Hà Nội: 27°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

Chàng trai đam mê đi rừng dẫn ong về nhà

LNV - Ong vò vẽ là loại ong hung dữ, có chứa độc tố có thể gây chết người. Vậy nhưng loài ong này đang được một số người dân vùng núi Lục Ngạn đưa ong về vườn khai thác lấy nhộng, cho thu nhập khá. Từ đam mê đi rừng, anh Dương Văn Hòa đã nhận ra tiềm năng của loài ong vò vẽ. Và rồi, anh quyết định “khởi nghiệp” bằng việc nuôi ong vò vẽ ngay tại vườn nhà.

Chàng trai lớn lên với rừng

Nhắc đến Lục Ngạn sẽ nhớ đến ngay vùng đất núi rừng với nhiều loại cây ăn quả nổi tiếng, những đàn đại gia súc lớn… Ít ai biết rằng nơi đây còn có một khu vườn quy tụ hàng trăm tổ ong vò vẽ. Đó là vườn cây của gia đình ông Dương Văn Sáu tại xóm Tân Thành, xã Tân Mộc, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Chủ nhân của những tổ ong là con trai ông Dương Văn Hòa (21 tuổi) và cháu họ Dương Văn Díu (27 tuổi).

Từ đường lớn đi vào sâu trong rừng 4km, tôi gặp Hòa vừa đi cắt tổ ong về, người mặc bộ quần áo bảo hộ kín mít cùng trên tay một tổ ong vò vẽ. Xưa nay tôi chỉ biết bắt tổ ong lấy mật chứ chưa bao giờ nhìn thấy đám nhộng đang lúc nhúc trong tổ, bản thân không khỏi dâng lên cảm giác vừa sợ vừa tò mò về loại ong này.


Dương Văn Hòa đang tách các tầng ong.

Mới 21 tuổi nhưng Hòa trông trưởng thành hơn những cậu thanh niên bình thường bởi nắng gió vùng núi đã sớm gắn bó với cậu. Hòa vui vẻ kể lại những ngày học cấp 2 đã bắt đầu lên rừng đi kiếm nào là nấm, ong, rắn…Hòa thừa nhận mình “nghiện” đi rừng, thậm chí ngay cả khi xuất ngũ trong quân đội, cứ đến buổi trưa lại xin chỉ huy đi vào rừng. Mỗi lần về mang bao nhiêu là đồ rừng cho cả đơn vị.

Năm 2019, sau hoàn thành nghĩa vụ trở về Dương Văn Hòa càng thêm “nghiện” rừng. Cậu cùng anh họ là Dương Văn Díu nhận thấy tiềm năng mới từ loài ong vò vẽ, bởi không cần quá nhiều tiền đầu tư như ong mật, được nhiều người thu mua với giá trị kinh tế khá cao.

Hai cậu thanh niên ấy dường như đã thấy tia hy vọng “khởi nghiệp” của mình. Hai anh em bắt đầu thực hiện việc nuôi ong vò vẽ ngay tại vườn nhà. Nói là nuôi nhưng thực tế thì chỉ tìm cách dẫn ong chúa về để treo lên cây, đàn ong hầu như hoàn toàn tự đi kiếm ăn.

Nghề mới trên vùng núi Lục Ngạn

Việc bắt ong vò vẽ lấy nhộng không hề xa lạ với người dân vùng núi, họ dùng nhộng ong để cải thiện bữa ăn cho gia đình. Tuy nhiên, cho đến những năm 2015, các thương lái bắt đầu tìm mua loại nhộng ong này, đặc biệt là thương lái Trung Quốc. Giá bán trung bình khoảng 300.000/kg, có những năm cao nhất lên tới 380.000/kg.

Loài ong này rất hung giữ nên khi đi săn khá nguy hiểm, kể cả những người có kinh nghiệm cũng phải e dè. Vì vậy, ít người nghĩ tới việc đưa về nuôi thật nhiều mà chỉ dẫn vài tổ về để vườn nhà.

