Làng nghề chè Ba Trại Phát triển bền vững
Cách trung tâm Hà Nội chừng 60km, xã Ba Trại, huyện Ba Vì (Hà Nội) là một vùng đồi núi mờ sương. Nhờ thổ nhưỡng, khí hậu trong lành, những nương chè nơi đây xanh mướt quanh năm, để rồi kết tinh thành “Đệ nhất trà Hà thành” với hương thơm tự nhiên, vị đậm đà khác biệt.
Người dân xã Ba Trại (huyện Ba Vì) thu hái chè. |
Dẫn chúng tôi tham quan vườn chè rộng khoảng 1 mẫu, được trồng theo quy trình VietGAP, ông Nguyễn Văn Cứ (thôn 2, xã Ba Trại) tâm sự: “Trồng chè an toàn giảm chi phí đầu vào, trong khi năng suất lại tăng gấp đôi. Do có hương vị đặc trưng và là chè sạch nên giá bán cao hơn 20-30% so với những loại khác. Hiện tại, chè búp khô của làng nghề xã Ba Trại được bán với giá dao động 300.000 đến hơn 400.000 đồng/kg. Cây chè đã giúp nâng cao đời sống của người dân…”.
Trong câu chuyện với chúng tôi bên vườn chè xanh ngát căng tràn nhựa sống, ông Nguyễn Văn Dũng (thôn 5, xã Ba Trại) chia sẻ, gia đình ông về đây lập nghiệp từ những năm 60 của thế kỷ trước. Cây chè thực sự đã nuôi sống nhiều thế hệ người dân. Chè Ba Trại có vị khác biệt, hương thơm tự nhiên, đậm đà, nước có màu xanh, sánh vàng... Đó chính là hương vị kết tinh của chất đất, nguồn nước, nắng, gió vùng đồi gò, cộng thêm bí quyết chọn chè, sao chè của người dân Ba Trại.
Phát triển làng nghề chè
Ông Nguyễn Văn Dũng chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi có 1,5 mẫu chè nhưng bỏ mặc hàng chục năm, không chăm sóc. Đến năm 2010, được ngành Nông nghiệp hỗ trợ, đưa giống mới vào trồng và cải tạo những vườn chè già cỗi...Nay cũng vẫn 1,5 mẫu chè đó, hằng năm, gia đình tôi thu về hơn 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Nếu tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất VietGAP thì giống chè mới cho năng suất cao gấp 3 lần so với giống cũ, chất lượng tốt hơn, được người tiêu dùng ưa chuộng. Sau 5 năm, từ hộ nghèo, gia đình tôi đã tạo dựng được cơ ngơi khang trang và có tích lũy để tiếp tục đầu tư sản xuất”.
Chủ tịch UBND xã Ba Trại Hoàng Văn Chuyển cho hay, cây chè chiếm hơn 60% trong cơ cấu kinh tế của xã và từ năm 2013 đến nay, người dân đã đưa giống chất lượng cao vào sản xuất theo hướng an toàn. Tổng diện tích trồng chè của Ba Trại vào khoảng 560ha thì có tới 70% trồng giống chất lượng cao và có gần 50ha chè được cấp chứng nhận VietGAP. Xã Ba Trại đã có 9/10 thôn được UBND thành phố Hà Nội công nhận là làng nghề chế biến chè búp khô truyền thống. Sản lượng chè của xã đạt trên 5.000 tấn/năm, chiếm gần 50% tổng sản lượng chè của huyện Ba Vì. Nhờ cây chè, nhiều hộ dân nơi đây thoát nghèo, có “của ăn, của để”.
Trong xây dựng nông thôn mới, nghề trồng chè là một trong những lợi thế của địa phương, đặc biệt với tiêu chí môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp.
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương cho biết, giờ đây, người dân xã Ba Trại không chỉ quan tâm đến nâng cao chất lượng giống mà còn chú trọng khâu canh tác, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng nhiều máy móc, thiết bị phun, tưới, sao chè. Nhờ sự hỗ trợ của chương trình khuyến công, nhiều hộ dân làng nghề chè Ba Trại đã mạnh dạn đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị tiên tiến phục vụ cho sản xuất và chế biến các sản phẩm chè, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ... Giờ đây, chè Ba Trại đã có tên trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều sản phẩm chè nơi đây đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao trở lên. Đây là cơ hội để người dân gìn giữ, phát triển làng nghề truyền thống, đặc biệt là tạo ra nhiều sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.
