Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề đáp ứng nhu cầu thị hiếu thị trường trong nước và xuất khẩu
Toàn cảnh Hội thảo nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề đáp ứng nhu cầu thị hiếu thị trường trong nước và xuất khẩu. |
Các làng nghề đã và đang góp phần tích cực phát triển kinh tế nông thôn
Phát biểu tại hội thảo ông Nguyễn Đình Hoa, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết: Hiện nay, thành phố hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó 337 làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống được UBND Thành phố công nhận, gồm: 269 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề, 61 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống, 07 nghề được công nhận Nghề Truyền thống, với 6/7 nhóm nghề. Doanh thu của các làng nghề đã được UBND thành phố công nhận đạt hơn 24.000 tỷ đồng và thu nhập bình quân lao động tại các làng nghề đạt hơn 7 triệu đồng/tháng. Các làng nghề đã và đang góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế nông thôn, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho lao động tại các địa phương, tạo tiền đề thực hiện thành công chương trình mỗi xã, một sản phẩm (OCOP) và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Đình Hoa, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết: Đến nay 02 làng nghề Hà Nội gồm gốm sứ Bát Tràng, huyện Gia Lâm và dệt lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông đã chính thức được Hội đồng thủ công Thế giới công nhận trở thành thành viên của mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo trên toàn Thế giới. |
Năm 2024, với sự quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo UBND Thành phố và sự quyết tâm của Ngành Nông nghiệp & PTNT trong việc cụ thể hóa chương trình ký kết với Hội đồng thủ công Thế giới, sự nỗ lực của các làng nghề nên đến nay 02 làng nghề Hà Nội gồm: gốm sứ Bát Tràng, huyện Gia Lâm và dệt lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông đã chính thức được Hội đồng thủ công Thế giới công nhận trở thành thành viên của mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo trên toàn Thế giới.
Đây là 2 làng nghề của Việt Nam đầu tiên được phê duyệt trở thành thành viên của mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo trên toàn Thế giới. Dự kiến Hội đồng Thủ công thế giới sẽ đến Thành phố Hà Nội để trao bằng công nhận 2 làng nghề nêu trên vào ngày 15/02/2025 tại Hoàng Thành Thăng Long.
Vẫn còn khó khăn
Theo báo cáo của UBND Thành phố Hà Nội, đến thời điểm hiện tại Thành phố đã công nhận 07 điểm du lịch gắn với làng nghề. Tuy nhiên làng nghề Hà Nội hiện nay còn gặp một số khó khăn trong quá trình phát triển như về mặt bằng sản xuất, tiếp cận công nghệ, về vốn, thị trường tiêu thụ. Quy mô sản xuất trong làng vẫn mang tính nhỏ lẻ, thiết bị sản xuất còn lạc hậu, mẫu mã chậm cải tiến, xây dựng, đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ của làng nghề hạn chế. Bên cạnh đó, năng lực tổ chức quản lý, khả năng nắm bắt thị hiếu, thị trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh làng nghề có hạn; nguồn lực về vốn, mặt bằng và cơ sở hạ tầng làng nghề chưa đáp ứng cho sản xuất, kinh doanh…
Nhận định về vấn đề đó, ông Nguyễn Văn Chí - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: Để giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề trong thời gian tới cần tập trung triển khai một số giải pháp như: Cần quy hoạch phát triển làng nghề trong đó phát triển nghề gắn với làng nhằm khôi phục, bảo tồn, phát triển làng nghề gắn với du lịch. Tiếp tục triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách Trung ương, Thành phố đã ban hành về bảo tồn, phát triển làng nghề; Rà soát xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách ưu đãi, đặc thù phù hợp với Luật thủ đô (Luật số 39/2024/QH15)… Hoàn thiện hạ tầng cơ sở vật chất đối với các nghề phải gắn với đáp ứng tổ chức sản xuất kinh doanh, phục vụ phát triển du lịch. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đưa công nghệ số, hạ tầng số, ứng dụng công nghệ số vào sản xuất. Khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia các hoạt động đào tạo, truyền nghề cho thế hệ kế cận và tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế để nâng cao chất lượng mẫu mã, bao bì sản phẩm, xúc tiến thương mại.
