống gần như bị lãng quên. Hơn nữa, tại thời điểm đó nước nhà chưa thống nhất, kinh tế còn rất khó khăn, ai cũng lo làm lo ăn có nghĩ đâu đến việc ca hát.


Dân ca Quan họ đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.


“Mấy anh trai làng nghe chúng tôi học hát, cứ bảo chúng tôi học khấn tiên sư… Cũng buồn. Nhưng với nhiệt tình của tuổi trẻ nên việc học, việc sưu tầm và xây dựng chương trình biểu diễn vẫn cứ tiếp diễn trong nhiều tháng” - Nghệ sĩ Nhân dân Thúy Cải bồi hồi nhớ lại. Guồng máy đang có đà thì trận lụt lớn năm 1971 ập tới, cả vùng quan họ chìm trong biển nước, công tác phục vụ bão lụt lại đặt lên hàng đầu, lại chia năm xẻ bảy về từng xóm, thôn cùng bà con khắc phục hậu quả bão lụt. Cũng từ đây hai ca cảnh “Khóm trúc bên sông” và “Đống rạ ải” đã ra đời. Sau trận lụt, khó khăn vẫn chưa hết, Nhà nước phát động cán bộ, viên chức tự túc một phần lương thực. Chúng tôi về núi Hiểu, xã Quang Châu (nay thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) xin ruộng cày cấy. Ruộng chiêm trũng cấy gặt nước đều ngập tới thắt lưng, vị nào sợ đỉa thì khổ biết chừng nào. Yên ổn với những nhiệm vụ bất thường, công việc sưu tầm, xây dựng chương trình biểu diễn lại chóng mặt. “Đón bạn ngày xuân” là chương trình quan họ truyền thống thứ hai, mô phỏng cảnh liền anh, liền chị các làng quan họ luyện hát, sắm sửa chuẩn bị cho việc đón bạn kết nghĩa của mình khi mùa xuân tới”.

“Có công mài sắt có ngày nên kim”, sau khi kết thúc khóa học, Thúy Cải và các học viên đã sưu tầm và hát được hơn 200 làn điệu quan họ với hơn 500 bài ca quan họ. Trong đó có hàng trăm bài quan họ gốc thể hiện rõ những giá trị đặc trưng của loại hình dân ca đặc sắc phổ biến ở vùng quê Kinh Bắc cùng những lề lối sinh hoạt truyền thống. Các chương trình biểu diễn của Đoàn được các diễn viên, nhạc công thể hiện khá thuần thục. Sau đó, Đoàn có hai đợt biểu diễn báo cáo Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan quản lý văn hóa, các nhà nghiên cứu cùng cán bộ, nhân dân Thủ đô một cách thành công, khẳng định và gợi ra một tầm nhìn đúng đắn về dân ca quan họ nói riêng, nghệ thuật truyền thống Việt Nam nói chung. Đó là năm 1974. Cũng từ đấy biết bao đoàn khách trong và ngoài nước đã về Bắc Ninh nghe hát dân ca quan họ và đặc biệt là tìm hiểu về hát canh trong quan họ. Cũng năm ấy là cái mốc đánh dấu sự hồi sinh của dân ca quan họ, bởi đó là năm người dân miền Bắc xem bộ phim “Đến hẹn lại lên” mà trong đó Thúy Cải đã có một vai diễn để đời. Cùng với việc đưa Đoàn đi biểu diễn phục vụ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và khách quốc tế xem, quan họ Bắc Ninh đã thực sự “sống lại” như lời nhận xét của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Hoàng Minh Giám lúc bấy giờ.

Đã khẳng định mình thì phải gánh vác nhiệm vụ mới, năm 1975, khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Nam - Bắc sum họp một nhà, Đoàn chính thức nhận kế hoạch biểu diễn phục vụ nhân dân hằng năm. Những buổi biểu diễn phục vụ quân và dân, máy phát điện được cải tiến từ máy bơm nước Ba Lan, phương tiện vận chuyển thì bằng xe cải tiến, xe bò, người kéo, xe đạp cá nhân… Buổi đầu tiên tại bãi chiếu bóng đồi Lim, đúng là trời vui, đất vui, nhân dân vui - một môn nghệ thuật được đưa lên sân khấu hoàn toàn mới mẻ. Anh chị em trong Đoàn ai nấy đều phấp phỏng lo âu về cái “vạn sự khởi đầu nan” này. Trong tâm trạng đan xen vui mừng, lo âu khó ai đo đếm, các đồng chí lãnh đạo còn lo gấp bội. Nhưng rồi phấn khởi bất ngờ. Mới chập tối điểm bán vé vừa lên đèn mà khán giả đã từ các ngả đường ùn ùn kéo đến. Vé bán không kịp, người dồn vào bãi mỗi lúc một đông, cửa xé vé ùn tắc, xé vé không kịp, chen chúc, cản không xong, rồi vỡ òa tháo khoán... Với Thúy Cải, việc khán giả ủng hộ cho đêm diễn thành công là niềm hạnh phúc lớn nhất rồi.

