Hà Nội: 29°C Hà Nội
Đà Nẵng: 30°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 29°C Thừa Thiên Huế

Làng nghề "thêu áo cho vua"

LNV - Nổi tiếng với nghề thêu truyền thống lâu đời, làng Đông Cứu (xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, Hà Nội) được biết đến với nghề độc nhất vô nhị "thêu áo cho Vua". Hiện nay, làng vẫn đang tồn tại và phát triển góp phần gìn giữ và tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo.
Kỹ thuật thêu tinh xảo

Làng thêu Đông Cứu (thuộc xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, Hà Nội) xuất hiện từ đầu thế kỷ XVII, phát triển rực rỡ ở thời nhà Nguyễn và vẫn tồn tại tới ngày nay. Tại làng nghề thêu truyền thống Đông Cứu chỉ truyền dạy nghề từ thế hệ này qua các thế hệ khác.

Làng nghề

Là truyền nhân đời thứ 5 nghệ nhân Vũ Văn Giỏi đã có hơn 30 năm làm nghề thêu truyền thống. Ông chính là một trong những người có kỹ thuật thêu tinh xảo nhất tại làng Đông Cứu hiện nay. Xưởng thêu của ông chuyên phục dựng các trang phục dựng các bộ trang phục vua chúa, hoàng hậu thời Đinh, Lý, Trần, Lê, Trịnh, Nguyễn,...

Để phục dựng được những bộ long bào của vua chúa, hoàng hậu đòi hỏi nghệ nhân phải có kiến thức lịch sử và am hiểu hội họa truyền thống. "Tôi mất rất nhiều thời gian mới có thể nghiên cứu và phục dựng được các nét hoa văn của những bộ long bào. Những tài liệu lịch sử có được rất ít ỏi chỉ là một mảnh vải hay bức ảnh đen trắng hoa văn rất mờ nhạt. Nhưng tâm huyết với nghề, tôi mày mò tìm hiểu cả những tài liệu của nước ngoài... Từ đó tôi mới có những hình dung cụ thể, sắc nét về hoa văn trên các bộ long bào và bắt tay vào phục dựng", ông Giỏi chia sẻ.

Sau những nghiên cứu về hoa văn, họa tiết cổ, nghệ nhân Vũ Văn Giỏi bắt tay vào vẽ phác thảo trang phục. Mỗi triều đại, mỗi bộ long bào đều có những hoa văn, màu sắc, kỹ thuật thêu khác nhau. Nghệ nhân Vũ Văn Giỏi cho biết thêm: "Linh hồn của nghề thêu truyền thống chính là những hình rồng phượng, vân mây nẩy trăng, hoa lá uốn lượn,... Những họa tiết này phải được sắp xếp bố cục cân xứng trên tà áo. Hoa văn thể hiện sự lộng lẫy, đồng thời thể hiện thứ bậc, giai cấp trong xã hội xưa".

Hoa văn, họa tiết trên các trang phục được người nghệ nhân thêu tỉ mỉ từ chi tiết
Hoa văn, họa tiết trên các trang phục được người nghệ nhân thêu tỉ mỉ từ chi tiết

Dưới bàn tay khéo léo, tài hoa của nghệ nhân Đông Cứu, những bộ long bào được phục dựng giống tới 80 - 90% với nguyên bản. Đó là cả một quá trình dày công nghiên cứu và phục dựng.

Theo ông Vũ Văn Giỏi, kỹ thuật thêu Đông Cứu có nhiều điểm đặc trưng mà không phải nơi nào cũng có. Lối thêu cổ Đông Cứu là thêu kim tuyến trên long bào. Người nghệ nhân sử dụng sợi kim tuyến để thêu các đường bao và đường viền của các họa tiết tạo sự óng ánh, bắt mắt hơn so với chỉ thường.

Một số kỹ thuật thêu được sử dụng như: thêu quắn, nhồi vòng quanh kim tuyến,...Các kỹ thuật này tạo nên những nét thêu đặc biệt mang thương hiệu Đông Cứu mà không làng nghề nào có.

