Làng nghề trước thềm Hiệp định EVFTA: Tranh thủ thời cơ, hóa giải thách thức
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội, toàn thành phố hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm số lượng làng nghề lớn nhất toàn quốc. Trong số đó có 308 làng nghề đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận.
Ước tính, khu vực làng nghề của Hà Nội tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao động; giá trị sản xuất đạt khoảng 22.000 tỷ đồng, tương đương gần 1 tỷ USD, trong đó, giá trị kim ngạch xuất khẩu khoảng 200 triệu USD/năm.
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, theo kết quả thống kê, ước tính trên địa bàn các quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội có trên 7.000 sản phẩm địa phương. Nhiều sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ của Hà Nội đã xuất khẩu ra thị trường quốc tế như: Gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm), mây tre giang đan Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ), sơn mài Duyên Thái (huyện Thường Tín)... Ở những làng có nghề, đặc biệt là các làng nghề phát triển, thu nhập bình quân của người dân cao hơn rất nhiều so với các làng thuần nông.
Đặc sắc sản phẩm sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái (huyện Thường Tín).
Hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ tác động đến nhiều lĩnh vực. Riêng với khu vực làng nghề, các sản phẩm làng nghề nói chung và sản phẩm thủ công mỹ nghệ nói riêng đều nằm trong diện được miễn thuế ngay. Điều này giúp làng nghề đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU mà không có giới hạn về mặt thuế quan và định lượng. Đây sẽ là bệ phóng giúp sản phẩm làng nghề của Hà Nội thâm nhập vào các thị trường khác.
Phân tích vấn đề, bà Hà Thị Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội cho rằng, Hiệp định EVFTA có hiệu lực, các nhà nhập khẩu nước ngoài sẽ tìm đến các nước sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nhiều hơn. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ của Hà Nội và cả nước tiếp cận thị trường nhanh hơn, số lượng nhiều hơn.
Không dừng lại ở đó, các nhà nhập khẩu vào Việt Nam sẽ mang theo ý tưởng thiết kế, quy trình sản xuất của nước ngoài để đặt hàng doanh nghiệp trong nước. “Tôi cho rằng, đây là những cơ hội rất lớn để các doanh nghiệp làng nghề phát triển dòng sản phẩm phù hợp thị trường xuất khẩu”, bà Vinh khẳng định.
Nắm bắt nhanh cơ hội phát triển mới, những ngày sau dịch Covid-19, làng nghề Hạ Thái, xã Duyên Thái (huyện Thường Tín) sản xuất nhộn nhịp trở lại với nhiều sản phẩm sơn mài đặc sắc. Phó Chủ tịch UBND xã Duyên Thái Đỗ Văn Hùng cho biết, làng nghề Hạ Thái có khoảng 300 hộ sản xuất với khoảng 500 lao động. Người dân Hạ Thái sản xuất hàng nghìn sản phẩm theo nhu cầu mỗi thị trường, trong đó, nhiều sản phẩm được xuất khẩu tới nhiều quốc gia.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh (ở xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ) cho rằng, Hiệp định EVFTA không tác động nhiều đối với xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Bởi, trước khi có Hiệp định này, thuế xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã “bằng 0”.
Trong khi đó, Việt Nam gần như không nhập khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ nước ngoài nên khó ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Hiện nay, doanh nghiệp của gia đình ông Tĩnh vừa duy trì sản xuất để xuất khẩu, vừa cải tiến mẫu mã sản phẩm, đáp ứng chất lượng ngày một cao hơn của thị trường.
Nâng chất lượng để tháo rào cản
Hiệp định EVFTA mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng đi kèm không ít thách thức. Châu Âu là thị trường kỹ tính, do vậy, để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu tới thị trường này, yêu cầu bắt buộc đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam không chỉ là chất lượng sản phẩm mà còn phải đáp ứng nhiều tiêu chí khác… đồng nghĩa với các doanh nghiệp làng nghề phải nỗ lực rất lớn để đáp ứng các yêu cầu của đối tác nhập khẩu.
Từ thực tiễn, Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội Hà Thị Vinh chia sẻ, muốn vào được thị trường châu Âu, các doanh nghiệp phải đáp ứng được “hàng rào kỹ thuật” rất khắt khe. Ví như, sản phẩm phải có tính văn hóa, không sử dụng lao động trẻ em trong sản xuất, sản phẩm có môi trường lao động tốt, bảo đảm thu nhập và cuộc sống của người lao động (từ bữa ăn đến khu vệ sinh, tiêu chuẩn tiếng ồn, an toàn lao động...).
Đặc sắc sản phẩm sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái (huyện Thường Tín).
Bên cạnh đó, làng nghề Hà Nội còn điểm yếu đó là sự liên kết lỏng lẻo, mô hình kinh doanh của các hộ gia đình mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún; cách thức quản lý, công nghệ sản xuất hàng hóa tại các làng nghề Hà Nội còn lạc hậu, bởi vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm trong thời gian ngắn là điều rất khó. Tuy khó khăn, song đó là việc lâu dài của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại làng nghề hướng tới trong chiến lược phát triển bền vững.
Là một trong số các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp sản phẩm sơn mài ở Duyên Thái (huyện Thường Tín), ông Đỗ Hùng Chiêu, Giám đốc Công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ thương mại An Huy chia sẻ, để xuất khẩu, thời gian qua, công ty phải tính toán kỹ lưỡng tỷ lệ chì, sắt, kim loại nặng... trong sơn theo tiêu chuẩn nơi nhập khẩu; sản phẩm phải thân thiện với môi trường, không hại đến môi trường khi hết vòng đời... Do nắm bắt được nhu cầu thị trường nên trong những năm qua, doanh nghiệp vẫn duy trì khá hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu.
Tương tự, một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của làng nghề cũng chú tâm hơn đến tự đổi mới công nghệ, tư duy quản trị doanh nghiệp và xây dựng thương hiệu, thiết kế mẫu mã, bao bì... để tạo sức cạnh tranh trên thị trường. Trong đó, Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm) đã thay đổi thiết kế theo mùa hoặc từng năm để hợp “gu” thị trường.
Nghề mây tre giang đan ở xã Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ).
Tận dụng cơ hội để tạo đột phá cho làng nghề là việc đã được thành phố Hà Nội quan tâm từ nhiều năm qua. Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội Trần Sỹ Tiến khẳng định, từ nhiều năm qua, thành phố Hà Nội đã quan tâm, đầu tư cho phát triển làng nghề; hỗ trợ phát triển làng nghề. Gần như tất cả các sở, ngành của Hà Nội đã tham gia vào thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến phát triển làng nghề.
Nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các làng nghề, đón cơ hội mới từ Hiệp định EVFTA, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, trong năm 2020, Hà Nội sẽ đào tạo nghề cho 13.100 lao động nông thôn; nâng cao năng lực quản lý cho 2.400 lượt cán bộ quản lý doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất, người lao động tại các làng nghề…
Các sở, ngành của Hà Nội cũng tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch, xử lý môi trường, đổi mới công nghệ, kết nối du lịch... tại các làng nghề. Với rất nhiều giải pháp được thành phố Hà Nội và mỗi doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại các làng nghề đã và đang triển khai, hy vọng, các làng nghề vượt qua thách thức, hội nhập thành công.
Nguyễn Mai
Theo HNM
Tin liên quan
Tin mới hơn