Ông Nguyễn Minh Tiến – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp cho rằng chúng ta cần phải có hướng đi khác biệt, những hoa văn họa tiết của 54 dân tộc anh em nên chăng cần đưa vào để phân biệt và tạo sự sáng tạo. |
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Minh Tiến – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến nông nghiệp cho rằng: Hà Nội có rất nhiều dư địa để phát triển nghề, nói về mẫu mã sáng tạo cho các sản phẩm làng nghề chúng ta cần phải có hướng đi khác biệt, những hoa văn họa tiết của dân tộc nên chăng cần đưa vào để phân biệt và tạo sự sáng tạo. Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là thị trường và nhìn nhận định về định hướng thủ công mỹ nghệ.
Qua đó, đối với những nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền nhưng có giá trị văn hóa lịch sử cần có kế hoạch cụ thể như chú trọng phục hồi, tôn tạo các di tích văn hóa có giá trị nghề truyền thống. Với những làng nghề thủ công mỹ nghệ có thế mạnh xuất khẩu cần chú trọng tân dụng các nguyên liệu có sẵn trong nước để phát triển sản xuất các mặt hàng thủ công mới, hỗ trợ đảm bảo nguồn nguyên liệu bền vững cho các làng nghề.
Bàn giải pháp
Tại hội thảo, nhiều chuyên gia, nhà quản lý đã chia sẻ với các làng nghề về xu hướng thiết kế bao bì cho sản phẩm; cách thiết kế sản phẩm hấp dẫn của một số nước trên thế giới; cách phân biệt nhãn hiệu và ghi nhãn hàng hóa trên sản phẩm; một số khuyến nghị khi thiết kế nhãn hiệu, bao bì sản phẩm…
Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề thành phố Hà Thị Vinh cho rằng: làng nghề hun đúc nên tinh hoa nghề và nghệ nhân có vai trò quan trọng trong truyền nghề, giữ nghề, tạo nên sự thăng hoa trong nghề. |
Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề thành phố Hà Thị Vinh: Tôn vinh nghệ nhân làng nghề
Tôi cho rằng, làng nghề hun đúc nên tinh hoa nghề và nghệ nhân có vai trò quan trọng trong truyền nghề, giữ nghề, tạo nên sự thăng hoa trong nghề. Với sự lao động bền bỉ đó, lớp lớp con cháu làng nghề sẽ noi theo để giữ nghề và làm cho nghề của làng được trường tồn.
Thời gian qua, công tác phong tặng, tôn vinh nghệ nhân làng nghề đã được thành phố quan tâm. Thành phố đã ban hành quy định và các chính sách hỗ trợ công nhận danh hiệu "Nghệ nhân dân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ. Tính đến hết năm 2023, thành phố có hơn 351 nghệ nhân, gồm: 16 nghệ nhân nhân dân, 51 nghệ nhân ưu tú, 284 nghệ nhân Hà Nội. Các nghệ nhân được phong tặng chủ yếu là ngành thủ công mỹ nghệ. Điều đó nhằm ghi nhận, biểu dương và tôn vinh công lao đóng góp của những nghệ nhân, thợ giỏi đang cống hiến tài năng, trí tuệ, sức lực cho việc khôi phục, gìn giữ và phát triển nghề, làng nghề truyền thống.
Việc tôn vinh nghệ nhân không chỉ khích lệ, động viên tinh thần các cá nhân, tập thể tâm huyết giữ nghề truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, mà còn là xây dựng nòng cốt, tạo động lực thúc đẩy đào tạo nghề, truyền nghề và bảo tồn, phát triển kỹ năng nghề, làng nghề.
Nghệ nhân ưu tú sản xuất làng nghề sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái (huyện Thường Tín) Nguyễn Thị Hồi bên cạnh những sản phẩm của làng nghề sơn mài Hạ Thái. |
Nghệ nhân ưu tú sản xuất làng nghề sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái (huyện Thường Tín) Nguyễn Thị Hồi: Nguyên liệu và cung ứng nguyên liệu cho làng nghề là rất quan trọng
Nguyên liệu có vai trò quan trọng đến sự phát triển bền vững đối với các làng nghề. Tuy nhiên hiện nay nguồn nguyên liệu đang bị suy giảm, thậm chí cạn kiệt do khai thác quá mức, thiếu tổ chức. Nguyên liệu mây tre cung ứng tại chỗ chỉ hiện đáp ứng được khoảng 20% so với nhu cầu các làng nghề và 80% sản lượng nguyên liệu được thu mua từ các vùng khác ( mây, tre, song, giang) và nhập khẩu. Vì thế việc liên kết vùng nguyên liệu cũng là bài toán đặ ra cần giải quyết cho các làng nghề.