Tất cả các công đoạn phục chế long bào đều được nghệ nhân Đông Cứu thêu thủ công. Từng đường kim, mũi chỉ đều là những tâm huyết phục dựng, lưu truyền, giữ gìn giá trị văn hóa của người nghệ nhân Đông Cứu.

Giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống

Bên cạnh mục đích mưu sinh, nghề thêu long bào Đông Cứu còn mang một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời. Mỗi bộ long bào không chỉ thể hiện uy quyền của vua chúa mà còn là dấu ấn của một triều đại, mang nhiều ý nghĩa lịch sử. Trải qua bao thăng trầm, những nghệ nhân Đông Cứu vẫn miệt mài với những đường kim, mũi chỉ không để nghề bị mai một.

Nghệ nhân Vũ Văn Giỏi đang trong quá trình hoàn thiện một tác phẩm. ảnh sưu tầm
Nghệ nhân Vũ Văn Giỏi đang trong quá trình hoàn thiện một tác phẩm. Ảnh sưu tầm

Hoàn thiện một bộ trang phục long bào cần rất nhiều công đoạn. Quá trình phục dựng có thể kéo dài cả năm, thậm chí có thể lâu hơn. Để làm ra những sản phẩm hoàn thiện đòi hỏi người nghệ nhân phải thật sự yêu thích công việc, có sự tỉ mỉ, kiên nhẫn, tập trung cao độ. Những sản phẩm thêu Đông Cứu không chỉ mang tới giá trị vật chất mà nó còn mang giá trị tinh thần to lớn.

Năm 2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định công nhận Nghề thủ công truyền thống làng Đông Cứu là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Điều này không chỉ giúp bảo tồn tốt hơn làng nghề mà còn mở thêm nhiều cơ hội phát triển cho địa phương.

Không chỉ tạo ra các sản phẩm thêu độc đáo, làng Đông Cứu còn là một điểm du lịch thu hút nhiều khác du lịch tham quan. Ông Nguyễn Thế Du, Chủ tịch Hội Nghề thêu làng Đông Cứu cho biết: "Hiện tại chúng tôi đang mở các lớp dạy nghề thường xuyên cho thế hệ trẻ tại địa phương để có thể bảo tồn và phát huy nghề thêu truyền thông. Trong tương lai, địa phương cũng rất mong muốn có một nhà trưng bày và giới thiệu sản phẩm thêu tay tới với du khách tham quan".

Bộ long bào của vua Đồng Khánh - vị vua thứ chín của nhà Nguyễn được nghệ nhân Vũ Văn Giỏi phục dựng và trưng bày tại nhà riêng
Bộ long bào của vua Đồng Khánh - vị vua thứ chín của nhà Nguyễn được nghệ nhân Vũ Văn Giỏi phục dựng và trưng bày tại nhà riêng

Với xu hướng phát triển hội nhập hiện nay, tại Đông Cứu đã có một số hộ đầu tư vào máy móc. Những sản phẩm thêu tay thủ công thường có giá thành rất đắt đỏ. "Việc áp dụng máy móc chính là xu thế. Hỗ trợ của máy móc giúp cho giá thành sản phẩm rẻ hơn, thời gian hoàn thành nhanh hơn. Việc áp dụng công nghệ không làm mất đi giá trị văn hóa vốn có bởi những hoa văn, họa tiết rồng, phượng vẫn thêu tay. Những chi tiết này máy móc không thể nào làm được", ông Du cho hay.

Đem lại thu nhập ổn định nhờ gìn giữ và phát triển nghề truyền thống

Hiện nay, nghề thêu ở Đông Cứu đang đi vào ổn định, nhu cầu đặt hàng trong và ngoài nước khá nhiều. Những nghệ nhân Đông Cứu vẫn ngày ngày khẳng định thương hiệu qua từng mũi thêu, từng ngày nâng cao chất lượng sản phẩm.