Nhờ khả năng quan sát, Dương Văn Hòa biết được: Tháng 3, ong chúa bắt đầu làm tổ và phát triển đàn của mình. Đến tháng 4 và tháng 5 âm lịch, hai anh em dành nhiều thời gian đi lên rừng săn tổ ong. Mỗi buổi sáng tìm được từ 10-20 tổ ong, đường kính chỉ khoảng 15cm về treo lên cây bưởi, cây xoài trong vườn.

“Để tìm được tổ ong phải quan sát kỹ cách ong lấy vỏ cây và nước, đường ong di chuyển để theo nó về tổ. Loại ong này hay ở gần cây bạch đàn đỏ. Đi tìm ong vào buổi sáng cũng dễ dàng hơn bởi ong hay đi kiếm ăn lúc này và nhờ ánh nắng mặt trời phàn chiếu vào cánh nên dễ phát hiện hơn”, Dương Văn Hòa gợi ý cách tìm tổ ong vò vẽ.

Thời gian đầu do còn thiếu kinh nghiệm nên khi bắt về vườn nhà, nhiều tổ ong không thành công do ong chúa yếu nên không phát triển được. Những ngày đầu, người nuôi có thể sở vào tổ vì ong quen mùi, nhưng sau khi tiến hành thu hoạch các tổ thì ong dữ hơn nên luôn phải dùng đồ bảo hộ. Mỗi bộ quần áo bảo hộ an toàn có giá khoảng 1.500.000 nghìn đồng. Ong vò vẽ có năng suất cao hơn so với ong khác vì mỗi tổ có thể cắt được 2-4 lần, khoảng 1 lần/tháng, mỗi lần cắt được 3-6 tầng. Để duy trì tổ ong thì cần giữ lại ít nhất 1 tầng để tổ tiếp tục phát triển.

Năm nay, số tổ ong bắt được lên tới 200 tổ và cho thu hoạch khoảng 1 tạ nhộng ong, trung bình mỗi tổ vò vẽ mang lại 1kg nhộng ong. Với giá bán ổn định 300.000/kg, nhộng ong trở thành một trong những nguồn thu nhập tốt cho cả gia đình.

“Loại nhộng này dễ bán cho các thương lái để phân phối cho các nhà hàng. Đặc biệt là thương lái Trung Quốc thích mua nhộng ong còn nguyên tầng để bảo quản được lâu hơn với giá không đổi”, anh Dương Văn Díu cho biết.

Những chú ong không thích mùa đông

Có khả năng thu hoạch khá nhưng không có nghĩa đàn ong ổn định quanh năm. Đến cuối thành 9 âm lịch, ong vò vẽ chúa sẽ đẻ chúa mới và chết đi, ong chúa mới cùng ong đực giao phối và tổ ong sẽ “giải tán” để tìm nơi ngủ đông trong rừng. Đến tháng 3 âm lịch ong chúa bắt đầu hết ngủ đông, đi xây tổ và lặp lại một vòng đời của nó.

Trong các tầng ong được thu hoạch có 2 loại nhộng là nhộng vít (dạng sâu), nhộng con non (màu trắng, nằm trong lỗ đã bọc màng trắng). Cả 2 loại này đều được chần qua nước sôi để phần sữa của nhộng cứng lại. Riêng loại nhộng vít cần cắt đầu và khéo léo nặn phần phân ra ngoài.

Nhộng ong vò vẽ không thích hợp với một số người từng dị ứng với tôm. Nếu dị ứng sẽ bị nổi mẩn đỏ, tức ngực, khó thở. Nhưng theo ghi nhận của người dân ở đây thì tỷ lệ người bị dị ứng chỉ khoảng 1-2%. Với những tiềm năng phát triển của nhộng ong vò vẽ, hai chàng trai trẻ tuổi Dương Văn Hòa và Dương Văn Díu dự định sẽ tiếp tục phát triển quy mô và số lượng ong trong năm tới, tích cực tìm kiếm các đầu ra mới cho sản phẩm.

