Hà Nội: 32°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Khi trường nghề và doanh nghiệp bắt tay nhau

LNV - Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp bắt tay nhau, gắn kết chặt chẽ, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo, cập nhật kịp thời xu hướng phát triển của thị trường và nhu cầu tuyển dụng lao động, tiến tới việc liên kết đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp; góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo của Thành phố. Đây là mục tiêu và cũng là kết quả đã đạt được tại Hội nghị gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2021 do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội tổ chức mới đây.
Tăng cường hướng nghiệp, thu hút học nghề

Hội nghị gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2021 thu hút 6.000 học sinh, sinh viên, người lao động đến tìm hiểu; đồng thời quy tụ gần 100 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp tổ chức tư vấn tuyển sinh, tuyển dụng. Háo hức, phấn khởi đến để tìm hiểu về xu hướng nghề nghiệp, tìm kiếm cơ hội việc làm là tâm trạng, mục đích chung của các học sinh, sinh viên, người lao động.

Lễ ký kết hợp tác của các doanh nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong khuôn khổ Hội nghị gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2021 diễn ra hôm 24/4.


Em Nguyễn Thị Thu Quỳnh, lớp 9G, Trường trung học cơ sở Dục Tú (huyện Đông Anh) cho biết: “Năm nay cuối cấp rồi mà em vẫn chưa biết sẽ chọn ngành nghề gì cho phù hợp. Biết thông tin về Hội nghị này, em rất mừng và khi tới đây, em tìm hiểu được rất nhiều thông tin bổ ích. Em thấy có nhiều ngành, nghề phù hợp với giới trẻ như chăm sóc sắc đẹp, kinh doanh trực tuyến, marketing online, công nghệ thông tin… Sau khi tìm hiểu kỹ thông tin, em sẽ cân nhắc tìm phương án học nghề phù hợp”. Dẫn con trai tới nghe hướng nghiệp và tư vấn học nghề, anh Nguyễn Văn Trung (thị trấn Đông Anh) bộc bạch: “Gia đình tôi có sự phân vân giữa việc hướng cháu thi Đại học hay đi học nghề. Hôm nay đến đây, tôi thấy các trường nghề đào tạo những ngành nghề phong phú, đa dạng và hầu hết đều cam kết bảo đảm có việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp. Vì thế, tôi rất yên tâm và quyết định sẽ để con đi học nghề”.

Nếu các học sinh phấn khởi khi được hướng nghiệp, trải nghiệm học nghề thì đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Hội nghị lần này là cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh, thu hút học sinh học nghề. Điều này được chứng minh rõ khi tại 43 gian hàng tư vấn tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và 22 gian hàng trình diễn kỹ năng nghề trong Hội nghị luôn đông kín học sinh đến tìm hiểu và trải nghiệm các nghề. “Đến với Hội nghị, chúng tôi tham gia trình diễn kỹ năng các nghề truyền thống của trường; có gian trưng bày giới thiệu những ngành đang được tuyển sinh và ký kết hợp tác với doanh nghiệp về đặt hàng đào tạo...Từ Hội nghị năm 2019, số lượng học sinh lớp 9 vào trường học tăng dần theo từng năm, vì thế chúng tôi rất muốn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội tổ chức sự kiện này mỗi năm một lần” - Hiệu trưởng trường Trung cấp nghề Tổng hợp Hà Nội Khuất Huy Bằng chia sẻ. Đại diện Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội thì cho biết, năm 2021, nhà trường tuyển hơn 2.000 chỉ tiêu, trong đó có 500 chỉ tiêu hệ trung cấp dành cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học văn hóa song song với học nghề. Nhờ hình thức tuyển sinh đa dạng kèm theo cam kết giải quyết việc làm, thông qua Hội nghị lần này, Trường thu hút nhiều thí sinh đăng ký theo học.

