Nghề làm gốm Bàu Trúc truyền thống của người Chăm
Làng Bầu Trúc (hay còn gọi Vĩnh Thuận) có tên theo địa danh Chăm là “Palei Hamu Craok” thuộc khu phố 7, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Làng nằm trên quốc lộ I, các thị xã Phan Rang 9 km về phía Nam. Với số dân khoảng 460 hộ, 2.748 ngàn người, trong đó có hơn 95 % số hộ gia đình làm nghề gốm (1).
Sản phẩm gốm Bàu Trúc
Làng gốm bàu Trúc Ninh Thuận thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Ngôi làng này là một trong số những ngôi làng cổ bậc nhất ở Ninh Thuận, cũng là ngôi làng nổi tiếng với các sản phẩm gốm thủ công và kỹ thuật nung gốm độc đáo. Gốm Bàu Trúc được ngợi ca là sản phẩm thủ công mang nét đặc trưng không lẫn với gốm nơi khác của tỉnh Ninh Thuận.
Gốm Chăm hầu hết do phụ nữ làm bằng tay và “mẹ truyền con nối” từ đời này sang đời khác. Gốm làm bằng loại đất sét (lan) có độ kết dính khá cao, được thợ gốm lấy từ một loại đất ruộng gần bờ sông do phù sa bồi tụ lâu năm mà thành.
Nguyên liệu làm gốm của người Chăm làng Bàu Trúc là: đất sét, cát, nước ngọt trong đó đất sét ở làng Bàu Trúc với độ kết dính đặc biệt, một chất liệu đặc biệt để chế tác sản phẩm gốm Bàu Trúc.
Để tạo được một dáng gốm hoàn chỉnh người thợ gốm phải qua 6 công đoạn nhỏ như sau : Làm đất – Nặn hình – Chà láng gốm – Trang trí hoa văn – Tu sửa gốm – Nung gốm.
Nghệ nhân tạo hình sản phẩm
Trong quá trình làm gốm, thợ gốm Chăm thực hiện nhiều khâu kĩ thuật khá phức tạp. Từ khâu làm đất, tạo hình đến nung gốm, họ hoàn toàn sử dụng bằng tay. Từ đó việc nặn gốm đòi hỏi thợ gốm phải có tay nghề cao, đạt đến độ tinh xảo thì mới có thể cùng một lúc kết hợp nhiều thao tác phức tạp để tạo thành một sản phẩm gốm có dáng tròn đều đặn.
Từ một khối đất người thợ gốm Bàu Trúc sẽ nặn, tạo hình thành nhiều loại sản phẩm khác nhau như: Hình tháp Chăm, tượng vũ nữ Apsara sinh động, những cô gái Chăm đội nước duyên dáng, hay những vật dụng trong cuộc sống thường nhật... Sau khâu tạo dáng là khâu trang trí những hoa văn, các hoa văn chính có hình sóng nước, hình tam giác, tứ giác, hình vuông hay tròn, hình trăng khuyết, hình xoắn, hình cây, hình que, hoa lá, hoa văn chữ S, vỏ sò, ốc, hoặc những hoa văn hình hoa lá cách điệu.
Bố cục trên các tác phẩm gốm thể hiện tự nhiên, phóng khoáng, tối giản. Hoa văn thường trang trí ở vai gốm, hoặc tạo đường viền ở vai và gần đáy gốm, hiếm khi họ trang trí toàn than gốm. Theo các nghệ nhân người Chăm làng Bàu Trúc là cộng đồng người Chăm Ahier, họ kiêng kỵ vẽ hoa văn hình động vật, hình người trên gốm bởi quan niệm hỏa táng (nghi thức trong lễ tang của người Chăm Bàlamôn). Gốm Bàu Trúc được nung lộ thiên nên trước khi xếp gốm, người thợ phải xếp các nguyên liệu nung (củi, rơm, trấu) thành những lớp nền nhất định. Những kỹ thuật này vừa quyết định chất lượng của sản phẩm gốm vừa khẳng định những giá nghệ thuật thể hiện trên gốm.
Ngày nay, bên cạnh gốm cổ truyền, ngừời Chăm Bầu Trúc còn làm ra một số mẫu mã mới khác nhau như các loại bình, lọ, lồng đèn với những kiểu dáng khác nhau. Mặc dù vậy, những mẫu mã mới này còn nghèo nàn, chưa đa dạng, chủ yếu là những loại bình, lọ, miệng loe, có tai dùng để cắm hoa, trang trí trong khách sạn và bán cho khách khu du lịch. Để khắc phục sự nghèo nàn của mẫu mã gốm Chăm, ngày nay người Chăm Bầu Trúc còn làm các loại tượng bằng gốm, chủ yếu là họ sao chép hoặc sáng tác mô phỏng từ tượng đá truyền thống của người Chăm như tượng Aprasa, Siva; một số tượng sáng tác về chủ đề con người như tượng Bà Mẹ Chăm, tượng Phụ nữ đội nước và tượng động vật như trâu, dê, rắn, rùa. Sản xuất các loại gốm mới này, nghệ nhân làng gốm Bầu Trúc đã mạnh dạn sáng tạo ra nhiều mẫu mã, hoa văn trang trí mới nhưng họ vẫn giữ kĩ thuật làm gốm truyền thống. Những sản phẩm gốm mới này, mới tự phát theo cảm hứng, chập chững bước vào thị trường và chưa thực sự thu hút kháck hàng.
Nghề gốm cổ truyền của người Chăm Bầu Trúc là một trong hai nghề thủ công truyền thống (nghề gốm và nghề dệt) còn tồn tại ngày nay trong di sản văn hoá của người Chăm Ninh Thuận. Làng gốm này vẫn còn bảo lưu những giá trị văn hoá, nó không chỉ lưu giữ kĩ thuật thủ công truyền thống mà còn giữ nguyên vẹn cấu trúc của một làng nghề, từ hình thái xã hội, quan hệ tộc người, tổ chức lao động sản xuất, hoạt động kinh tế, trao đổi hàng hóa cho đến tôn giáo, tín ngưỡng … đều mang đậm nét cơ chế của xã hội mẫu quyền gắn với nghề thủ công truyền thống từ xa xưa. Ngày nay, làng gốm này đã được quy hoạch thành làng nghề thuộc khu phố 7, thị trấn Phước Dân, Ninh Phước, Ninh Thuận. Do đó cơ cấu làng gốm cổ truyền của ngưới Chăm Bầu Trúc cũng đang trên đường thay đổi và sự thay đổi này, nếu những nhà quy hoạch không lưu ý thì cơ cấu làng nghề này sẽ bị phá vỡ.
Nghề gốm có vị trí quan trọng đối với người dân làng Bàu Trúc bởi các giá trị: lịch sử, kinh tế, khoa học, văn hóa - xã hội và nghệ thuật. Do vậy, việc bảo tồn nghề gốm truyền thống vừa mang ý nghĩa kinh tế vừa là sự bảo tồn một trong những nghề thủ công truyền thống quan trọng của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận còn lại đến nay. Với những giá trị đặc sắc, nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm Bàu Trúc là dấu ấn của lịch sử, của văn hóa - xã hội, được cộng đồng người Chăm làng Bàu Trúc thừa nhận, bảo tồn và lưu giữ qua nhiều thế hệ, góp phần cho bức tranh văn hóa Chăm thêm đa dạng và lung linh sắc màu.
Xuân Mạnh(TH)
Tin liên quan
Tin mới hơn
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường