Làm mới giải pháp phát triển Lâm nghiệp Việt Nam
Ngày 27/02/2024, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hội Khoa học Kinh tế Nông nghiệp và PTNT Việt Nam, Hội Chủ rừng Việt Nam, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới”.
![]() |
Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng trưởng ổn định 4,6%
Báo cáo tại Hội nghị, ông Triệu Văn Lực - Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, sau 3 năm thực hiện Chiến lược, ngành nông nghiệp đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp và đạt được nhiều kết quả rất quan trọng cả về kinh tế, anh sinh xã hội và môi trường.
![]() |
Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng trưởng ổn định 4,6%/năm |
Về kinh tế, cơ cấu sản xuất lâm nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng ngày càng nâng cao giá trị gia tăng của chuỗi sản xuất lâm nghiệp. Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng trưởng ổn định 4,6%/năm. Hàng năm, cả nước trồng được trên 260 nghìn ha rừng. Năng suất, chất lượng rừng trồng được nâng cao, cung cấp trên 70% nguyên liệu gỗ cho chế biến lâm sản, phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt bình quân 15,8 tỷ USD, tỷ lệ xuất siêu cao.
Nguồn thu dịch vụ môi trường rừng đạt bình quân 3.650 tỷ đồng/năm. Đặc biệt, năm 2023 đã thu được 4.130 tỷ đồng, trong đó có 997 tỷ đồng từ dịch vụ hấp thụ, lưu giữ các - bon rừng, góp phần giảm áp lực chi ngân sách nhà nước, thực hiện chi trả kinh phí để bảo vệ khoảng 7,3 triệu ha rừng, trở thành một nguồn tài chính quan trọng và bền vững của ngành lâm nghiệp.
Các hoạt động lâm nghiệp đã tạo ra việc làm cho khoảng 5 triệu lao động trực tiếp. Chính sách hỗ trợ bảo vệ rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư với bình quân khoảng 6,2 triệu ha/năm, tạo nguồn thu nhập và cải thiện sinh kế cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới ở các vùng miền núi.
Về môi trường, tỷ lệ che phủ rừng tiếp tục duy trì đạt 42,02%; công tác quản lý rừng và các sản phẩm từ rừng được thực hiện chặt chẽ, nghiêm ngặt,...
Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị, những kết quả đạt được sau 3 năm thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023 đóng góp ngày càng quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo quốc phòng, an ninh, thực hiện thành công các mục tiêu quốc gia về phát triển bền vững.
![]() |
"Quá trình thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp cũng còn những tồn tại, khó khăn như quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch 3 loại rừng còn chồng chéo, thiếu tính đồng bộ..." - Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị chia sẻ. |
Tuy nhiên, quá trình thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp cũng còn những tồn tại, khó khăn như quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch 3 loại rừng còn chồng chéo, thiếu tính đồng bộ. Việc giao rừng, thuê rừng còn chậm triển khai.
Việc xây dựng, hoàn thiện và triển khai các quy định pháp luật, quy hoạch lâm nghiệp, các cơ chế, chính sách còn chậm, chưa đáp ứng được thực tiễn. Năng suất, chất lượng rừng trồng còn thấp. Đặc biệt là việc trồng rừng phòng hộ, đặc dụng gặp nhiều khó khăn.
Mức hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng và chế độ, chính sách đối với lực lượng bảo vệ rừng còn quá thấp, chưa thật sự tạo động lực cho bảo vệ và phát triển rừng. Ngân sách nhà nước đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng còn khó khăn.
Nhiều địa phương chưa quan tâm đầu tư, bổ sung ngân sách cho bảo vệ và phát triển rừng. Ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản phát triển chưa bền vững, chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, khả năng dẫn dắt, làm chủ thị trường nội địa và mở rộng thị trường quốc tế còn hạn chế; khả năng hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị, gắn với vùng nguyên liệu còn chưa chặt chẽ...
Làm mới giải pháp phát triển “mỏ vàng xanh”
Trong tình hình mới, ngành lâm nghiệp cũng đối diện với nhiều cơ hội và thách thức đan xen lẫn nhau. Trong số đó, có những thay đổi từ các quy định của các luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như Luật Đất đai 2024; Kết luận 61 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 13; các quy định mới về thực hiện cam kết của Việt Nam đối với quốc tế như cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050, thực hiện Quy định không phá rừng (EUDR) của liên minh châu Âu, triển khai các quy định về tín chỉ carbon rừng…
![]() |
“Trong bối cảnh mới đó đòi hỏi chúng ta phải nhận diện để có các giải pháp tận dụng cơ hội phát triển…”- Nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết. |
Nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, quá trình thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp, chúng ta đã trải qua nhiều biến động: Đại dịch Covid 19, biến đổi khí hậu, lạm phát kinh tế, phát thải hiệu ứng nhà kính...Vì vậy, ngành lâm nghiệp cũng như các ngành khác luôn ở trong tâm thế chủ động, sẵn sàng...và “trong bối cảnh mới đó đòi hỏi chúng ta phải nhận diện để có các giải pháp tận dụng cơ hội phát triển…”
Thứ trưởng Hà Công cũng Tuấn khẳng định, các giải pháp đề cập trong Chiến lược cũng như Kế hoạch thực hiện Chiến lược của Bộ NN&PTNT vẫn còn nguyên giá trị song cần phải làm mới. Điển hình như việc ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là trong lĩnh việc chuyển đổi số. “Cần tập trung vào hình thành, thúc đẩy, thống nhất ứng dụng KHCN vào việc quản lý chuỗi cung, đồng thời thúc đẩy và hình thành sàn thương mại lâm sản không chỉ là sàn giao dịch hàng hóa mà hướng đến đích giải quyết việc chống rủi ro thương mại và đảm bảo quyền lợi mang tính chất bảo hiểm của cả người bán và người mua trên đó....”
Cũng tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Tiến, Phó chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cho rằng, để chính sách lâm nghiệp phù hợp, đồng bộ với quy định mới của Luật Đất đai 2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần sớm hoàn thiện quy hoạch lâm nghiệp, đảm bảo tính thống nhất với quy hoạch sử dụng đất theo 3 cấp: cả nước, cấp tỉnh và cấp huyện; phân bổ hợp lý quỹ đất cho phù hợp với yêu cầu sử dụng đất và quản lý chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp.
![]() |
Ông Nguyễn Văn Tiến, Phó chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phát biểu tại Hội nghị. |
Đồng thời, cần tăng cường khả năng tiếp cận đất đai của các chủ thể có nhu cầu sản xuất kinh doanh lâm nghiệp; bổ sung đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâm nghiệp, mở rộng đối tượng là tổ chức kinh tế, cá nhân được nhận chuyển nhượng, cho thuê đất lâm nghiệp phù hợp với thực tiễn sản xuất của từng vùng, miền.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp, theo ông Nguyễn Văn Tiến, cần đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất lâm nghiệp. Khuyến khích tích tụ, tập trung đất để phát triển sản xuất, kinh doanh, hình thành chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm lâm nghiệp tập trung quy mô lớn. Sử dụng đất lâm nghiệp đa mục đích nhằm tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp, nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa.
![]() |
Cần làm mới các giải pháp phát triển toàn diện ngành Lâm nghiệp |
Nhìn về những vấn đề đặt ra đối với ngành lâm nghiệp nhằm tăng cường công tác quản lý, sử dụng rừng,PGS.TS. Nguyễn Bá Ngãi, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội chủ rừng Việt Nam (VIFORA) nhấn mạnh, để tiếp tục thực hiện hiệu quả “Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030”, cần sử dụng có hiệu quả trên 3,4 ha đất rừng và đất lâm nghiệp hiện do UBND xã tạm quản lý, bảo vệ bằng được diện tích rừng hiện có và phát triển rừng, giải quyết thiếu đất sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc tại chỗ.
"Đặc biệt, cần tăng cường quản lý chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác", ông Ngãi nói.
Hiện toàn ngành lâm nghiệp đang tăng tốc thực hiện thành công Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030. Trên cơ sở những đề xuất, giải pháp, khuyến nghị của các đại biểu được đưa ra trong hội thảo sẽ góp phần giảm thiểu các tác động tiêu cực và nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chiến lược trong giai đoạn mới.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”
09:18 | 04/07/2025 Tin tức

