Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Nghệ An: Làng trống Thanh Văn

LNV - Không hình thành làng nghề đặc trưng, nhưng tại huyện Thanh Chương (Nghệ An) có một làng nghề làm trống lâu đời nổi tiếng mà những người sành sỏi về trống thường rỉ tai nhau về đây đặt hàng. Đó là làng nghề trống xã Đại Đồng dọc dốc Rạng, trên đường Quốc lộ 46. Với quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu là của anh em nhà họ Phan nhưng hàng năm nơi đây vẫn tạo ra hàng trăm chiếc trống xứ “Nhút” ấn tượng mà tiếng vang của nó khiến bất kỳ ai cũng cảm thấy rạo rực, phấn khích.
Hậu duệ đời thứ 9 và những bí kíp gia truyền độc đáo

Từ xã Hưng Tây, Hưng Nguyên, tổ tiên dòng họ Phan đã mang nghề làm trống gia truyền nức tiếng thời đó về đặt những viên gạch đầu tiên mở ra nghề làm trống tại mảnh đất Thanh Văn (nay là xã Đại Đồng, huyện Thanh Chương).

Chúng tôi tìm về xưởng sản xuất trống lớn và lâu đời nhất của ông Phan Văn Cư (sinh năm 1959). Trong cơ ngơi khang trang có đủ các loại trống từ trống chầu, trống lân, trống nhạc lễ, trống đại…đã hoàn thành chuẩn bị giao cho khách, ông Cư - người hậu duệ đời thứ 9 của làng trống Thanh Văn, say sưa giới thiệu và đánh thử trống cho khách hàng xem.

Theo ông Cư, việc lựa chọn nguyên liệu có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định tiếng vang và độ bền của một chiếc trống. Trong các loại gỗ thì gỗ mít là loại gỗ dẻo nhẹ, ít co giãn, “đánh ít vang nhiều”, đặc biệt gỗ càng già, âm thanh thu được càng vang vọng. Cũng vì thế, những chiếc trống truyền thống từ xưởng của ông sử dụng 100% gỗ mít để làm tang trống. Để tìm được nguồn gỗ mít chất lượng, hàng tháng ông và con trai đều lặn lội lên các huyện miền núi Tương Dương, Quế Phong, Kỳ Sơn... vào tận nhà dân để thu mua, đặt hàng.

Da làm mặt trống chủ yếu sử dụng da bò vì cho âm thanh tốt hơn, chỉ những loại trống cỡ đại mới sử dụng đến da trâu. Da của con vật càng già thì độ bền và âm thanh càng rền. Da tươi được thu mua từ các cơ sở giết mổ về sẽ được cạo bớt phần mỡ thừa để đạt đến một độ dày nhất định. Sau đó dùng nẹp căng ra phơi nắng, nếu trời mưa thì đốt lửa hong từ 15 đến 20 ngày, rồi lại đem vào sấy đến đủ độ để đảm bảo da khô không bị mục, mủn, mốc trong quá trình sử dụng.


Công đoạn phơi nắng da làm mặt trống


Gỗ được cưa máy thành những thanh đều rộng từ 5 - 10cm tùy thuộc vào từng loại trống. Sau khi phơi khô, chúng lại tiếp tục được xẻ thành những thanh dăm và bào để có độ cong, dày theo ý muốn. Từ các thanh dăm này, người thợ sẽ lắp ghép trong những thanh tre để tạo thành phần tang trống. Khi chuẩn bị bưng trống, người thợ sẽ đem tang trống ra bào chuốt cho tròn đều, cân đối, trơn tru.


Công đoạn bưng trống hay còn gọi là công đoạn néo da vào tang trống là khó nhất, yêu cầu kỹ thuật cao và kinh nghiệm dày dặn từ người làm. Người ta cho tang trống vào bệ néo cố định, dùng da trâu bò đã đạt chuẩn áp vào tang trống sao cho cân đối và néo lại bằng dây thừng. Để căng da trống, sau mỗi lần dẫm lên da trống, người thợ lại cho kích đẩy trống lên một chút, cứ như thế cho tới khi da trống căng và gõ vào tiếng vang như ý muốn. Sau khi bịt da trống xong người thợ phải khéo léo đục lỗ và chốt vào đó những dãy đinh tre đều đặn, đẹp mắt để cố định phần da và tang trống. Cuối cùng là trang trí trống như đóng đai, thêm họa tiết, sơn màu theo yêu cầu của khách hàng.