Nuôi ong vò vẽ lấy nhộng là một nghề khá mới giúp người dân tận dụng tài nguyên rừng. Mặc dù loại ong này nguy hiểm nhưng phần nhộng rất được ưa chuộng, chưa kể đến lợi ích diệt sâu bọ trên cây ăn quả. Ngay tại vườn cây của ông Dương Văn Sáu, mấy năm nay không phải phun thuốc trừ sâu vì ong đã diệt gần như hết các loại sâu bọ./

Bài và ảnh: Thúy Vi

Tin liên quan

Tin mới hơn

Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược

Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược

LNV - Thanh Hóa - Hà Minh Nguyện, một kỹ sư điện trẻ tuổi, đã bỏ lại công việc với mức lương cao ở thành phố để về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi gà bằng thảo dược. Sau nhiều nỗ lực và thất bại, mô hình của anh đã thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp địa phương.
Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao

Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao

LNV - Những năm qua, phong trào “Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp” được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Ba Tri phát động rộng rãi trong hội viên phụ nữ, nhiều chị tích cực tham gia khởi nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Chị Phan Thị Tâm ở ấp Tân Thành, xã Tân Mỹ là một điển hình với mô hình trồng nấm bào ngư sữa.
Vĩnh Phúc: Cùng đoàn viên thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

Vĩnh Phúc: Cùng đoàn viên thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

LNV - Chương trình “Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” được các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Vĩnh Phúc triển khai với nhiều hoạt động thiết thực. Qua đó, thúc đẩy, khuyến khích, hỗ trợ, “tiếp lửa” cho đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) phát triển sản xuất, kinh doanh, làm giàu, ổn định cuộc sống.
Tuyên Quang - Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP

Tuyên Quang - Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP

LNV - Không chỉ nổi tiếng ở địa phương, sản phẩm OCOP dưa chuột An Hòa của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp - kinh doanh hàng nông sản An Hòa, xã An Hòa, huyện Tam Dương còn phát triển mạnh, vươn tới nhiều tỉnh, thành lân cận. Từ “cây OCOP”, nông dân, tiểu thương được tạo việc làm, tăng thu nhập, còn người tiêu dùng được tiếp cận thực phẩm an toàn.
Người trẻ với hoài bão đem cà phê sạch tới người tiêu dùng

Người trẻ với hoài bão đem cà phê sạch tới người tiêu dùng

LNV - Với mong muốn đem cà phê sạch đến với người tiêu dùng, tăng giá trị nông sản của nhà nông, nhiều năm qua chị Lưu Thị Thùy Trang (SN 1992, Giám đốc Pró Farm, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) đã vận động và liên kết với nhiều nông hộ trồng cà phê theo hướng hữu cơ.
Yên Bái: Chàng trai khởi nghiệp từ điêu khắc đá mỹ nghệ

Yên Bái: Chàng trai khởi nghiệp từ điêu khắc đá mỹ nghệ

LNV - Là người con của vùng đất Ngọc Lục Yên, từ nhỏ, anh Hoàng Văn Khương ở thôn Bến Muỗm, xã Vĩnh Lạc, huyện Lục Yên đã có niềm đam mê với những sản phẩm đá quý. Bởi vậy, khi trưởng thành, đứng trước sự lựa chọn của rất nhiều ngành, nghề, những trăn trở về tương lai, anh đã quyết định chọn nghề mà mình yêu thích, đó là điêu khắc đá mỹ nghệ.

