Nghề rèn
Lò rèn trên sông (Ảnh minh họa: Nhật Minh)
Nhiều người còn nhớ cái lò rèn của ông Sáu Lâm, ở vàm rạch Ba Chùa, thuở ấy nhộn nhịp ra sao. Ngày vừa hừng đông mà đã nghe tiếng quai búa đập vang xa cả một đoạn sông. Khách hàng đa số là những người từ Biển Bạch Tây, Biển Bạch Đông, Tân Bằng… ra chợ huyện ghé qua đặt hàng, lấy hàng, hay sửa nông cụ. Lò rèn nổi lửa là có xuồng ghé bến, nhộn nhịp suốt cả ngày… Nơi đây cũng là bến tàu đò chạy tuyến đường Cà Mau - Rạch Giá thường ghé đón và trả khách. Ở Thới Bình, ít ai không biết đến lò rèn ở vàm rạch Ba Chùa.
Nghề rèn là một nghề vất vả. Người thợ rèn hay những thợ phụ quai búa đập đều phải có sức dẻo dai và thân thể cơ bắp để làm việc từ hừng đông cho đến chiều tối. Sức nóng của miếng phôi thép được nung lên hàng ngàn độ và cái lò than lúc nào cũng đỏ rực từ người thụt ống bể bằng tay một cách điêu luyện. Người thợ cả là linh hồn của lò rèn, vừa có tính kiên nhẫn vừa khéo tay. Để có một sản phẩm ra đời, từ miếng phôi thép, phải trải qua nhiều công đoạn, như nung đỏ, đưa lên đe đập, đàn… để dần thành hình dạng của sản phẩm, rồi mài giũa, trui… Các lò rèn thường sử dụng nhiếp xe hoặc mảnh vỏ đạn 105 ly để làm phôi rèn.
Ngày trước, mỗi lò rèn cần có ít nhất 4-5 lao động. Ngoài người thợ cả còn có 2 thợ phụ quai búa, một người thổi bể và một người làm nguội, tức là làm láng, mài giũa. Người thợ cả thường có tuổi trung niên, bởi quá trình học việc và trở thành thợ cả phải trải qua nhiều năm, tích luỹ nhiều kinh nghiệm cho tay nghề. Những người còn lại trong lò rèn, chủ yếu là thanh niên trai tráng. Những người thợ làm việc cùng nhau thường tạo nên sự nhịp nhàng, ăn ý trong công việc. Từ miếng sắt thép bất kể kích thước, người thợ cả có thể tính ra rèn được những sản phẩm nào, từ đó chặt ra những miếng phôi vừa với khối lượng mà sản phẩm cần. Sau khi phôi được nung đỏ, thợ cả dùng kềm gắp đưa lên đe để thợ phụ quai búa đập. Những nhát búa mạnh mẽ, đều đặn, dứt khoát và đúng đích của 2 thợ phụ thay phiên nhau liên tục theo ý muốn của thợ cả qua sự dịch chuyển và trở qua, trở lại miếng phôi trên đe… Vậy là từ một miếng phôi thép, qua nhiều lần nung đỏ và đập, đàn, đã trở thành một sản phẩm cần thiết phục vụ quá trình lao động của con người! Mỗi ngày, trung bình một lò rèn có thể rèn được chục cây phảng.
Trước khi hoàn chỉnh một sản phẩm, phải qua khâu mài, giũa. Đây là khâu làm đẹp cho sản phẩm dưới bàn tay người thợ. Ngày trước, tất cả các khâu đều làm thủ công, cho nên mài là bằng đá mài và giũa thì bằng giũa bản. Sau cùng là đưa vào lò trui trước khi xuất xưởng. Cái tài của người thợ cả là trui cỡ nào thì vừa, không già hoặc không non lửa. Nếu già lửa thì khi sử dụng lưỡi sẽ giòn, dễ bị mẻ. Còn non lửa thì lưỡi bị mềm, mau lụt. Người thổi bể lò rèn cũng không phải là tay ngang, nghĩa là cũng phải qua luyện tập để rành công việc. 2 ống bể là nguồn cấp không khí cho lò đượm lửa. Khi cần tăng nhiệt độ nung thỏi phôi thép, thì 2 tay cầm 2 cây thụt ống bể phải làm việc liên tục. Nhưng quan trọng là thụt thế nào để ngọn lửa lò không phập phù mà lên thật đều, khó hơn học chèo xuồng nhiều!