Mỗi công đoạn làm trống đều không hề đơn giản đòi hỏi người thợ phải cẩn thận, tỉ mỉ, đôi tay khéo léo mới tạo ra được một chiếc trống đạt chuẩn. Bất kỳ một sai sót nhỏ nào đều có thể làm trống bị lỗi méo mó, tiếng kêu đục. Bên cạnh đó với mỗi loại trống như trống lễ hội, trống đám ma, trống nhà thờ, trống thiếu nhi... sẽ có một yêu cầu về âm thanh, độ vang, độ rền khác nhau, do đó người thợ cũng cần có năng khiếu thẩm âm tốt để tạo được chiếc trống đúng mục đích.

Hiện nay cơ sở sản xuất Cư Hồng của ông Phan Văn Cư là lớn nhất vùng. Ngoài xưởng tại nhà riêng, ông cũng mở rộng thêm 2 cơ sở tại huyện Anh Sơn và Đô Lương. Không website, fanpage hay thương mại điện tử rầm rộ, khách hàng đến với cơ sở Cư Hồng qua sự giới thiệu của người quen. Nhờ uy tín gần xa, hàng năm xưởng cũng sản xuất và bán ra thị trường khoảng 500 chiếc trống. Giá bán mỗi loại từ vài triệu đến vài chục triệu đồng. Sau khi trừ chi phí nguyên liệu, nhân công, máy móc... cũng mang về thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng cho gia đình. Nhờ đơn đặt hàng đều đặn, xưởng ông Cư cũng góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động với mức chi trả 200.000 - 400.000 đồng/ngày tùy trình độ. Những dịp cận Tết, đơn hàng dồn dập, ông phải thuê thêm nhân công thời vụ.

Ngoài xưởng của ông Cư thì xưởng của ông Phan Văn Ngụ (em trai ông Cư) kế đó cũng làm không hết việc. Vì thế kinh tế ngày càng khá giả, nghề làm trống của anh em nhà ông Cư trở thành điểm sáng về mô hình phát triển kinh tế trong vùng.

Người trẻ không mặn mà với nghề?

Trước đây để hoàn thành một chiếc trống mất cả tháng trời. Ngày nay nhờ có máy móc công nghệ hỗ trợ, trống được làm nhanh gấp bội. Với những loại trống nhỏ chỉ mất một ngày là có thể làm xong. Tuy vậy vẫn có những công đoạn cần làm thủ công, tốn nhiều công sức của người thợ. Ông Cư, ông Ngụ là một trong số ít người “ăn nên làm ra” với cái nghề được đánh giá tỉ mỉ, kỳ công này. Còn lại rất ít người trụ được, đặc biệt là người trẻ.

Là truyền nhân kế cận và nắm giữ những bí quyết làm trống riêng độc đáo của dòng họ, anh Phan Văn Dũng, Phan Tuấn Văn (con ông Cư) là hai trong số những người trẻ tiếp nối nghiệp cha để duy trì và phát triển xưởng gia đình. “Kỹ thuật khó, học nghề lâu, thời gian, công sức dành cho một chiếc trống thực sự thách thức tính kiên nhẫn của nhiều người. Chỉ những người thật sự đam mê mới có thể trụ vững và theo đuổi nghề này”, anh Dũng cho hay.

Trống làm ra được bán cho các nhà thờ họ, đền, chùa... Tuổi thọ của một chiếc trống rất bền, có những cái lên đến 20 năm. Bên cạnh đó nguyên liệu gỗ mít ngày càng khan hiếm, đắt đỏ, trong khi trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm trống giá rẻ do được làm từ những loại gỗ không chất lượng. Tình trạng này đặt sản phẩm trống truyền thống của làng nghề Đại Đồng vào vị thế cạnh tranh gay gắt, đầu ra có nhưng không phải là dồi dào, chủ yếu là khách quen thân và những người thực sự sành sỏi về trống.