Gia đình ông Đỗ Bá Hệ (sinh năm 1936), đã có nhiều đời làm nghề thêu long bào ở làng Đông Cứu. Ông Hệ cho biết, cũng có rất nhiều địa phương làm nghề thêu, nhưng thêu đồ cung đình, áo mão, mũ, lọng theo lối cổ thì chỉ có ở Đông Cứu.

Các sản phẩm lưu niệm của làng Đông Cứu được nhiều khách du lịch ưa chuộng
Các sản phẩm lưu niệm của làng Đông Cứu được nhiều khách du lịch ưa chuộng

Theo ông Vũ Văn Giỏi Do nhu cầu thị trường tăng lên, các sản phẩm long bào tại làng Đông Cứu có giá thành cao, giao động 20 - 25 triệu đồng/ sản phẩm. Các sản phẩm chủ yếu phục vụ lễ hội, tín ngưỡng dân gian, trưng bày tại các bảo tàng góp phần lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Tại một xưởng trong làng, bà Ngô Thị Sim, người có gần 50 năm theo nghề cho biết: “Tôi được bố mẹ truyền nghề từ khi còn nhỏ. Hầu hết những đứa trẻ sinh ra và lớn lên tại Đông Cứu đều biết nghề truyền thống của quê hương. Bây giờ nhiều cháu mở xưởng, có cách làm tân tiến, nhanh nhạy với thị trường, đem lại thu nhập rất tốt”.

Những năm gần đây, làng nghề có bước phát triển nhảy vọt, số lượng đơn hàng tăng lên đáng kể, thợ thêu có thu nhập ổn định. Theo thông tin từ UBND xã Dũng Tiến, làng Đông Cứu có 572 hộ, tới 90% số hộ làm nghề thêu. Trong đó, hơn 100 cơ sở thêu lớn. Các cơ quan chức năng cũng hỗ trợ kinh phí mở một số lớp nâng cao tay nghề đáp ứng nhu cầu thị trường. Nếu như trước đây, nghề thêu là nghề tay trái của người làng thì từ năm 1995 đến nay, nghề thêu đã giúp nhiều gia đình đổi đời, trở thành nghề chính.

Phạm Ngọc Hà

Tin liên quan

Hai làng nghề được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hai làng nghề được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Ngày 24/6, UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa hai nghề thủ công truyền thống là nghề làm bánh tráng An Ngãi và nghề làm bánh hỏi An Nhứt vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa hai nghề thủ công truyền thống là nghề làm bánh tráng An Ngãi và nghề làm bánh hỏi An Nhứt vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nghề làm muối Thụy Hải Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm muối Thụy Hải Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Nghề làm muối Thụy Hải, tỉnh Thái Bình vừa được công nhận là Di sản Văn hóa phi Vật thể Quốc gia, thuộc danh mục nghề thủ công truyền thống.

Tin mới hơn

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

LNV - Trong làn sóng phát triển nông nghiệp gắn với văn hóa bản địa và thương mại hóa sản phẩm truyền thống, bánh tráng làng Tày Đam Rông đang dần khẳng định vị thế như một sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của vùng cao phía Bắc tỉnh Lâm Đồng. Việc xác lập nhãn hiệu chứng nhận không chỉ bảo hộ sở hữu trí tuệ mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững.
Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

LNV - Vào một dịp cuối xuân, tôi đến thăm gia đình Nghệ nhân Đỗ Phi Thường. Nhà anh ở thôn 4, xã Chàng Sơn, huỵện Thạch Thất, Hà Nội (nay là xã Tây Phương, Hà Nội), địa danh này trước gọi là xóm Mã Lão, một xóm đã sinh ra nhiều người thợ mộc giỏi giang, nổi tiếng như cụ Cả Bỉnh, cụ Hai Thuyết, cụ Văn Kính, cụ Hai Xuân, Cụ cả Luân... góp phần làm đẹp và để lại cho đời nhiều tác phẩm nhà gỗ, đình, đền, chùa và những bức tranh, tượng tuyệt tác tồn tại đến ngày nay.
Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời

