Lặng lẽ một làng nghề
Để được danh tiếng vang xa như vậy, làng nghề đóng xuồng ở cù lao Giêng đã trải qua quá trình hơn 100 năm hình thành và phát triển với những thăng trầm. Ông Phạm Văn Hùng (ấp Tây Thượng, xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới) được xem là “già làng” của nghề đóng xuồng ở cù lao Giêng cho biết, gia đình ông có hơn năm đời theo nghề. Từ lúc 16 tuổi ông đã bắt đầu học đóng xuồng, tính đến nay đã ngót gần 70 năm. Ông Hùng chia sẻ, “thợ đóng xuồng ở đây không có tính giấu nghề. Sẵn sàng dạy cho bất cứ ai muốn học, không thấy học phí, mà vừa học vừa làm thí công. Một số chủ trại tâm huyết ngoài dạy không công, chủ còn lo cho chỗ ở và cơm nước. Nếu sáng dạ thì học chừng 4 – 6 tháng sẽ rành rẽ đóng xuồng, học thêm nữa thì sẽ đóng được các loại tàu ghe lớn hơn”.
Nói về nghề, “già làng” phấn khởi kể rành mạch từng công đoạn. Những công thức bất thành văn ấy đã ăn sâu vào ông, thành bài giảng của người thầy đã truyền đạt cho hơn trăm học trò thành thợ. Để làm ra một chiếc xuồng phải trải qua nhiều công đoạn như: chọn gỗ, xẻ gỗ, phơi gỗ. Sau đó tiến hành tạo be, uốn và định hình be. Tiếp tục tạo bửng, ráp be, đóng chốt, đóng bửng và chán. Sau đó thực hiện khâu cuối cùng là trét dầu chai cho xuồng, đến đây thì một chiếc xuồng đã thành phẩm.
Nghệ nhân đang tạo tác xuồng
Theo những cụ cao niên kể lại, làng nghề trước đây làm ra nhiều sản phẩm đa dạng như: Xuồng cui, xuồng ba lá, xuồng năm lá, tam bản, xuồng Cần thơ, xuồng Ông Chưởng, vỏ gòn, vỏ lãi, ghe lườn, ghe bầu, ghe đục, ghe chài, ghe be, tắc ráng… Những năm 1960 – 1970, làng nghề phát triển mạnh, có khi nhận đóng cả ghe tàu đi sông và cả đi biển, từ 50 đến 100 tấn. Tuy nhiên khoảng 10 năm trở lại đây, do mùa nước về thất thường, có xu hướng ngày một ít. Cộng thêm việc đa số các địa phương đã xây dựng hệ thống đê bao ngăn lũ vào đồng ruộng, đường bộ ngày một khang trang. Ghe sắt và xuồng composite ra đời đã dần thay thế đi ghe xuồng gỗ truyền thống. Do đó có một khoảng thời gian dài làng nghề đứng trước nguy cơ mai một. Các trại xuồng chỉ tập trung mỗi năm đóng “cầm chừng” vào vài tháng trước khi nước lên.
Anh Ngô Văn Thảnh, chủ trại xuồng ở xã Mỹ Hiệp (cù lao Giêng, huyện Chợ Mới) phấn khởi cho biết, năm nay con nước đột ngột về sớm hơn mọi năm một tháng và cao hơn cùng kỳ nên xuồng rất khan hàng. Làng nghề đóng xuồng cũng được mùa “trúng” lớn. Từ cuối tháng 6 âm lịch, nhiều thương lái ở các huyện đầu nguồn và vùng ven biên giới đã đến đặt hàng. Đón đầu con nước lớn từ hai tháng trước, trại xuồng của anh Thảnh đã tập trung nhân công đóng gấp rút mới kịp số lượng giao cho khách. Anh cũng cho biết thêm, các thương lái đến tận nơi đặt hàng và thu mua, sau đó họ chuyên chở đi các tỉnh, đặc biệt là vùng biên giới An Phú – Hồng Ngự, xuất khẩu sang cả nước bạn Campuchia. Do vậy nên ngoài loại xuồng Ông Chưởng thông dụng ở địa phương thì các trại còn nhận làm thêm theo đơn đặc hàng mẫu mã xuồng lườn Campuchia. Hiện nay, giá tại trại của xuồng lườn Campuchia loại dài 5.5 m và 8.2 m có giá trung bình khoảng 1.2 triệu đồng/chiếc. Trại của anh Thảnh hiện có 6 nhân công, mỗi ngày cho xuất xưởng từ 3 đến 4 chiếc xuồng nhưng vẫn không đủ giao cho thương lái.