Ngày trước, những người thợ rèn dù không giàu có nhưng cuộc sống đầy đủ. Nhà ông Sáu Lâm cũng là gia đình khá giả thời ấy. Ngày nay, qua một thời gian dài đất nước phát triển, cuộc sống của người dân cũng được cải thiện. Những nông cụ cho sản xuất thủ công ngày trước đã dần được thay thế bằng máy móc. Những cánh đồng ngày nay chủ yếu được làm đất bằng máy cày thay vì phảng phát cỏ ngày xưa, cùng những vuông tôm quanh mùa nhấp nhô sóng nước, đã kết thúc một thời kỳ người nông dân gắn liền với cây phảng và cây cào cỏ trên đồng ruộng.
Lò rèn của ông Sáu Lâm ở vàm rạch Ba Chùa ngày nay không còn ở vị trí cũ. Cái nền đất ở vàm rạch ngày nào một thời nhộn nhịp suốt ngày vang tiếng búa, nay đã sạt lở, không còn nhận ra. Con trai ông tiếp tục nối nghiệp ông, nhiều năm rồi dựng cái lò rèn ở ven lộ, bởi đường sông đâu còn xuồng ghe qua lại như xưa, khi đường lộ đã kết nối mọi nơi. Công việc xem ra nhẹ nhàng hơn ngày trước. Nhờ có điện lưới nên có thể sử dụng quạt tự chế để thổi lò thay cho người thụt bể. Khâu mài, giũa cũng bằng máy. Sản phẩm rèn chủ yếu bây giờ là các loại dao phục vụ nhu cầu cuộc sống của người dân trong vùng. Ngày nay, dù người ta bày bán rất nhiều loại dao bằng công nghệ đúc, mẫu mã đẹp, giá rẻ, nhưng nhiều người vẫn có thói quen sử dụng dao rèn, bởi nó bền, bén lâu. Như những thớt thị heo ở chợ chỉ dùng dao rèn, bởi xẻ thịt, chặt xương thoải mái. Nhờ vậy lò rèn của thế hệ hậu duệ ông Sáu Lâm, dù không còn nhộn nhịp như xưa nhưng vẫn thường đỏ lửa. Con cháu ông vẫn còn sống được với nghề rèn.
Nghề rèn đã qua thời kỳ thịnh hành và ngày càng thu hẹp. Rồi đến một lúc nào đó sẽ chấm dứt sự hiện diện của mình sau một giai đoạn trong quá trình phát triển của đời sống con người. Trên những cánh đồng ngày nay, nhiều công đoạn máy móc đã thay thế sức người nông dân. Cũng như một vài nghề khác, chẳng hạn như nghề đóng xuồng, rồi sẽ chỉ còn trong ký ức của một thời./.
Bài và ảnh: Nguyễn Sông Trẹm
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
23:38 | 30/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô
09:53 | 29/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
“Hội An - Làng nghề lên số” đạt giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ninh Bình: Xã Khánh Dương đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
11:46 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề vùng hồ Thác Bà
09:43 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề
11:01 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Về làng “May mặc đệ nhất Hà thành”
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thu hút 120.000 nghệ nhân, chuyên gia và 3.000 nhà khoa học vào trường nghề
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngọt ngào mùa nhãn quê tôi
10:59 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thạch Thất (Hà Nội): Thạch Hòa khai thác tốt tiềm năng vị trí trung tâm với các dự án lớn
09:29 Kinh tế
Doanh nhân Nguyễn Hồng Điệp Hồng Anh khoe nhẹ "khối tài sản khổng lồ"
09:00 Sức khỏe - Đời sống
Hà Nội công nhận 83 cơ sở đạt danh hiệu "Sử dụng Năng lượng xanh năm 2024"
23:00 Tin tức
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 Làng nghề, nghệ nhân
Thơm ngon bánh giầy nếp bầu Tam Mỹ
09:25 OCOP