Thớt sạch đa năng Hà Nội “trình làng” sản phẩm OCOP 2020

LNV - Do có nghề điêu khắc kính trên 30 năm nay, một nghệ nhân tranh kính ở thị xã Sơn Tây (Hà Nôi) đã tận dụng kính vụn để làm thớt sạch đa năng, bền đẹp.

Thớt kính đa năng, bền đẹp

Ông Phạm Hồng Vinh, chuyên viên kỹ, mỹ thuật Cơ sở sản xuất Tranh kính Sơn Hà, số 29/183, tổ 7, phường Trung Sơn Trầm, thị xã Sơn Tây (Hà Nội), cho biết, ông có nghề làm tranh kính gần 30 năm nay, với những tác phẩm điêu khắc siêu bền như: Tranh kính cho các nhà thờ Thiên chúa giáo, tranh kính phong cảnh, tranh kính trang trí, cửa kính, đèn ngủ, đĩa kính….


Một chiếc thớt kính sạch đẹp dành cho bà nội trợ.

Theo đó, Cơ sở Sơn Hà đã dành được rất nhiều giải thưởng tại các hội chợ triển lãm hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng như: Cúp vàng, Huy chương vàng sản phẩm Quốc tế Việt Bưu; Cúp vàng hàng Việt Nam chất lượng cao; Bằng xác nhận kỷ lục Việt Nam; Cúp vàng ASEAN năm 2014 và năm 2019.

Ý tưởng sản xuất thớt kính của ông Vinh nảy sinh từ năm 2003, khi Nhà máy kính quang lực Hải Long đầu tiên của Việt Nam ra đời, và đi vào hoạt động ở Từ Liêm. Một lần, bất ngờ đi qua, ông Vinh thấy kính vụn ở đây quá nhiều, chất thành từng đống. Ông nảy ý định sản xuất thớt kính, vừa bền đẹp, sạch sẽ, vừa tiết kiệm được gỗ rừng, bảo vệ thiên nhiên.

Rất may, khi ông Vinh hỏi mua đã được nhà máy đồng ý cho dọn đi, không phải trả tiền. Nhờ đống kính vụn của Hải Long, ông Vinh đã sản xuất được hàng vạn cái thớt từ bấy đến nay.

Thớt sạch đa năng vừa là sản phẩm gia dụng, vừa là tác phẩm mang tính nghệ thuật cao. Ngoài việc sử dụng như chiếc thớt thông thường: cắt, thái, đập, chặt thực phẩm, còn có thể để nhào bột và mài dao, hết sức tiện lợi mà không bị xước vỡ.

Ngoài ra, mỗi cái thớt còn là một tác phẩm nghệ thuật, nhờ những bức tranh phong cảnh được vẽ trên thớt như hoa sen, cá chép trông trăng, tranh phong cảnh làng quê hữu tình, vừa có tính hiện đại, vừa mang tính truyền thống Việt.

Khi không sử dụng, có thể để trên bàn bếp, hoặc ở nhiều vị trí khác nhau như một bức tranh kính nghệ thuật.

Hiện, thớt kính Sơn Hà có nhiều loại: Kích cỡ 250 x 350cm, dày 5 - 19 ly, có in hoa, giá 300.000 đồng/cái. Cũng độ bền và công dụng như nhau, nhưng loại không in hoa rẻ hơn nhiều lần, chỉ 50.000 đồng/cái.

Thớt kính có giá cao do màu sắc và độ điêu khắc của những bức tranh phức tạp trên bề mặt. Khi vẽ một màu, nhưng do nung ở nhiệt độ cao, sau khi ra lò đã chuyển sang màu sắc khác. Do đó, đòi hỏi người pha chế phải khéo léo, không mờ quá, không đậm quá, khi vẽ sẽ dễ loang vào nhau tạo ra màu lẫn lộn.

“Mặt khác, đây còn là mặt hàng thủ công, hoàn toàn làm bằng tay, nhưng lại có độ bền đặc biệt, đốt không cháy, va đập khó vỡ, có thể tồn tại hàng trăm năm không biến dạng.

Đặc biệt, thớt kính còn dễ lau chùi, sạch sẽ, không để lại mùi tanh, hay ẩm mốc như thớt gỗ. Hiện, cơ sở Sơn Hà đang có một đại lý phân phối sản phẩm ở phía Nam và một cửa hàng ở Hà Đông (Hà Nội)”, ông Vinh cho biết thêm.