Tin khác

Hà Tĩnh: Hội phụ nữ khởi nghiệp cùng các mô hình OCOP

Hà Tĩnh: Hội phụ nữ khởi nghiệp cùng các mô hình OCOP

OVN - Chủ động, sáng tạo trong triển khai các mô hình, việc làm, nhiều hội viên phụ nữ Hà Tĩnh tự tin, mạnh dạn phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Họ đã trở thành điển hình trong phát triển kinh tế và an sinh xã hội địa phương.
Hưng Yên: Làm giàu từ mô hình trồng rau sạch

Hưng Yên: Làm giàu từ mô hình trồng rau sạch

LNV - Sau thời gian tìm hiểu, tham quan nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp, năm 2021, anh Phạm Mạnh Cường, ở thôn Đông Chiểu, xã Liên Phương (thành phố Hưng Yên) quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, bắt đầu khởi nghiệp với nông nghiệp sạch.
TP.HCM: Tái khởi động và khai trương khu phức hợp nghỉ dưỡng Wah Fu Palace

TP.HCM: Tái khởi động và khai trương khu phức hợp nghỉ dưỡng Wah Fu Palace

LNV - Sáng ngày 22/10, buổi lễ khai trương trở lại khu phức hợp Wah Fu vừa được diễn ra tại Quận 5 (TP. HCM). Đây là công trình do Công ty TNHH Wah Fu Palace (Wah Fu) làm chủ đầu tư.
Hoà Bình: Tích cực hỗ trợ, giúp đỡ thanh niên khởi nghiệp

Hoà Bình: Tích cực hỗ trợ, giúp đỡ thanh niên khởi nghiệp

LNV - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Cơ hội khởi nghiệp từ nông nghiệp sinh thái

Cơ hội khởi nghiệp từ nông nghiệp sinh thái

LNV - Nông nghiệp sinh thái là giải pháp giúp Việt Nam xây dựng nền nông nghiệp bền vững và thực hiện cam kết trở thành nước có phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đồng thời, đó cũng là lĩnh vực tạo cơ hội khởi nghiệp cho giới trẻ ngày nay.
Hiện thực giấc mơ sen ở làng Sen

Hiện thực giấc mơ sen ở làng Sen

LNV - Không chỉ tô thắm thêm cho bức tranh quê Bác thanh bình, yên ả; những bông sen ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An đã trở thành sản phẩm hàng hóa được chế biến sâu theo du khách về với muôn nơi.
Làm giàu từ nghề mộc truyền thống

Làm giàu từ nghề mộc truyền thống

LNV - Năm 2001, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về quê nhà, anh Nguyễn Quốc Phương ở thôn Thụy Lân, xã Thanh Long (Yên Mỹ) quyết chí làm giàu bằng nghề mộc truyền thống của địa phương. Với đôi bàn tay khéo léo cùng quyết tâm theo nghề, nỗ lực của bản thân và đồng hành, hỗ trợ của chính quyền địa phương, anh Phương đã phát triển nghề mộc giúp cuộc sống gia đình ngày càng sung túc.
Quyết tâm thoát nghèo của chàng trai Khơ Mú

Quyết tâm thoát nghèo của chàng trai Khơ Mú

LNV - Ở giữa vùng núi rộng lớn của huyện Kỳ Sơn, có một chàng trái tên là Moong Văn Sơn (29 tuổi) đang miệt mài lao động để vươn lên thoát nghèo.
Doanh nhân Hà Văn Nam và những hoạt động thiện nguyện đầy ý nghĩa

Doanh nhân Hà Văn Nam và những hoạt động thiện nguyện đầy ý nghĩa

LNV - Anh Hà Văn Nam – Giám đốc Công ty TNHH Ứng dụng Khoa học Công nghệ Quốc tế không chỉ là một doanh nhân giỏi trong hoạt động kinh doanh mà còn tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện như hiến máu nhân đạo, hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn, bệnh nhân nghèo…
Thái Nguyên: Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả với phong trào thanh niên lập nghiệp

Thái Nguyên: Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả với phong trào thanh niên lập nghiệp