LNV - Nghề dệt lụa ở làng Đốc Tín, xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, Hà Nội (nay là xã Hương Sơn, Hà Nội) đã có một thời gian phát triển mạnh mẽ.
Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội và Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị chuẩn bị cho Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025.
Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

LNV - Làng hoa giấy Thanh Tiên - cái nôi của nghệ thuật làm hoa giấy truyền thống - một nghề không chỉ tạo ra những đóa hoa rực rỡ mà còn chắt lọc tinh hoa của văn hóa tâm linh, của bàn tay khéo léo và tình yêu dành cho di sản dân tộc.
Giữ hồn quê qua từng mối đan

Giữ hồn quê qua từng mối đan

LNV - Giữa vùng núi rừng xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai (xã Phan Rang, Lục Yên , Yên Bái cũ), thôn Rầu Chang vẫn rộn ràng tiếng chẻ tre, vót nan – âm thanh thân quen của nghề đan rọ tôm. Nghề thủ công tưởng chừng chỉ gắn với miền sông nước nay đã bén rễ, lớn lên từ chính bàn tay cần mẫn của người vùng cao. Trải qua bao đổi thay, nghề không chỉ là kế sinh nhai mà còn là niềm tự hào, là nhịp sống không thể thiếu của người dân nơi đây.

Tin khác

Cổng làng trong lòng phố

Cổng làng trong lòng phố

LNV - Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa bản nhạ
Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

LNV - Các sản phẩm của làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng (Lào Cai) mang nét riêng khó trộn lẫn: Họa tiết tinh xảo, màu sắc rực rỡ, vừa truyền thống vừa hiện đại, là món quà lưu niệm hấp dẫn du khách.
Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

LNV - Được thiên nhiên ưu đãi chất đất đỏ độc đáo, Vĩnh Long từ lâu đã nổi tiếng là thủ phủ gốm của miền Tây Nam bộ. Giữa biến động thời cuộc và sự mai một của làng nghề truyền thống, nơi đây hiện đang thắp lại ngọn lửa nghề bằng sự kết hợp giữa di sản và đổi mới, với vai trò tiên phong của những người nghệ nhân giàu tâm huyết.
Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề

LNV - Nằm cách TP. Huế khoảng 7km về hướng Tây Nam, làng hương Thủy Xuân (TP Huế) ẩn mình dưới chân đồi Vọng Cảnh, bên dòng sông Hương thơ mộng. Nơi đây, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm hương trầm thơm trên đất thần kinh của người dân đã nức tiếng xa gần. Trong những năm trở lại đây, làng hương này còn trở thành địa điểm tham quan đặc sắc của du khách trong và ngoài nước.
Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

LNV - Với định hướng và mong muốn phát triển dài hạn tại Việt Nam, thương hiệu trà sữa CHAGEE xem việc đồng hành giúp bà con nông dân xây dựng mô hình vùng nguyên liệu thí điểm là hành động cần thiết để góp phần thúc đẩy nông nghiệp bền vững, minh bạch và gắn kết với cộng đồng địa phương.
Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị về việc tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025. Đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và đồng chí Võ Văn Hưng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì hội nghị.
"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

LNV - Nếu phải xác định một điểm khởi đầu cho hành trình chuyển đổi số tại huyện Phú Xuyên, thì đó không phải là hạ tầng, công nghệ hay những con số đầu tư hàng chục tỷ đồng, mà chính là yếu tố con người - những người dám nghĩ, dám làm, dám tiên phong.
Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