Ông Phạm Hồng Vinh trong xưởng sản xuất.

Nỗ lực cùng chủ thể OCOP

Ông Phùng Huy Vinh, Trưởng phòng Kinh tế Thị xã Sơn Tây, cho biết: “Đơn vị đang tập trung phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, gắn với đẩy mạnh phát triển các sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ du lịch có tiềm năng, thế mạnh trên địa bàn theo hướng gia tăng giá trị.

Góp phần tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân. Đặc biệt, phấn đấu năm 2020 có 20 – 30 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên”.

Đến nay, thị xã đã có 45 sản phẩm tiềm năng, 5 sản phẩm đạt OCOP 3 sao: chả cá thuần Việt, gà Mía Sơn Tây, kẹo dồi Quý Thảo, kẹo lạc Đường Lâm, giò lợn Phùng Thị Quế.

3 sản phẩm được cấp nhãn hiệu tập thể: Mật ong Kim Sơn, bánh tẻ Phú Nhi, gà Mía Sơn Tây.

“Thị trường tiêu thụ chính của các sản phẩm trên chủ yếu ở thị xã Sơn Tây, các quận huyện của TP Hà Nội và một số địa phương lân cận như: Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng….

Đặc biệt, thị xã còn có những sản phẩm đặc trưng có giá trị, thế mạnh và tiềm năng phát triển như: Tranh kính Trung Sơn Trầm; mít, rau an toàn, rau VietGAP, các loại hoa cây cảnh; miến dong, bánh gai, bánh tẻ, giò chả”, ông Vinh nói.

Phó chánh Văn phòng Thường trực XDNTM Hà Nội, ông Nguyễn Văn Chí, cho biết: “Thị xã Sơn Tây có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, với nhiều điểm di tích, danh thắng như: Thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm, Đền Và, Chùa Mía…

Là những điểm du lịch hấp dẫn, có thể tận dụng để hút khách du lịch cộng đồng trong thời điểm hiện tại, cũng như tương lai. Nếu biết cách khai thác, Thị xã sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP ngay tại địa phương.

Ví như, năm 2019, Sơn Tây đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội thảo kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn. Trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Sơn Tây, được bà con xa gần đón nhận, đây là cơ hội để thị xã tiếp tục khai thác các sản phẩm OCOP của địa phương”.

Theo KTNT

Tin liên quan

Tin mới hơn

Sản phẩm OCOP Hà Giang hấp dẫn người tiêu dùng và khách du lịch

Sản phẩm OCOP Hà Giang hấp dẫn người tiêu dùng và khách du lịch

OVN - Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có địa hình chia cắt mạnh đã tạo nên các tiểu vùng thời tiết khí hậu với các sản phẩm nông nghiệp đặc thù. Trong những năm qua, các sản phẩm OCOP đặc thù của Hà Giang có nguồn gốc từ nông nghiệp là những sản phẩm thu hút người tiêu dùng và khách du lịch.
Sản phẩm OCOP phát triển từ những tiềm năng, lợi thế của địa phương

Sản phẩm OCOP phát triển từ những tiềm năng, lợi thế của địa phương

OVN - Sản phẩm OCOP nên lựa chọn và ưu tiên phát triển các nhóm sản phẩm truyền thống cũng như các sản phẩm mới được hình thành dựa trên nền tảng lợi thế của địa phương, có chất lượng nổi trội, đặc sắc.
Mô hình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền

Mô hình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền

OVN - Nhận thấy tỉnh Thái Nguyên có tiềm năng với nhiều sản phẩm OCOP đa dạng và chất lượng, HTX Phú Lộc Thái Nguyên đã xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng khi muốn lựa chọn những nông sản để tiêu dùng và làm quà biếu tặng.
OCOP 3 sao thúc đẩy nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn

OCOP 3 sao thúc đẩy nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn

OVN - Được công nhận là sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao, nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn đang từng bước mở rộng thị trường, mang đặc sản miền quê của huyện Lâm Thao, Phú Thọ tới nhiều khách hàng.
Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