Chuỗi ngày tươi sáng đang bừng chiếu thì đột nhiên xuất hiện nhiệm vụ mới. Thúy Cải và các nghệ sĩ lại hành quân lên biên giới phía bắc phục vụ các chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu bảo vệ biên cương Tổ quốc. Từng tốp, từng tốp hát “chay”, không có thiết bị, mưa rét vẫn hát. Mặc bom rơi, đạn nổ, tiếng hát, tiếng đàn của các nghệ sĩ vẫn nồng cháy, vút bay làm ấm lòng bao chiến sĩ. Những năm đầu của thập niên 80, nhiều chương trình thể nghiệm được dàn dựng như “Sự tích trầu cau”, “Đôi ngọc lưu ly”, “Chuyện tình Tiên Du”; các ca cảnh như “Khúc hát đảo xa”, “Khúc hát làng sông”. Các chương trình ca múa nhạc cùng với các chương trình quan họ truyền thống đã giới thiệu tới đông đảo khán giả trong và ngoài nước, đóng góp tích cực vào việc bảo tồn và lan tỏa di sản quan họ trong đời sống đương đại.

Vẫn đắm say trên con đường đã chọn

Nhiều người yêu quan họ đều nhận xét rằng nghe Thúy Cải hát một lần sẽ nhớ, nhớ rồi sẽ thích, thích rồi sẽ mê. Với bà, dù biểu diễn trên sân khấu đơn sơ nơi vùng sâu, vùng xa hay sân khấu sang trọng ở nước ngoài, dù biểu diễn cho những người dân lao động chân lấm tay bùn hay những chính khách thì cứ được hát quan họ là hạnh phúc biết bao. 50 năm trong nghề, ngoài giọng hát quan họ say đắm lòng người thì bà còn là vị lãnh đạo hết lòng vì công việc. 12 năm trên cương vị Trưởng đoàn Dân ca quan họ Bắc Ninh, Thúy Cải không chỉ nỗ lực để anh chị em trong Đoàn sống tốt bằng nghề mà còn cố gắng để quan họ đến được với nhiều vùng quê trong cả nước. Bà đã nhiều lần đi nói chuyện trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa ở các trường học để lớp trẻ hiểu và yêu quan họ cũng như văn hóa của người quan họ.

Có một công việc mà Nghệ sĩ Nhân dân Thúy Cải cũng rất miệt mài, tâm huyết, đó là giảng dạy tại các cơ sở đào tạo quan họ ở Bắc Ninh, Bắc Giang. Theo bà, một giọng hát quan họ hay thì phải vang, rền, nền, nảy, mà “nảy” trong quan họ rất quan trọng nhưng không phải ai cũng hát được. Muốn giọng hát “nảy” được thì thế hệ trẻ phải học hỏi rất nhiều, ngoài học trường lớp còn phải học các nghệ nhân ở các làng quan họ cổ cùng quá trình tập luyện kỳ công. Đặc biệt, bà rất quan tâm đến việc truyền tình yêu quan họ đến với các em nhỏ. Bởi theo bà, chính các em sẽ góp phần không nhỏ trong việc giữ gìn và bảo tồn văn hóa truyền thống của quê hương. Được biết, khoảng 10 năm trở lại đây, khi đã trở về quê nhà dưới chân núi Bất Lự (xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) sinh sống, cứ mỗi chủ nhật bà lại đứng lớp dạy các em nhỏ hát quan họ. Những giá trị của làn điệu dân ca truyền thống từ bao đời nay là không thể phủ nhận vì thế những lớp học truyền khẩu như vậy dường như là biện pháp tốt nhất để có thể truyền thụ một cách rõ ràng, hiệu quả nhất những tinh hoa truyền thống.

