Làng nghề truyền thống Phú Xuyên ngày càng phát triển
Để phát huy thế mạnh vốn có của huyện nhiều làng nghề, đồng thời quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững. Trong những năm qua, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Phú Xuyên đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và đạt được nhiều kết quả quan trọng; quảng bá được hình ảnh làng nghề trên địa bàn huyện; góp phần nâng cao giá trị các sản phẩm hàng hóa của làng nghề trên thị trường trong nước và quốc tế; giải quyết nhu cầu việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH nông thôn.
Trụ sở UBND huyện Phú Xuyên
Tính đến tháng 10/2017, trên địa bàn huyện Phú Xuyên có 24.500 hộ sản xuất TTCN, với 39.939 lao động sản xuất TTCN; Giá trị sản xuất TTCN làng nghề ướt đạt 4.550 tỷ đồng; Thu nhập bình quân của lao động làm nghề đạt 52 triệu đồng/năm. Toàn huyện có 385 công ty, doanh nghiệp; 06 HTX công nghiệp; 08 tổ chức, quỹ tín dụng; 03 hiệp hội hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan về sản xuất TTCN, làng nghề.
Sự phát triển của làng nghề đã góp phần giải quyết việc làm cho trên 80% lao động trong các làng nghề và vùng phụ cận. Đời sống nhân dân các làng nghề được cải thiện; số hộ khá và giàu tăng nhanh; số hộ nghèo giảm; nhiều công trình phúc lợi được xây dựng, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp, các hộ, các làng nghề ngày càng phát triển, góp phần tăng thu nhập cho người dân; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới của huyện.
Về công tác đầu tư phát triển du lịch làng nghề trên địa bàn huyện Phú Xuyên tiếp tục được quan tâm, triển khai theo Chương trình số 05-CTr/HU của Huyện ủy Phú Xuyên về phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch giai đoạn 2015 - 2020. Năm 2017, trên địa bàn huyện đã thu hút được trên 300 đoàn khách trong nước và ngoài nước, với tổng số gần 6.000 lượt người đến thăm quan, tìm hiểu di tích lịch sử, du lịch làng nghề; các đoàn khách tập trung đến các địa điểm làng nghề, như: Khảm Trai xã Chuyên Mỹ; Giầy da xã Phú Yên; Cỏ tế xã Phú Túc; Mộc xã Tân Dân, Văn Nhân; May Comple xã Vân Từ; Cơ khí xã Đại Thắng,...
Một số cảnh làng nghề huyện Phú Xuyên.
Huyện Phú Xuyên còn phối hợp với Sở Văn hóa thể thao, Sở Du lịch và chỉ đạo thị trấn Phú Xuyên, cùng các xã Hồng Minh, Đại Thắng, Thụy Phú, Đại Xuyên tu bổ, tôn tạo, tu sửa một số hạng mục công trình di tích lịch sử. Đồng thời, chỉ đạo rà soát, đánh giá hiện trạng kiến trúc một số nhà cổ tại thôn Cựu (xã Vân Từ) để báo cáo thành phố Hà Nội đưa vào danh sách bảo tồn kiến trúc nhà cổ.
Trong thời gian tới, huyện Phú Xuyên đặt ra mục tiêu, nhiệm vụ là: Nâng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp lên từ 7-7.5%/năm; Số lao động được đào tạo nghề đến năm 2020 là 15.000 người; tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 51%, giải quyết việc làm cho 25.000 lao động; Thu nhập bình quân đầu người sản xuất tiểu thủ công nghiệp từ 55 triệu đồng/người/năm trở lên. Đẩy nhanh tiến độ triển khai quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề. Tập trung phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch làng nghề. Hình thành và kết nối được một số tuyến du lịch làng nghề. Phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn với du lịch, thăm quan, mua sắm tại làng nghề. Nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu quả về sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề. Đảm bảo kinh tế của huyện phát triển bền vững. Giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp dịch vụ; tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất.
Bài và ảnh: Văn Bình
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 Làng nghề, nghệ nhân