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Tập trung xây dựng mô hình khuyến nông trên các sản phẩm chủ lực
11:00 | 02/07/2025 Tin tức

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã
14:33 | 01/07/2025 Tin tức

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 | 01/07/2025 Tin tức

1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử
10:27 | 01/07/2025 Tin tức
Tin khác

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến
09:19 | 01/07/2025 Tin tức

TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới
19:21 | 30/06/2025 Tin tức

Lễ công bố thành lập tỉnh Gia Lai mới, một khởi nguyên lịch sử, một sứ mệnh thiêng liêng
15:42 | 30/06/2025 Tin tức

TP. HCM: Khai mạc trưng bày chuyên đề và công bố quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia
13:36 | 30/06/2025 Tin tức

Lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính tại Hà Nội
09:42 | 30/06/2025 Tin tức

Thanh Hóa: Thành lập 26 trung tâm dịch vụ nông nghiệp mới
22:07 | 29/06/2025 Tin tức

Quốc hội họp phiên bế mạc Kỳ họp thứ 9
22:07 | 29/06/2025 Tin tức

Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao
22:06 | 29/06/2025 Tin tức

Thanh Hóa: Công bố huyện Ngọc Lặc đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 | 28/06/2025 Tin tức

Vương quốc Anh kêu gọi hợp tác với Việt Nam trong Chiến lược Công nghiệp Hiện đại
10:26 | 27/06/2025 Tin tức

Vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền hai cấp tỉnh Gia Lai mới thông suốt
10:29 | 26/06/2025 Tin tức

Hướng dẫn sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế từ ngày 1-7-2025
10:04 | 26/06/2025 Tin tức

Thủ tướng Chính phủ công nhận tỉnh Tiền Giang hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024
09:48 | 25/06/2025 Tin tức

Phái đoàn Thương mại Năng lượng Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác cho ngành điện gió ngoài khơi tại Anh
11:01 | 24/06/2025 Tin tức

Lễ khởi công xây dựng đình làng Đốc Tín
10:54 | 24/06/2025 Tin tức

Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”
09:18 Tin tức

Gia Lai vùng đất hợp nhất giữa đại ngàn và biển xanh hội tụ
09:17 Du lịch làng nghề

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 Làng nghề, nghệ nhân

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 Nông thôn mới