Với những đóng góp không ngừng nghỉ cho dân ca quan họ nói riêng, cho âm nhạc truyền thống nói chung, bà đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Nghệ sĩ Nhân dân vào năm 2015. Thế nhưng, trò chuyện với tôi hôm nay, trong một buổi chiều đông 2019, bà lại bảo rằng: Danh hiệu ấy là rất quý nhưng quan trọng và hạnh phúc hơn là đi đến đâu người ta cũng biết đến bà và mong muốn được trực tiếp nghe bà hát.

Đạt được những thành công trong ngày hôm nay, bà vẫn luôn tâm niệm nếu không có chồng con thì mình không làm được gì hết. Học cùng nhau ở Trường Văn hóa Nghệ thuật Hà Bắc rồi sau này công tác cùng Đoàn (chồng bà phụ trách âm thanh, ánh sáng), vợ chồng bà luôn kề vai sát cánh trong mọi hành trình. Ngoài làm việc ở Đoàn quan họ, bà còn tham gia HĐND tỉnh, là đại biểu Quốc hội khóa IX (1992-1997). Như vậy có nghĩa là công việc rất bận rộn, chồng bà đã tự nguyện lùi về phía sau, lo lắng, chăm sóc con cái, nhà cửa cho bà yên tâm công tác. Có lẽ vì vậy bà luôn cảm thấy may mắn vì có hậu phương vững chắc là gia đình. Vì thế, dù cho có những lúc thăng hoa trên sân khấu nhưng không bao giờ bà quên phép tắc gia phong và giữ gìn chính mình trong lề lối nghiêm ngặt của người quan họ. Bởi vậy, bà có một cuộc sống hạnh phúc, đầm ấm nhiều người mơ ước. Được biết, người con gái lớn của bà là chị Lê Ngọc Lương, hiện là Trưởng Phòng Nghệ thuật quần chúng, Trung tâm Văn hóa tỉnh Bắc Ninh, cũng đang tiếp nối người mẹ của mình để lan tỏa dân ca quan họ nói riêng và văn hóa nghệ thuật nói chung.

Đến bây giờ mặc dù đã nghỉ hưu, nhưng trong lòng bà vẫn còn canh cánh với ước mơ quan họ ngày nào. “Cái phải ghi nhớ đó là ai đã tạo ra và để lại cho người dân Bắc Ninh hôm nay nền văn hiến Kinh Bắc, trong đó có quan họ. Nhân dân biết trân trọng nền văn hiến của địa phương mà giữ gìn đến ngày nay, để Thúy Cải cùng bao nghệ sĩ khác được thừa hưởng hương thơm ấy, để rồi được vinh danh. 50 năm - nửa thế kỷ, dài mà ngắn. Dài ngắn đâu kể, mà là kể cái ta được thừa hưởng hương thơm của dân ca quan họ; ngược lại chúng ta tri ân được bao nhiêu cho sự trường tồn của dân ca quan họ, ấy mới là điều cần gắng sức. Các bạn trẻ hãy vì nghệ thuật mà lao động, sáng tạo để xứng đáng với những giá trị văn hóa quan họ mà người xưa để lại, xứng với miền quê văn hiến mà mình đã sinh ra. Nay thế hệ đi trước đang bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi” muốn vương vấn với quan họ mà lực bất tòng tâm. Tương lai trên con đường gìn giữ và phát triển dân ca quan họ nhờ cậy cả vào thế hệ hôm nay. Những mong các bạn hãy đem loại hình nghệ thuật hát dân ca quan họ Bắc Ninh hòa vào cuộc sống bằng tâm huyết thực sự và tài năng sáng tạo của thời đại mới. Như vậy dân ca quan họ Bắc Ninh sẽ mãi mãi trường tồn và lan tỏa”, Nghệ sĩ Nhân dân Thúy Cải nghẹn ngào chia sẻ.

Kỳ lạ thay cuộc đời của một người nghệ sĩ với gần 70 năm tuổi đời, 35 tuổi đảng, 50 năm gắn bó, sắt son với quan họ nhưng nét duyên quan họ vẫn còn nguyên, cả thanh và sắc vẫn giữ được bền, chỉ chín chắn hơn, đằm thắm hơn và sâu nặng nghĩa tình hơn mà thôi. Có lẽ vì thế mà người bạn diễn suốt nửa thế kỷ của bà là Nghệ sĩ Ưu tú Quý Tráng từng nhận xét rằng: “Quan họ sinh ra để dành cho Thúy Cải như một bông hoa nguyên chất không cần cấy ghép”.