LNV - Giữa dòng chảy hiện đại hóa, những nghề truyền thống như dệt thổ cẩm và đan lát của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) vẫn được gìn giữ bền bỉ qua nhiều thế hệ. Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ cao, các sản phẩm thủ công còn là biểu tượng văn hóa độc đáo, gắn liền với đời sống núi rừng và tâm hồn người Hrê. Nhờ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, những nghề xưa không chỉ sống lại mà còn trở thành điểm nhấn trong phát triển du lịch cộng đồng địa phương.
Mùa sen ở hồ Tây

Mùa sen ở hồ Tây

LNV - Vào dịp tháng 6 này, trên khắp các ao, đầm trồng sen ở khu vực hồ Tây (quận Tây Hồ) rộn ràng không khí thu hoạch, chụp ảnh với hoa. Sen trồng ở đây là sen bách diệp với bông to có 100 cánh, mùi thơm đượm mang một nét đặc trưng riêng của hồ Tây mà không nơi nào có được.
Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

LNV - Bắc Ninh là một tỉnh nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến làng nghề đúc đồng Đại Bái, trước đây gọi là làng Văn Lãng (hay còn gọi là làng Bưởi Nồi), thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Từ lâu, làng đã nổi danh với nghề đúc đồng, chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo.
Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

LNV - Việc đưa các sản phẩm làng nghề lồng ghép trong các cuốn sách là cách thức hiệu quả để quảng bá thương hiệu, tăng cơ hội xuất khẩu.
Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

LNV - Hà Nội là mảnh đất hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, nơi lưu giữ hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề truyền thống. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, việc bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề đang đứng trước nhiều thách thức. Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) được xác định là một trong những giải pháp chiến lược giúp Hà Nội bảo tồn văn hóa làng nghề một cách hiệu quả và bền vững.
Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

LNV - Theo UBND huyện Gia Lâm, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2738/QĐ-UBND, cho phép Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp xã Dương Xá sử dụng địa danh “Dương Xá” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Nông sản chế biến Dương Xá”.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

LNV - Trong số sáu cá nhân vừa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” vì những cống hiến đặc biệt trong gìn giữ và phát huy di sản nghề thủ công mỹ nghệ, tỉnh Quảng Nam vinh dự có hai đại diện: Ông Lê Đức Hạ (nghệ nhân gốm ở TX Điện Bàn) và ông Huỳnh Sướng (nghệ nhân mộc tại TP Hội An).
Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

LNV - ’’Nơi tôi sinh: Làng Phùng Xá- Huyện Thạch Thất gần Chùa Thầy- một làng quê nghèo nhưng dân quê tôi thật thà lắm… “ Một câu nói cũng rất thật thà chân chất đến từ người đàn ông có ánh mắt kiên định, khuôn mặt sáng có chút lãng tử như một hoạ sĩ. Đó là anh Chu Văn Ân, nghệ nhân gỗ lũa Trai Vàng.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng trao tặng danh hiệu Nghệ nhân - Bàn tay vàng Làng nghề năm 2025.

Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng trao tặng danh hiệu Nghệ nhân - Bàn tay vàng Làng nghề năm 2025.

LNV - Sáng 11/07/2025 , tại trụ sở Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng số 635, Ngô Gia Tự, Đằng Lâm, Hải An, Hải Phòng. Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng tổ chức trọng thể Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng về việc công nhận danh hiệu Nghệ nhân - Bàn tay Vàng Làng nghề TP Hải Phòng năm 2025.
Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng

Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng

Mong muốn mang đến những trải nghiệm mới lạ, chất lượng, XinTravel Hub chính thức giới thiệu chương trình Du lịch sáng tạo (Creator Travel), chủ đề “Viết hành trình trong ta”.
Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

LNV - Vừa qua, Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025 đã mang lại nhiều trải nghiệm hấp dẫn cho du khách và cơ hội hợp tác thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp.
Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công

LNV - Công tác khuyến công ở Tây Ninh đã lan tỏa lợi ích, giúp các cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp nông thôn cải thiện năng suất, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

LNV - Hoạt động khuyến công tại Thanh Hóa đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. facebook
Giao diện di động