Trống Thanh Văn


Khó khăn chồng khó khăn khiến người trẻ ngày nay không mặn mà học nghề mà tìm hướng thoát ly hoặc làm nghề khác, dẫn đến nguy cơ mai một nghề làm trống là rất lớn. Thực tế này đã diễn ra ở nhiều làng trống nức tiếng một thời như Phúc Thành (Yên Thành) hay Nghi Đức (TP Vinh). Cảnh tấp nập người mua kẻ bán xưa kia nay chỉ còn là dĩ vãng. Ở đấy chỉ còn đôi ba hộ làm nghề, chủ yếu là nghệ nhân cao tuổi - những người vẫn trăn trở việc bảo tồn nghề như một nét văn hóa làng xã.

Nên chăng chính quyền cần có đề án phát triển làng nghề trống, tạo đầu ra cho sản phẩm để nhân rộng những cơ sở làm trống thành công như ông Cư, ông Ngụ? Bên cạnh đó, các cơ sở cần đẩy mạnh thương mại điện tử, lập website, fanpage... quảng bá để đưa sản phẩm trống truyền thống độc đáo của mình tới khách hàng trên khắp mọi miền Tổ quốc. Với những cách làm hay, hy vọng trong thời gian tới, tiếng trống Đại Đồng sẽ ngày càng phát triển và vang xa.

Bài, ảnh: Tuyết Trinh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn

Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn

LNV - Các làng nghề ở Hải Dương không chỉ tạo việc làm, nâng cao đời sống cho người dân khu vực nông thôn mà còn góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá đặc sắc ở mỗi địa phương.
Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề

Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Kế hoạch khôi phục, phát triển một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp và du nhập phát triển một số nghề mới gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Nông dân Hồ Trọng Lập được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024

Nông dân Hồ Trọng Lập được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024

LNV - Ông Hồ Trọng Lập (60 tuổi), ở thôn Vinh Quang 2, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định là một trong 63 gương mặt nông dân tiêu biểu của cả nước vinh dự được bình chọn là “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024”.
Bình Định triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Bình Định triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

LNV - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn yêu cầu mỗi địa phương phải có tối thiểu một sản phẩm chủ lực thực hiện mô hình liên kết chuỗi; các địa phương triển khai thực hiện mô hình thương mại điện tử gắn với làng nghề, sản phẩm làng nghề.
Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống

Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống

LNV - Phát triển làng nghề gắn với du lịch là hướng đi nhiều triển vọng, mang lại lợi ích kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân; đồng thời, gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. Vì vậy, các địa phương trong tỉnh đã hình thành nhiều tour du lịch trải nghiệm tại các làng nghề.
Nông dân Phú Thọ "kiếm bộn tiền" nhờ một thứ quả đặc biệt không thể thiếu trên mâm ngũ quả Tết Trung thu

Nông dân Phú Thọ "kiếm bộn tiền" nhờ một thứ quả đặc biệt không thể thiếu trên mâm ngũ quả Tết Trung thu

LNV - Những giải pháp thiết thực trong phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp đã và đang giúp nhiều nông dân tỉnh Phú Thọ phát triển thành công nhiều sản phẩm thế mạnh, cho giá trị vượt trội, một trong số đó là hồng không hạt.

Tin khác

Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)

Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)

LNV - Những ngày qua, do ảnh hưởng của Cơn bão lịch sử (Bão Yagi), mưa lớn xảy ra trên diện rộng ở các tỉnh miền Bắc, nước lũ sông Hồng dâng cao khiến hàng chục ha trồng đào, quất tại làng Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội bị hư hỏng do úng nước
Người "Thổi hồn" cho nghề làm bánh oản cổ truyền

Người "Thổi hồn" cho nghề làm bánh oản cổ truyền

LNV - Sinh ra và lớn lên trong gia đình có nghề làm bánh oản truyền thống qua nhiều thế hệ, anh Nguyễn Hữu Huy (42 tuổi), tại Đình Cao (Phù Cừ, hưng Yên) đã kế tục “bí kíp” làm oản gia truyền của thế hệ ông cha và “thổi hồn” vào món bánh đặc biệt này. Sự sáng tạo của anh đã mang đến một “làn gió mới” với những chiếc oản không chỉ mang giá trị ẩm thực mà còn mang giá trị nghệ thuật và “hồn cốt” văn hóa dân tộc Việt Nam.
Cơ hội để phát huy tiềm năng của làng nghề truyền thống