Bài và ảnh Ngô Đăng Khoa

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

LNV - Trong làn sóng phát triển nông nghiệp gắn với văn hóa bản địa và thương mại hóa sản phẩm truyền thống, bánh tráng làng Tày Đam Rông đang dần khẳng định vị thế như một sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của vùng cao phía Bắc tỉnh Lâm Đồng. Việc xác lập nhãn hiệu chứng nhận không chỉ bảo hộ sở hữu trí tuệ mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững.
Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

LNV - Vào một dịp cuối xuân, tôi đến thăm gia đình Nghệ nhân Đỗ Phi Thường. Nhà anh ở thôn 4, xã Chàng Sơn, huỵện Thạch Thất, Hà Nội (nay là xã Tây Phương, Hà Nội), địa danh này trước gọi là xóm Mã Lão, một xóm đã sinh ra nhiều người thợ mộc giỏi giang, nổi tiếng như cụ Cả Bỉnh, cụ Hai Thuyết, cụ Văn Kính, cụ Hai Xuân, Cụ cả Luân... góp phần làm đẹp và để lại cho đời nhiều tác phẩm nhà gỗ, đình, đền, chùa và những bức tranh, tượng tuyệt tác tồn tại đến ngày nay.
Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời

LNV - Nghề dệt lụa ở làng Đốc Tín, xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, Hà Nội (nay là xã Hương Sơn, Hà Nội) đã có một thời gian phát triển mạnh mẽ.
Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội và Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị chuẩn bị cho Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025.
Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

LNV - Làng hoa giấy Thanh Tiên - cái nôi của nghệ thuật làm hoa giấy truyền thống - một nghề không chỉ tạo ra những đóa hoa rực rỡ mà còn chắt lọc tinh hoa của văn hóa tâm linh, của bàn tay khéo léo và tình yêu dành cho di sản dân tộc.
Giữ hồn quê qua từng mối đan

Giữ hồn quê qua từng mối đan

LNV - Giữa vùng núi rừng xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai (xã Phan Rang, Lục Yên , Yên Bái cũ), thôn Rầu Chang vẫn rộn ràng tiếng chẻ tre, vót nan – âm thanh thân quen của nghề đan rọ tôm. Nghề thủ công tưởng chừng chỉ gắn với miền sông nước nay đã bén rễ, lớn lên từ chính bàn tay cần mẫn của người vùng cao. Trải qua bao đổi thay, nghề không chỉ là kế sinh nhai mà còn là niềm tự hào, là nhịp sống không thể thiếu của người dân nơi đây.

Tin khác

Cổng làng trong lòng phố

Cổng làng trong lòng phố

LNV - Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa bản nhạ
Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

LNV - Các sản phẩm của làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng (Lào Cai) mang nét riêng khó trộn lẫn: Họa tiết tinh xảo, màu sắc rực rỡ, vừa truyền thống vừa hiện đại, là món quà lưu niệm hấp dẫn du khách.
Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

LNV - Được thiên nhiên ưu đãi chất đất đỏ độc đáo, Vĩnh Long từ lâu đã nổi tiếng là thủ phủ gốm của miền Tây Nam bộ. Giữa biến động thời cuộc và sự mai một của làng nghề truyền thống, nơi đây hiện đang thắp lại ngọn lửa nghề bằng sự kết hợp giữa di sản và đổi mới, với vai trò tiên phong của những người nghệ nhân giàu tâm huyết.
Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề

LNV - Nằm cách TP. Huế khoảng 7km về hướng Tây Nam, làng hương Thủy Xuân (TP Huế) ẩn mình dưới chân đồi Vọng Cảnh, bên dòng sông Hương thơ mộng. Nơi đây, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm hương trầm thơm trên đất thần kinh của người dân đã nức tiếng xa gần. Trong những năm trở lại đây, làng hương này còn trở thành địa điểm tham quan đặc sắc của du khách trong và ngoài nước.
Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

LNV - Với định hướng và mong muốn phát triển dài hạn tại Việt Nam, thương hiệu trà sữa CHAGEE xem việc đồng hành giúp bà con nông dân xây dựng mô hình vùng nguyên liệu thí điểm là hành động cần thiết để góp phần thúc đẩy nông nghiệp bền vững, minh bạch và gắn kết với cộng đồng địa phương.
Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị về việc tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025. Đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và đồng chí Võ Văn Hưng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì hội nghị.
"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