Kết nối cung - cầu lao động

Không chỉ là cơ hội để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng cường tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh, trình diễn kỹ năng nghề; Hội nghị gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2021 thu hút nhiều đơn vị, doanh nghiệp đến tuyển dụng lao động và ký kết hợp tác đào tạo với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, ngay tại hội nghị đã diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp, đồng thời cũng trong khuôn khổ hội nghị còn diễn ra phiên giao dịch việc làm với 30 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng 1.750 chỉ tiêu lao động ở nhiều vị trí việc làm, các mức lương từ 7 tới trên 30 triệu đồng/tháng. “Từ nay đến cuối năm, chúng tôi dự kiến tuyển hơn 500 lao động. Hội nghị lần này thực sự là cơ hội tốt để chúng tôi trực tiếp gặp gỡ với các học sinh học nghề, người lao động, giao lưu với doanh nghiệp, từ đó lựa chọn được ứng viên phù hợp hoặc kết hợp với doanh nghiệp đặt hàng đào tạo đúng với nhu cầu”- bà Trần Thùy Diệu – Trưởng phòng Phát triển việc làm, Công ty cổ phần Đầu tư và hợp tác quốc tế Nam Việt cho biết.

Từ kinh nghiệm quản lý, Vụ trưởng Vụ kỹ năng nghề, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Nguyễn Chí Trường đánh giá: “Hội nghị gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2021 là kênh thông tin kết nối cung - cầu về thị trường lao động hiệu quả, hấp dẫn, qua đó giúp người lao động, người sử dụng lao động và doanh nghiệp nhận ra họ đang cần những gì, thiếu những gì để tự hoàn thiện, nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường”.

Đến dự và phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Chử Xuân Dũng Dũng khẳng định, Hội nghị gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2021 là hoạt động thiết thực trong nhóm các giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả của đào tạo nghề. Trong thời gian tới, với những thách thức mới, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị ngành giáo dục nghề nghiệp Thủ đô xây dựng nhiều giải pháp để thực hiện tốt hơn nữa hiệu quả của công tác giáo dục nghề nghiệp, trong đó cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của xã hội, sự đồng hành của doanh nghiệp trong việc phát triển giáo dục nghề nghiệp và nhân lực có kỹ năng nghề. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố cũng yêu cầu các sở, ngành chức năng cần quan tâm triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy mạnh sự gắn kết doanh nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong đào tạo, giải quyết việc làm. Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị các cơ sở cần chủ động đổi mới tuyển sinh, tổ chức đào tạo, kết hợp đào tạo trực tiếp và trực tuyến, ưu tiên đào tạo chất lượng cao, đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho người lao động gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động…/.

Bài, ảnh: Phạm Diệp

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Định chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp

Bình Định chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp

UBND tỉnh Bình Định vừa có Quyết định về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Phú Yên phấn đấu đào tạo lao động nông thôn đạt tỷ lệ 80%

Phú Yên phấn đấu đào tạo lao động nông thôn đạt tỷ lệ 80%

LNV - Năm 2025, tỉnh Phú Yên phấn đấu thực hiện tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt 80%, trong đó qua đào tạo nghề nông nghiệp đạt trên 55%.
Giới thiệu hệ thống giáo dục quốc tế QSI tại Bình Định

Giới thiệu hệ thống giáo dục quốc tế QSI tại Bình Định

LNV - Chiều 4/3, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra buổi giới thiệu về hệ thống giáo dục quốc tế Quality International Schools (QSI). Đây là chương trình giáo dục của Mỹ theo chuẩn quốc tế, đang được triển khai tại 31 quốc gia trên thế giới.
Bình Định vinh danh Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú

Bình Định vinh danh Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú

Ngày 27/2, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Y tế tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025) với chủ đề “Y tế Việt Nam - 70 năm làm theo lời Bác” và vinh danh các Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú trên địa bàn tỉnh.
Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động

Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động

LNV - Năm 2025, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động, trong đó xuất khẩu lao động đạt khoảng 800 người. Tỷ lệ tham gia BHXH so với lực lượng lao động trong độ tuổi đạt 25,52%.
Đào tạo nghề nông nghiệp - “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