Cơ hội để phát huy tiềm năng của làng nghề truyền thống

LNV - Hiện cả nước có hơn 2.000 làng nghề, tăng gần 100 làng nghề so với năm 2020. Trong đó, có hơn 1.400 làng nghề và hơn 650 làng nghề truyền thống; 57 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình nghề thủ công truyền thống được ghi nhận. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều biến động, việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống không chỉ giúp duy trì các giá trị văn hóa lâu đời mà còn góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế địa phương, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống

Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống

LNV - Tọa lạc tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, làng nghề tơ lụa Tân Châu từ lâu đã vang danh khắp cả nước bởi những sản phẩm lụa tinh tế, mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống. Trải qua hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, làng nghề đã trở thành biểu tượng cho sự sáng tạo, khéo léo và kiên trì của người dân nơi đây.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng

LNV - Cao Bằng là tỉnh thuộc miền núi phía Bắc, có nhiều các dân tộc thiểu số sinh sống, điều này tạo nên sự đa dạng, phong phú trong đời sống văn hóa tinh thần người dân nơi đây. Từ xa xưa, đồng bào đã phát triển các nghề thủ công truyền thống. Ngày nay, những làng nghề rèn, làm hương, thêu thổ cẩm… vẫn được giữ gìn, phát triển và góp phần thu hút khách du lịch đến tìm hiểu và khám phá.
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền

Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền

LNV - Người Dao ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng còn giữ được nhiều nét văn hóa độc đáo, trong đó có nghề thêu thổ cẩm. Theo phong tục từ xưa, các cô gái dân tộc Dao trước khi lấy chồng phải biết thêu thùa may vá để tự tay dệt váy cưới cho mình.
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội

Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội

LNV - Hà Nội - Giữa lòng phố Thuốc Bắc sầm uất, nơi những cửa hàng hiện đại mọc lên san sát, vẫn còn đó một góc nhỏ mang tên Kim Dung – cửa hiệu bút lông lặng lẽ giữ gìn một nghề truyền thống đã tồn tại suốt nhiều thế hệ. Cửa hiệu này không chỉ là nơi sản xuất bút lông mà còn là một chứng nhân lịch sử, lưu giữ nét đẹp thủ công của Hà Nội xưa.
Xưởng mộc Minh Mít làm nhà thờ gỗ sơn son thiếp vàng

Xưởng mộc Minh Mít làm nhà thờ gỗ sơn son thiếp vàng

LNV - Tới làng Bến Hến xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, (Hà Tĩnh), nơi có dòng sông La hiền hòa chảy qua, có làng làm hến lâu đời và gần với làng mộc Thái Yên trăm năm tuổi, không khó để thấy xưởng gỗ Minh Mít nổi bật đang nhộn nhịp chế tác từng sản phẩm gỗ nhà thờ, bàn thờ, sơn son thiếp vàng mang nét độc đáo riêng biệt.
Làng nghề truyền thống hoa, cây cảnh Triệu Đề

Làng nghề truyền thống hoa, cây cảnh Triệu Đề

LNV - Nằm trên một mảnh đất yên bình tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, xã Triệu Đề nổi tiếng là một làng nghề trồng hoa, cây cảnh có truyền thống lâu đời. Làng nghề hoa, cây cảnh Triệu Đề không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm cây, hoa chất lượng cao mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa đặc sắc, góp phần làm phong phú thêm bức tranh văn hóa của vùng đất Vĩnh Phúc.
Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tự Lập: Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát -  Đem lại những sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng

Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tự Lập: Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát - Đem lại những sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng

LNV - Công ty CPSX & TM Tự Lập có truyền thống nghề đá trên 20 năm tại Cụm công nghiệp làng nghề Phường An Hưng, Thành phố Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa - nơi có nguồn tài nguyên về đá phong phú và đa dạng. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát (Blue stone, Marble stone) phục vụ trong nước cũng như xuất khẩu.
Cụ ông 75 tuổi tự tay làm hơn 100 chiếc đèn Trung thu truyền thống