LNV - Nếu phải xác định một điểm khởi đầu cho hành trình chuyển đổi số tại huyện Phú Xuyên, thì đó không phải là hạ tầng, công nghệ hay những con số đầu tư hàng chục tỷ đồng, mà chính là yếu tố con người - những người dám nghĩ, dám làm, dám tiên phong.
Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

LNV - Giữa dòng chảy hiện đại hóa, những nghề truyền thống như dệt thổ cẩm và đan lát của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) vẫn được gìn giữ bền bỉ qua nhiều thế hệ. Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ cao, các sản phẩm thủ công còn là biểu tượng văn hóa độc đáo, gắn liền với đời sống núi rừng và tâm hồn người Hrê. Nhờ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, những nghề xưa không chỉ sống lại mà còn trở thành điểm nhấn trong phát triển du lịch cộng đồng địa phương.
Mùa sen ở hồ Tây

Mùa sen ở hồ Tây

LNV - Vào dịp tháng 6 này, trên khắp các ao, đầm trồng sen ở khu vực hồ Tây (quận Tây Hồ) rộn ràng không khí thu hoạch, chụp ảnh với hoa. Sen trồng ở đây là sen bách diệp với bông to có 100 cánh, mùi thơm đượm mang một nét đặc trưng riêng của hồ Tây mà không nơi nào có được.
Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

LNV - Bắc Ninh là một tỉnh nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến làng nghề đúc đồng Đại Bái, trước đây gọi là làng Văn Lãng (hay còn gọi là làng Bưởi Nồi), thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Từ lâu, làng đã nổi danh với nghề đúc đồng, chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo.
Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

LNV - Việc đưa các sản phẩm làng nghề lồng ghép trong các cuốn sách là cách thức hiệu quả để quảng bá thương hiệu, tăng cơ hội xuất khẩu.
Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

LNV - Hà Nội là mảnh đất hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, nơi lưu giữ hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề truyền thống. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, việc bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề đang đứng trước nhiều thách thức. Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) được xác định là một trong những giải pháp chiến lược giúp Hà Nội bảo tồn văn hóa làng nghề một cách hiệu quả và bền vững.
Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

LNV - Theo UBND huyện Gia Lâm, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2738/QĐ-UBND, cho phép Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp xã Dương Xá sử dụng địa danh “Dương Xá” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Nông sản chế biến Dương Xá”.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

LNV - Trong số sáu cá nhân vừa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” vì những cống hiến đặc biệt trong gìn giữ và phát huy di sản nghề thủ công mỹ nghệ, tỉnh Quảng Nam vinh dự có hai đại diện: Ông Lê Đức Hạ (nghệ nhân gốm ở TX Điện Bàn) và ông Huỳnh Sướng (nghệ nhân mộc tại TP Hội An).
Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

LNV - ’’Nơi tôi sinh: Làng Phùng Xá- Huyện Thạch Thất gần Chùa Thầy- một làng quê nghèo nhưng dân quê tôi thật thà lắm… “ Một câu nói cũng rất thật thà chân chất đến từ người đàn ông có ánh mắt kiên định, khuôn mặt sáng có chút lãng tử như một hoạ sĩ. Đó là anh Chu Văn Ân, nghệ nhân gỗ lũa Trai Vàng.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng trao tặng danh hiệu Nghệ nhân - Bàn tay vàng Làng nghề năm 2025.

Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng trao tặng danh hiệu Nghệ nhân - Bàn tay vàng Làng nghề năm 2025.

LNV - Sáng 11/07/2025 , tại trụ sở Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng số 635, Ngô Gia Tự, Đằng Lâm, Hải An, Hải Phòng. Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng tổ chức trọng thể Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng về việc công nhận danh hiệu Nghệ nhân - Bàn tay Vàng Làng nghề TP Hải Phòng năm 2025.
Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng

Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng

Mong muốn mang đến những trải nghiệm mới lạ, chất lượng, XinTravel Hub chính thức giới thiệu chương trình Du lịch sáng tạo (Creator Travel), chủ đề “Viết hành trình trong ta”.
Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

LNV - Vừa qua, Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025 đã mang lại nhiều trải nghiệm hấp dẫn cho du khách và cơ hội hợp tác thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp.
Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công

LNV - Công tác khuyến công ở Tây Ninh đã lan tỏa lợi ích, giúp các cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp nông thôn cải thiện năng suất, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

LNV - Hoạt động khuyến công tại Thanh Hóa đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. facebook
Giao diện di động