Ông Phan Văn Leo, 62 tuổi, nhân công lớn tuổi nhất của trại anh Thảnh cho biết, ông theo nghề từ hồi 16 tuổi, do cha và ông nội dạy nghề. Ông có 2 người con trai cũng biết nghề, nhưng mấy năm gần đây con nước không cao, lượng xuồng bán không nhiều, nên các con ông đi Bình Dương làm thuê. Riêng năm nay con nước về nhanh và có xu hướng lớn hơn mọi năm nên các con ông cùng về đóng xuồng từ tháng 7 (âm lịch) đến nay. Ông Leo cũng cho biết, trước đây những công đoạn cưa, bào phải làm bằng tay thì nay các dụng cụ trên đã được cơ giới hóa nên rút ngắn thời gian làm ra sản phẩm, giảm sức lao động cho thợ. Trước đây, muốn hoàn thành một chiếc xuồng phải mất từ 2 đến 3 ngày, còn nay chỉ mất 1 ngày là hoàn thành.
Còn theo ông Nguyễn Thành Góc (ấp Tây Thượng, xã Mỹ Hiệp) chia sẻ:” Nếu như mọi năm chỉ đóng 50 chiếc. Thì năm nay, đến giữa tháng 8, gia đình ông đã cho xuất xưởng 100 chiếc và còn gần 30 chiếc theo đơn đặc hàng đang hoàn thành…” Ông Góc nói: “Nghề này buồn vui theo con nước, năm nào con nước lớn thì trúng, con nước nhỏ thì thất. Vậy nên thợ ở làng nghề cứ trông đến tháng năm, tháng sáu là nôn nao chờ con nước”.
Những năm gần dây, các tuyến du lịch sinh thái kết hợp làng nghề được mở rộng về cù lao Giêng. Làng nghề đóng xuồng được các đoàn khách trong và ngoài nước chọn để đến thăm và tìm hiểu. Nhờ vậy mà làng nghề như được bồi thêm động lực và sức sống. Ông Nguyên Thành Góc nói, trại của ông mỗi tháng đón 4 đoàn khách du lịch nước ngoài, mỗi đoàn trung bình khoảng 50 – 100 khách. Mỗi chuyến tham quan, ông giới thiệu và thực hiện đóng ghe xuồng cho khách xem, đoàn sẽ hỗ trợ ông 20 USD/chuyến. Ngoài ra, ông tranh thủ những lúc nhàn rỗi, đóng những chiếc ghe xuồng mô hình thu nhỏ, làm sản phẩm kỷ niệm bán cho khách. Ông nói, “rảnh rỗi làm mấy chiếc xuồng nhỏ này, cũng kiếm được tiền trà nước hàng ngày”…
Anh Trần Công Danh – đại diện làng nghề đóng xuồng ở cù lao Giêng cho biết: “Làng nghề được UBND tỉnh An Giang công nhận là làng nghề truyền thống từ năm 2006, khi đó cả làng nghề có khoảng 170 - 200 hộ. Nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 20 hộ với khoảng 15 trại đóng xuồng, với hơn 100 lao động. Trung bình trong mùa cao điểm từ tháng 8 đến tháng 11, mỗi trại cho ra từ 5 – 6 chiếc mỗi ngày”.
Bài và ảnh Lê Quang Trạng - Hoàng Lâm
Tin mới hơn

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ
09:33 | 04/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:55 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á
14:55 | 03/04/2025 Du lịch làng nghề

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”
14:45 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó
19:53 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống
11:34 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Túc - Làng nghề truyền thống đan lát cỏ tế ở Hà Nội
16:00 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Yên Bái đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường
15:14 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng đá dưới chân Ngũ Hành Sơn
15:13 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đặng Hồng Khánh và hành trình hồi sinh chữ Nôm Dao
08:27 | 31/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Rèn Phúc Sen - Giữ gìn giá trị xây dựng thương hiệu
22:37 | 30/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển
11:29 | 27/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế
11:28 | 27/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng gốm Thanh Hà
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc
18:10 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
21:47 Tin tức

Phú Yên đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
09:35 Tin tức

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ
09:33 Làng nghề, nghệ nhân

Sức sống ở làng nghề Yên Bái
09:31 Nghiên cứu trao đổi

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:55 Làng nghề, nghệ nhân