OVN - Lợi thế của các loại đặc sản miền quê là tận dụng vùng nguyên liệu tự nhiên tạo nên nét đặc trưng riêng biệt, sản phẩm càng được nâng tầm giá trị khi tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Cà phê phin giấy Thảo My thương hiệu từ chương trình OCOP

Cà phê phin giấy Thảo My thương hiệu từ chương trình OCOP

OVN - Vốn sinh ra và lớn lên ở vùng đất “địa linh nhân kiệt” tỉnh Ninh Bình, xuất phát từ nghề cơ khí. Đến với mảnh đất quê hương thứ hai tỉnh Gia Lai từ những năm 1998 của thế kỷ trước, anh Đinh Văn Kỳ sớm thấu hiểu được những khó khăn của những người nông dân với cây cà phê ở xã Bầu Cạn, huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai.

Tin khác

Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản

Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản

OVN - Trong 3 ngày từ ngày 17/5 đến ngày 19/5/2024, huyện Hoài Ân sẽ tổ chức Ngày hội nông sản lần thứ II – năm 2024, nhằm quảng bá, hỗ trợ xúc tiến thương mại, đẩy mạnh giới thiệu và phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện Hoài Ân.
Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

OVN - Chiều tối 15/4 tại quảng trường thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), Hội Nông dân tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Hiệp hội Yến sào Việt Nam tổ chức “Ngày hội yến sào và trưng bày, quảng bá nông sản, thương mại, dịch vụ hỗ trợ nông dân”. Đây là sự kiện đặc biệt nhất của ngành yến sào trong tỉnh khi lần đầu tiên tổ chức một ngày hội riêng biệt nhằm thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành này.
Giò bê Minh Hiền - Sản phẩm OCOP 4 sao

Giò bê Minh Hiền - Sản phẩm OCOP 4 sao

OVN - Giò me (giò bê) ở Nam Nghĩa, Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) thường được lấy tên là giò me Nam Nghĩa hay giò me Nam Đàn. Thương hiệu này ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến, trở thành thương hiệu giò bê Nghệ An.
“Vũ nữ chân dài”- Đệ nhất đặc sản miền Tây

“Vũ nữ chân dài”- Đệ nhất đặc sản miền Tây

LNV - Ít ai biết rằng, cái tên “vũ nữ chân dài” lại là mỹ từ mà người dân miền Tây dùng để gọi khô nhái – một món nhậu có sức hấp dẫn lạ kỳ, sẵn sàng “hạ gục” bất cứ ai từng có cơ hội thưởng thức.
"Bánh canh Vĩnh Phú" và hành trình xây dựng thương hiệu

"Bánh canh Vĩnh Phú" và hành trình xây dựng thương hiệu

LNV - Trong kinh doanh đầy thách thức, có những câu chuyện về sự kiên trì và dấn thân không ngừng vượt qua khó khăn. Nghệ nhân Thái Thị Thu Thuỷ, một nữ doanh nhân quê tại Thành phố Quy Nhơn, là một ví dụ rõ ràng cho điều này.
Đồng Hới: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP chủ lực

Đồng Hới: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP chủ lực

OVN - Mặc dù TP. Đồng Hới ( Quảng Bình) đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả tích cực trong triển khai thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, các sản phẩm chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có. Vì vậy, thành phố sẽ ưu tiên hỗ trợ đối với việc phát triển các sản phẩm OCOP mới là các sản phẩm chủ lực, đặc sản truyền thống của địa phương.
Trà Vinh: Hỗ trợ xây dựng thương hiệu yến sào Trà Vinh

Trà Vinh: Hỗ trợ xây dựng thương hiệu yến sào Trà Vinh

LNV - Nghề nuôi chim yến ở Trà Vinh trong những năm gần đây đang phát triển ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người dân. Sản phẩm Yến sào hứa hẹn sẽ là sản phẩm mang lại nguồn thu đáng kể cho Trà Vinh trong tương lai gần, cùng các mặt hàng như trái cây, nghêu… tiếp tục đưa giá trị Việt bay xa. Các ban ngành chức năng của tỉnh cũng đã và đang tăng cường triển khai nhiều chính sách nhằm hỗ trợ để sản phẩm yến sào không chỉ phát triển bền vững, mà còn vươn xa đến với thị trường quốc tế.
Yên Sơn: Điểm sáng phát triển sản phẩm OCOP