Chia sẻ kinh nghiệm từ thực tiễn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam Lê Bá Ngọc cho biết: Xu hướng chính của thị trường hàng thủ công đối với nhu cầu nguồn nguyên liệu hợp pháp ngày càng gia tăng có chứng chỉ, có truy suất, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm tự nhiên tăng do lo ngại các vấn đề ô nhiễm môi trường... vì thế xu hướng áp dụng công nghệ để tạo ra các sản phẩm mới, sản phẩm sản xuất công nghiệp để giảm giá thành ngày càng tăng... Vì vậy, các các doanh nghiệp, hộ sản xuất làng nghề cần phải nắm bắt kịp thời về xu hướng, nhu cầu, thị hiếu của thị trường quốc tế đối với kiểu dáng, mẫu mã, bao bì sản phẩm làng nghề để có định hướng phù hợp.
Còn, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Mai Anh,Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp cho rằng, để có mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ bắt kịp và phù hợp nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp phải có chiến lược đúng cho quá trình sáng tạo và sản xuất. Cụ thể, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cần hiểu rõ về nhu cầu thị trường và đối tượng khách hàng sẽ hướng đến. Mỗi loại sản phẩm có những đặc điểm riêng và sự thu hút đối với những đối tượng khách hàng khác nhau, vào những thời điểm khác nhau… Việc khai thác tốt các thị trường đúng loại hàng, đúng thời điểm sẽ đạt được mục đích kinh doanh sản phẩm trong nước và xuất khẩu ra thế giới.
Kết luận một số giải pháp đưa ra đó là Hà Nội cần quy hoạch làng nghề rà soát, đánh giá, sắp xếp lại các làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận, các làng nghề có nghề đặc trưng cần bảo tồn, phát huy giá trị trên địa bàn, đẩy mạnh tuyên truyền, đa dạng hóa thông tin kênh truyền thông kết hơp với nền tảng số, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển làng nghề, đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với du lịch phù hợp với phát triển kinh tế địa phương, chuyển đổi số cho các làng nghề, xúc tiến thương mại xây dựng thương hiệu...
Gốm sứ vẫn luôn mặt hàng xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao |
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hơn 1000 sản phẩm có mặt tại Festival nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội lần 3
22:00 | 27/12/2024 Tin tức
Tin khác
Rực rỡ sắc màu đêm khai mạc Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 năm 2024
15:37 | 27/12/2024 Tin tức
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024
20:32 | 26/12/2024 Tin tức
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới
20:32 | 26/12/2024 Tin tức
Ứng phó sạt lở vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Các giải pháp “cứng” và “mềm”
20:29 | 26/12/2024 Tin tức
Xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ: Cơ hội và thách thức
20:29 | 26/12/2024 Tin tức
CHI BỘ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VIỆT TUẤN: ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP HỘI NHẬP PHÁT TRIỂN
15:35 | 25/12/2024 Tin tức
Bình Định: giữ gìn nghề truyền thống hướng đến du lịch cộng đồng
08:49 | 25/12/2024 Tin tức
Đặc sắc Phiên chợ nông sản Bình Định lần thứ III năm 2024
10:56 | 23/12/2024 Tin tức
Tạp chí xác định được Vị thế Bản sắc và nâng Chất lượng
09:12 | 23/12/2024 Tin tức
Làm giàu nhờ ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm
00:00 | 22/12/2024 Kinh tế
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 | 20/12/2024 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 | 20/12/2024 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Họp báo “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” chủ đề “Lễ Hội Nông Sản”
13:54 | 18/12/2024 Tin tức
300 nghệ nhân, doanh nhân tham gia Liên hoan sinh vật cảnh Thủ đô năm 2024
10:27 | 18/12/2024 Tin tức
Hơn 1000 sản phẩm có mặt tại Festival nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội lần 3
22:00 Tin tức
Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề đáp ứng nhu cầu thị hiếu thị trường trong nước và xuất khẩu
16:12 Tin tức
Thanh Hóa: Trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Công Thương.
15:37 Khuyến công
Rực rỡ sắc màu đêm khai mạc Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 năm 2024
15:37 Tin tức
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 Khởi nghiệp