LNV - Thời gian qua, phong trào đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp với hơn 3.600 đoàn viên sinh hoạt tại 28 cơ sở đoàn luôn được Huyện đoàn Võ Nhai quan tâm triển khai. Qua phong trào, nhiều mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ đã đem lại hiệu quả cao.
An Giang: Khởi nghiệp từ cua muối

An Giang: Khởi nghiệp từ cua muối

LNV - Từ con cua đồng gần gũi, thân thuộc với bà con vùng sông nước, qua sự sáng tạo, cùng với tinh thần cầu tiến của Lê Hữu Ý (khóm Xuân Phú, phường Tịnh Biên, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang), chúng biến thành cua muối, được phản hồi tích cực từ thị trường.
Nuôi gà công nghệ cao mang lại thu nhập hàng tỉ đồng mỗi năm

Nuôi gà công nghệ cao mang lại thu nhập hàng tỉ đồng mỗi năm

LNV - Mạnh dạn đầu tư nuôi gà đẻ lấy trứng với quy mô lớn và hiện đại, anh Nguyễn Quang Hạnh, thôn Tiên Phong, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương đã trở thành tấm gương thanh niên điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương với doanh thu hằng năm lên đến hàng tỷ đồng.
Hội An: Phụ nữ khởi nghiệp với mô hình Workshop

Hội An: Phụ nữ khởi nghiệp với mô hình Workshop

LNV - Ngày 1/8, Hội LHPN thành phố Hội An tổ chức diễn đàn “Phụ nữ Hội An khởi nghiệp sáng tạo với mô hình Workshop” năm 2023. Diễn đàn để hưởng ứng các hoạt động chào mừng Ngày hội Techfest lần thứ 4 của tỉnh diễn ra vào tháng 8 này.
Thanh niên tìm hướng phát triển kinh tế ngay tại quê hương

Thanh niên tìm hướng phát triển kinh tế ngay tại quê hương

LNV - Với tinh thần quyết tâm lập nghiệp, anh Lê Văn Lợi (30 tuổi, huyện Mỹ Đức, tỉnh Long An) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư, tìm hiểu và xây dựng mô hình trồng ớt trái xen canh cây đu đủ.
Khởi nghiệp trên vùng đất quê hương

Khởi nghiệp trên vùng đất quê hương

OVN - Nguyễn Thị Thu Trang (sinh năm 1990) đang có công việc và thu nhập ổn định tại một công ty ở TP.HCM, nhưng chị vẫn quyết định về quê ở xã Tân An, huyện Đăk Pơ (tỉnh Gia Lai) để khởi nghiệp với y tưởng khởi nghiệp xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu dược liệu sạch trên mảnh đất quê hương.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Hàng triệu du khách thập phương trẩy hội đền Hùng

Hàng triệu du khách thập phương trẩy hội đền Hùng

LNV - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024 đã chính thức khai mạc ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

LNV - Thôn Xuân Hội, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đời nổi tiếng với nghề làm mây tre đan, trải qua thăng trầm lịch sử, bằng sự năng động, sáng tạo, bắt nhịp với xu hướng thị trường người dân nơi đây tiếp tục duy trì, phát triển làng nghề, góp phần thay đổi diện mạo cho quê hương.
Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý về đích nông thôn mới nâng cao

Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý về đích nông thôn mới nâng cao

LNV - Trong khí thế thi đua sôi nổi của đồng bào và chiến sỹ cả nước lập thành tích chào mừng kỷ niệm ngày chiến thắng 30/4, Quốc tế lao động 01/5 và kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại xã Công Lý, huyện Lý Nhân (Hà
Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

LNV - Hàng chục năm qua người dân thôn Phú Yên xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội): vốn là những gia đình công nhân của Nông trường Ba Vì chuyển về xã. Đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó cây chè là cây rất phù hợp với thổ nhưỡng tại đây, đem lại giá trị kinh tế cao, trở thành cây chủ lực của địa phương.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động