Cụ ông 75 tuổi tự tay làm hơn 100 chiếc đèn Trung thu truyền thống

LNV - Mùa Trung thu cận kề, căn nhà của ông Trương Viết Dũng (75 tuổi, TP. Hà Tĩnh) trở nên nhộn nhịp hơn hẳn với hàng trăm chiếc đèn ông sao, đèn linh vật đa dạng kích cỡ và màu sắc. Niềm vui của một người thợ thủ công hiện rõ trên từng nét mặt, ông rạng rỡ đón khách đến tìm hiểu và mua sắm đèn Trung thu.
Thừa Thiên Huế: Nghề làm đầu lân tất bật mùa trung thu

Thừa Thiên Huế: Nghề làm đầu lân tất bật mùa trung thu

LNV - Là kinh đô cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam, mảnh đất Phú Xuân - Huế là nơi vẫn còn lưu giữ được gần như nguyên bản các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Trong đó, có những “di sản” đã góp phần làm nên diện mạo văn hóa Huế, in đậm trên các công trình kiến trúc, vật thể và trong đời sống tâm linh của con người cố đô như các làng nghề truyền thống Huế. Nghề làm đầu lân cũng như hàng chục nghề truyền thống khác đã tồn tại ở đất này mấy trăm năm qua, dẫu thăng trầm của thời gian có đôi lúc làm phai nhạt, nhưng vẫn được gìn giữ nhiều đời và bây giờ sống lại trong nhịp sống hối hả mới.
Giữ gìn tinh hoa nghệ thuật khảm trai ở làng nghề Chuôn Ngọ

Giữ gìn tinh hoa nghệ thuật khảm trai ở làng nghề Chuôn Ngọ

LNV – Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ (xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) là một trong những làng nghề nổi tiếng về khảm trai, cẩn ốc. Nơi đây vẫn còn nhiều người nghệ nhân, thợ giỏi đam mê với nghề truyền thống để tạo ra những sản phẩm có giá trị nghệ thuật và kinh tế.
Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền

Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền

LNV - Nhằm giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước những nét đẹp văn hóa, du lịch đặc trưng, và đồng thời khẳng định thương hiệu "Mắm Châu Đốc" của tỉnh An Giang, UBND tỉnh An Giang đã lên kế hoạch tổ chức Ngày hội mắm Châu Đốc, An Giang – OCOP và đặc sản các vùng miền lần thứ II năm 2024. Sự kiện này diễn ra từ ngày 29/8 đến 3/9/2024 tại Quảng trường phường Châu Phú A và các tuyến đường lân cận thuộc TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Ông “vua dép lốp” trở thành Nghệ nhân làng nghề

Ông “vua dép lốp” trở thành Nghệ nhân làng nghề

LNV - “Vua dép lốp” Phạm Quang Xuân và “người thừa kế” Nguyễn Tiến Cường được xem là những người có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển nghề truyền thống mang sản phẩm dép lốp thủ công vươn tầm quốc tế. Ghi nhận những đóng góp đó, trong Đại hội Hiệp hội Làng nghề lần thứ V, hai người đã được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã phong tặng danh hiệu Nghệ nhân.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Lai Châu: Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

Lai Châu: Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

LNV - Những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch luôn được cấp ủy chính quyền, nhân dân xã San Thàng (thành phố Lai Châu) quan tâm, phát triển. Từ đó, góp phần giữ gìn bản sắc, quảng bá các nét đẹp văn hóa, thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu.
Thanh Hoá: Hiệu quả mô hình HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Thanh Hoá: Hiệu quả mô hình HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

LNV - Nhiều HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, từng bước ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm giúp tăng năng suất, hiệu quả sản xuất, kinh doanh và thu nhập của thành viên.
Phát huy tiềm năng làng nghề gắn với OCOP

Phát huy tiềm năng làng nghề gắn với OCOP

LNV - Làng nghề truyền thống không chỉ là nơi bảo tồn những giá trị văn hóa dân tộc, mà còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương, tăng thu nhập cho người dân và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng nông thôn mới.
Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn

Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn

LNV - Các làng nghề ở Hải Dương không chỉ tạo việc làm, nâng cao đời sống cho người dân khu vực nông thôn mà còn góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá đặc sắc ở mỗi địa phương.
Tạp chí Làng nghề Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Tạp chí Làng nghề Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

LNV - Hưởng ứng lời kêu gọi của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hiệp hội Làng nghề Việt Nam và phát huy truyền thống đoàn kết, “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách”. Chiều
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động