Khắc phục sụt giảm xuất khẩu rau quả: Yếu tố sống còn là chất lượng
09:40 | 30/06/2025 Kinh tế

Nông dân Gia Lâm tập trung sản xuất nông nghiệp sạch
10:28 | 26/06/2025 Kinh tế

Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo
09:35 | 25/06/2025 Kinh tế

Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan
10:54 | 24/06/2025 Kinh tế

Bình Định thu hút đại dự án nước ngoài tạo động lực phát triển xanh bền vững
10:00 | 19/06/2025 Kinh tế

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển
23:09 | 15/06/2025 Kinh tế
Tin khác

Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế
15:42 | 13/06/2025 Kinh tế

Nâng tầm giá trị thương hiệu khô cá lóc
15:42 | 13/06/2025 Kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo điều kiện phát triển các hành lang kinh tế xuyên suốt từ đồng bằng - trung du - miền núi
15:19 | 10/06/2025 Kinh tế

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Bảo đảm giải ngân đối với các dự án, tránh thất thoát, lãng phí
09:40 | 09/06/2025 Kinh tế

Bình Định thu hút hơn 16.200 tỷ đồng vốn đầu tư trong 5 tháng đầu năm 2025
10:46 | 03/06/2025 Kinh tế

Phú Yên có thêm hai khu công nghiệp quy mô lớn tạo việc làm hàng chục ngàn lao động
18:16 | 02/06/2025 Kinh tế

Bình Định xử lý “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” đối với hàng giả
10:12 | 02/06/2025 Kinh tế

Tín hiệu vui từ xuất khẩu
10:21 | 28/05/2025 Kinh tế

Xã Ninh Hiệp (Gia Lâm): Nhiều hộ kinh doanh, có thu nhập từ cho thuê tài sản chưa kê khai thuế
09:30 | 27/05/2025 Kinh tế

Giá sầu riêng giảm sâu do xuất khẩu gặp khó
09:44 | 23/05/2025 Kinh tế

Bình Định phát triển khu, cụm công nghiệp theo hướng sinh thái tuần hoàn
09:32 | 16/05/2025 Kinh tế

Giá lợn hơi có xu hướng giảm nhẹ khi nguồn cung tăng
10:54 | 08/05/2025 Kinh tế

6 yếu tố cần thiết khi sáp nhập tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định
09:06 | 07/05/2025 Kinh tế

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 | 30/04/2025 Kinh tế

Kinh tế làng nghề và cuộc chuyển đổi số
15:44 | 26/04/2025 Kinh tế

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã
14:33 Tin tức

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững
14:01 Nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 Tin tức