Làm giàu từ tinh dầu
Tuy mới 23 tuổi nhưng Nguyễn Ngọc Trường đã sở hữu một công ty với 4 xưởng sản xuất và một nhà máy chuyên sản xuất tinh dầu. Kể về cơ duyên đến với ngành nghề này, chàng trai trẻ cho biết, trong một lần về thăm quê ở Thạch Thành, Thanh Hóa, chứng kiến cả vựa sả chanh hơn 500ha chỉ được người dân thu hoạch củ, còn lại vứt bỏ tại ruộng hàng nghìn tấn lá.
Với thói quen này người dân đang lãng phí một nguồn tài nguyên không hề nhỏ mà trong khi đó có thể tận thu để tạo ra sản phẩm có giá trị cao hơn. Ngoài ra, việc đốt bỏ lá sả ngay tại ruộng kéo dài nhiều năm sẽ gây ra hiện tượng bạc màu đất, giảm năng suất cây sả và ảnh hưởng đến môi trường.
Trước thực tế này, Trường đã có ý tưởng sẽ tận dụng phụ phẩm này để tạo ra sản phẩm có giá trị sử dụng. Từ khi có ý tưởng, anh bắt đầu tìm hiểu quy trình chưng cất, việc thu mua lá sả như thế nào, thời điểm nào phù hợp, đến việc dùng thiết bị gì để chưng cất tinh dầu. Năm 2017, anh bắt tay vào thành lập Công ty CP Befine, xây dựng xưởng sản xuất tinh dầu xả ở ngay tại quê hương. Trong quá trình sản xuất, anh thu mua thêm một số loại cây dược liệu ở địa phương như khuynh diệp, mùi già, bạc hà…
Giám đốc công ty CP Befine Dương Ngọc Trường. Ảnh: Phương Nga
Tuy nhiên chất lượng sản phẩm không bảo đảm, do người dân vẫn có thói quen sử dụng hóa chất tùy tiện trong sản xuất. Theo đó, anh quyết định phát triển vùng nguyên liệu và liên kết sản xuất để bảo đảm chất lượng sản phẩm. Thông qua đó, ngoài phát triển kinh tế, anh còn mong muốn thay đổi tư duy của người dân địa phương chuyển sang làm nông nghiệp sạch.
Nắm thời cơ từ nền tảng công nghệ số
Sau 3 năm phát triển, đến nay Trường đã sản xuất ra 17 loại tinh dầu có nguồn gốc tự nhiên, tốt cho sức khỏe. Với 2 dòng sản phẩm về chăm sóc sức khỏe và chăm sóc da. Có thể kể tới các sản phẩm như tinh dầu sả chanh, tinh dầu mùi già, nước cất hoa hồng, hoa bưởi… Sản phẩm có giá cạnh tranh vì tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có.
Hiện công ty đang canh tác vùng nguyên liệu rộng 14ha, đồng thời liên kết bao tiêu khoảng 500ha trồng cây dược liệu. Trung bình mỗi năm sử dụng hết khoảng 1 tấn nguyên liệu, tạo công ăn việc làm cho 50 – 60 lao động. Mặc dù có sản phẩm tốt và giá cả cạnh tranh, tuy nhiên trên thị trường đã có quá nhiều sản phẩm cùng loại.
Thậm chí nhiều sản phẩm xuất xứ trôi nổi có giá thấp hơn nhiều. “Sau nhiều lần thất bại trong kinh doanh, tôi rút ra một bài học, để một sản phẩm sinh sau đẻ muộn tồn tại và phát triển được phải đáp ứng được 4 yếu tố gồm chất lượng, giá cả, thị trường và marketing” – Trường cho hay.
Cách làm lâu nay của các DN chủ yếu là mở chuỗi cửa hàng tại các địa phương hoặc các vùng phụ cận để bán trực tiếp sản phẩm cho khách hàng; ký hợp tác với các chuỗi siêu thị, trung tâm mua sắm… tất cả những cách làm trên đều đưa đến một kết quả chung là tốn nhiều chi phí cho khâu tổ chức, nhân sự triển khai, hoa hồng đối tác mà phạm vi phân phối sản phẩm bị bó hẹp, hiệu quả trong kinh doanh không cao. Đó là chưa nói đến khách hàng quốc tế cũng rất yêu thích các sản phẩm nông sản của Việt Nam nhưng chưa có điều kiện tiếp cận vì khó tìm kiếm thông tin.
Để khắc phục những hạn chế trên, Trường nhanh nhạy ứng dụng nền tảng công nghệ số và khâu tổ chức bán hàng và marketing sản phẩm, tận dụng cơ hội từ nền kinh tế số mang lại. Song song với kênh bán hàng truyền thống, anh đẩy mạnh xây dựng fanpage và bán hàng qua các nền tảng như Facebook, Zalo, các sàn thương mại điện tử… Qua đó đã giảm được 40% chi phí vận chuyển, chi phí thuê mặt bằng, chi phí bộ máy công ty.
Ngoài ra, Trường thực hiện các video ghi nhật ký sản xuất, livetream vùng sản xuất… tạo thêm niềm tin với khách hàng. Thương hiệu tinh dầu Befine đã nhanh chóng được lan tỏa trong cộng đồng, được nhiều khách hàng biết đến và tin dùng. Hiện, trung bình mỗi năm Công ty CP Befine đưa ra thị trường 100.000 chai các loại tinh dầu và 10 tấn tinh dầu thô. Doanh thu 2019 của công ty là 2 tỷ đồng và mục tiêu trong năm 2020 lên 5 tỷ đồng.
Theo KTĐT
Tin liên quan
Tin mới hơn

Thanh Hóa: Bí thư Đoàn xã tiên phong với mô hình nuôi dúi hiệu quả
20:36 | 28/03/2025 Tin tức

Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
11:27 | 27/03/2025 Khởi nghiệp

Bình Định tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia
10:40 | 19/03/2025 Khởi nghiệp

Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông
19:32 | 25/02/2025 Khởi nghiệp

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 | 26/12/2024 Khởi nghiệp

Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ
09:09 | 25/12/2024 Khởi nghiệp
Tin khác

Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch
15:15 | 12/12/2024 Khởi nghiệp

Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau
11:01 | 15/11/2024 Khởi nghiệp

Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ
22:02 | 09/11/2024 Khởi nghiệp

Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ
09:16 | 07/11/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp

Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp

Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp

Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp

Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp

Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới
14:19 | 03/07/2024 Nông thôn mới

Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối
09:50 | 02/07/2024 Khởi nghiệp

Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
14:41 | 27/06/2024 Khởi nghiệp

Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp
13:56 | 18/06/2024 Khởi nghiệp

Tổ chức gặp mặt hội đồng hương Gia Lai tại Thành phố Hồ Chí Minh
11:10 Tin tức

Hà Nam: Các hoạt động chào mừng kỷ niệm Ngày thành lập Đoàn
08:30 Tin tức

Trưng bày hơn 1.000 tài liệu Bình Định - 50 năm xây dựng và phát triển
08:30 Văn hóa - Xã hội

Long An: Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Thạnh Hóa
08:29 Tin tức

Trình UNESCO ghi danh “Võ cổ truyền Bình Định” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
08:28 Văn hóa - Xã hội