Yên Sơn: Điểm sáng phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) đang khẳng định vị thế dẫn đầu trong tỉnh về phát triển sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) với 68 sản phẩm được công nhận, mang lại những dấu ấn tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.
Phú Lương: Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Phú Lương: Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

OVN - Hiện nay, trên địa bàn huyện Phú Lương có 28 sản phẩm OCOP, trong đó có 11 sản phẩm được xếp hạng 4 sao, còn lại là 3 sao, chưa có sản phẩm đạt 5 sao.
Những "tác phẩm" bonsai trầm hương nghệ thuật độc đáo

Những "tác phẩm" bonsai trầm hương nghệ thuật độc đáo

LNV - Chúng tôi đã trải qua một trải nghiệm thú vị khi bước vào gian trưng bày đầy ấn tượng với những tác phẩm bonsai trầm hương độc đáo của nghệ nhân Lê Hồng Thái.
Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới

Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới

OVN - Chiều 28/3, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) Lê Trần Minh Hiếu chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp huyện, để đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024.
Hà Giang: Khởi sắc mô hình du lịch nông nghiệp

Hà Giang: Khởi sắc mô hình du lịch nông nghiệp

LNV - Tỉnh Hà Giang có lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, là điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á năm 2023 theo đề cử của giải thưởng Du lịch Thế giới - World Travel Awards lần thứ 30 khu vực châu Á và châu Đại Dương. Nơi đây có nhiều đặc sản nông nghiệp riêng biệt có thể trở thành điểm tựa vững chắc để phát triển du lịch gắn với nông nghiệp.
Bình Dương: Công nhận thêm 4 sản phẩm OCOP 3 sao

Bình Dương: Công nhận thêm 4 sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Vừa qua, UBND huyện Bàu Bàng đã tổ chức lễ công bố sản phẩm OCOP đạt 3 sao đợt I năm 2024.
Gạo Nàng Keo Thạnh Phú

Gạo Nàng Keo Thạnh Phú

LNV - Lúa Nàng Keo là một giống lúa mùa cổ truyền được người dân trồng và gìn giữ từ hàng trăm năm. Nàng Keo được trồng nhiều nhất trong vùng canh tác tự nhiên lúa - tôm tại huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre.
Xây dựng thương hiệu riêng cho xoài cát chu Cầu Kè

Xây dựng thương hiệu riêng cho xoài cát chu Cầu Kè

OVN - Về với huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, du khách sẽ bắt gặp rất nhiều vườn xoài đang độ chín cây. Thực khách sẽ bị chinh phục bởi những quả xoài chừng vừa bàn tay nắm, đang đến ngày chín, mang một màu vàng tươi rất bắt mắt. Xoài Cát Chu ở đây rất ngọt, khi cắt ra có mùi thơm dịu nhẹ không lẫn với bất kỳ loại xoài trồng từ nơi nào khác.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

LNV - Sáng 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN với chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Bế mạc Phiên họp thứ 32 của của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Bế mạc Phiên họp thứ 32 của của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

LNV - Chiều 23-4, tại Nhà Quốc hội, Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc sau 4,5 ngày làm việc.
Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu được giới thiệu tại Triển lãm Điện Biên Phủ

Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu được giới thiệu tại Triển lãm Điện Biên Phủ

LNV - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 23/4, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn Thư và Lưu trữ Nhà nước, tổ chức Triển lãm "Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử".
Bộ Công Thương phổ biến một số điểm mới tại Nghị định số 43 quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ

Bộ Công Thương phổ biến một số điểm mới tại Nghị định số 43 quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ

LNV - Sáng ngày 23/4, trong khuôn khổ Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32/2024/NĐ-CP về quản lý phát triển cụm công nghiệp (CCN) ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công Thương địa phương đã thông tin sơ lược về Nghị định số 43/2024/NĐ-CP ngày 1
Linh thiêng cổ tự Chùa Hưng Phúc

Linh thiêng cổ tự Chùa Hưng Phúc

LNV - Chùa Hưng Phúc Tự hay còn gọi là chùa Tự Khoát. Chùa Hưng Phúc Tự tọa lạc trên đỉnh núi Trúc trông tựa như bông “Hoa sen”, có diện tích rộng hơn 7000m2. Xung quanh ngôi chùa được bao bọc bởi hàng rào tre trúc cao vút tạo nên khung cảnh mang đậm màu
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động