Người dân xã Ba Trại (huyện Ba Vì) thu hái chè |
Phát triển cây chè gắn với du lịch
Sản phẩm chè tuy đã mang lại những giá trị nhất định về mặt kinh tế, nhưng “Chè Búp Khô” Ba Trại muốn mở rộng thị trường thì cần có thêm những giải pháp mới. Nghị quyết của Đảng ủy, hội đồng nhân dân xã Ba Trại đã quyết định xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp kết hợp với du lịch. Việc kết hợp với du lịch vừa giúp người dân có thêm nguồn thu nhập, vừa tạo điều kiện quảng bá thương hiệu “Chè Búp Khô” Ba Trại đến gần hơn với người tiêu dùng.
Xã có lợi thế phong cảnh thiên nhiên và khí hậu mát mẻ, những đồi chè trải dài, uốn lượn. Ba Trại vừa là nơi hội tụ văn hóa Kinh, Mường, cùng phát triển làng nghề chè. Khi đến đây khách tham quan du lịch vừa được trải nghiệm thực tế quy trình sản xuất chè, lại thấy những phong tục tập quán sinh hoạt riêng, đến từ những người dân địa phương.
Ông Nguyễn Văn Hoàng - người dân thôn 3, xóm Đô, xã Ba Trại, chia sẻ: "Khi đến với làng nghề, du khách sẽ được thăm quan và trải nghiệm trực tiếp những quy trình từ hái chè, sao chè, sấy chè… giúp du khách có những trải nghiệm thú vị, từ đó quảng bá văn hóa làng nghề chè xã Ba Trại. Không chỉ tiếp đón những du khách trong nước, rất nhiều du khách quốc tế từ Đức, Anh, Nhật, Hàn Quốc… cũng đã đến đây."
Làng nghề cũng đang thu hút một lượng lớn những thế hệ trẻ đến du lịch. Từ các trường mầm non, tiểu học… đăng ký cho học sinh được trải nghiệm thực tế, đến các bạn sinh viên đến từ các trường đại học quanh địa bàn thành phố.
Mai Đình Đạt - sinh viên Trường Đại học Điện Lực, hào hứng kể lại quy trình sản xuất chè truyền thống: “Chè được hái từ cây về được bỏ vào lò đã nhóm lửa. Người nhóm lò cần kiểm soát nhiệt độ đủ để cho chè vào sao đến khi chín chè (đây người ta gọi là bước luộc chè khô). Bước tiếp theo là đổ chè ra nia, dùng tay hoặc máy để tách những búp chè. Cuối cùng là chè lại được đổ vào máy sao cho đến khi khô co lại và cho ra thành phẩm. Mỗi mẻ người ta sao từ 1 - 2 kg chè tươi, nhưng 1 kg chè tươi chỉ cho ra 2 lạng chè khô”.
Tin liên quan
Thanh Hoá: Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm
10:23 | 03/10/2024 OCOP
Cựu chiến binh say mê với nghề diệt tổ mối
09:55 | 30/09/2024 Kinh tế
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin mới hơn
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động
09:24 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia
09:24 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Công nhận nghề truyền thống Hà Nội đối với nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công
09:08 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Về miền cổ tích gốm Thanh Hà truyền thống 500 năm tuổi
10:23 | 03/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Trịnh Quốc Đạt làm việc với đơn vị trực thuộc tại thành phố Hải Phòng
15:12 | 02/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Lập Đề án phát triển Làng nghề trồng hoa Gia An Nam
13:30 | 02/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Kiên Giang
10:07 | 30/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trăm năm kể chuyện nghề rèn
10:07 | 30/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân ẩm thực nâng tầm món ăn truyền thống Việt
15:06 | 27/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chè Ba Trại Phát triển bền vững
09:38 | 27/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nâng cao giá trị sản phẩm từ nghề đan võng gai của đồng bào người Thổ
10:32 | 25/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai
09:42 | 25/09/2024 OCOP
Bình Định bảo tồn và phát triển làng nghề
11:11 | 24/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hơn 100 đơn vị, doanh nghiệp sẽ tham gia Hội chợ Làng nghề năm 2024
11:04 | 24/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề chằm nón lá
09:23 | 23/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phát triển làng nghề theo hướng du lịch xanh và sạch
09:23 | 23/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Bến Tre
14:01 | 20/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội tụ tinh hoa làng nghề tại “Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 – 2024”
13:13 | 20/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn
13:54 | 18/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề
11:06 | 18/09/2024 OCOP
Nông dân Hồ Trọng Lập được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024
14:59 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình
12:16 OCOP
100 gian hàng OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ được giới thiệu tại huyện Thanh Trì
23:00 Tin tức
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động
09:24 Làng nghề, nghệ nhân
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia
09:24 Làng nghề, nghệ nhân
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn
09:11 OCOP