Đào tạo nghề nông nghiệp - “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

LNV - Đào tạo nghề giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho lao động nông thôn. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, đồng thời gắn đào tạo nghề với việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ giảm nghèo bền vững qua đó góp phần nâng cao đời sống, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

Tin khác

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

LNV - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các làng nghề, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Yên Bái chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, hộ nghèo giảm mạnh.
Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

OVN - Đào tạo nghề giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho lao động nông thôn. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, đồng thời gắn đào tạo nghề với việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ giảm nghèo bền vững qua đó góp phần nâng cao đời sống, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang

Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang

OVN - Những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh An Giang, các mô hình sản xuất hữu cơ, tuần hoàn được đẩy mạnh, trong đó có mô hình trồng nấm vừa tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch không phải đốt gây ô nhiễm môi trường khói bụi, vừa phù hợp với nông hộ có ít đất sản xuất mang lại thu nhập cao cho người nông dân, giải quyết việc làm cho người nghèo.
Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

OVN - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các làng nghề, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Yên Bái chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, hộ nghèo giảm mạnh.
Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

OVN – Với lợi thế có đến 10 làng nghề truyền thống, những năm qua Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã có nhiều giải pháp để khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương. Trong đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được chú trọng nhằm tạo việc làm bền vững, góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới...
Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

OVN - Những năm qua, công tác khai đào tạo nghề nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động làng nghề, lao động nông thôn luôn được các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quan tâm thực hiện. Đặc biệt là khu vực miền núi, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được coi trọng để khôi phục các làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm góp phần xây dựng nông thôn mới.
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

LNV - Nhiều năm qua, các thầy cô giáo đang tác công tác giảng dạy tại điểm trường Phú Hải (thuộc Trường Tiểu học Phú Mỡ) thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên hằng ngày vẫn miệt mài gieo từng con chữ và tình yêu thương cho các em học sinh nơi đây.
Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

LNV - Đào tạo nghề là giải pháp căn cơ nhằm tạo việc làm, nâng thu nhập, giảm nghèo cho lao động khu vực nông thôn. Do vậy, thời gian qua, các cấp, ngành chức năng của tỉnh Lạng Sơn đã chú trọng thực hiện công tác này, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).
Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững

Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững

LNV - Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Tuy Phước được triển khai lồng ghép với các tiêu chí giảm nghèo bền vững, dạy nghề và tạo việc làm, góp phần thúc đẩy thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo đa chiều, bền vững trong xây dựng nông thôn mới.
Quảng Ngãi đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

Quảng Ngãi đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

LNV - Trong năm 2024, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho 100 lao động nông thôn, với mục tiêu sau khi tham gia học nghề có từ 80% trở lên số người học nghề có việc làm, thu nhập cao hơn so với trước khi chưa tham gia học nghề.
2 phương án BHXH 1 lần trong dự thảo Luật BHXH đã tối ưu

2 phương án BHXH 1 lần trong dự thảo Luật BHXH đã tối ưu

LNV - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định cơ quan soạn thảo đã nghiên cứu nhiều phương án nhận BHXH 1 lần, nhưng không có phương án nào khác ngoài 2 phương án nêu trong dự luật.
Ngày 12-5, diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động

Ngày 12-5, diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động

LNV - Sáng 3-5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã thông tin về việc tổ chức Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2024.
Nhiều lao động chưa khai thác tối đa quyền được hỗ trợ đào tạo nghề khi mất việc làm

Nhiều lao động chưa khai thác tối đa quyền được hỗ trợ đào tạo nghề khi mất việc làm

LNV -Vừa qua, tại 71 Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Phú Thọ: Giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số

Phú Thọ: Giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số

LNV - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và Chương trình giảm nghèo bền vững,từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh Phú Thọ đã giải quyết việc làm tăng thêm cho hơn 54.000 người, trong đó, lao động là người dân tộc thiểu số là 9.684 người, chiếm 17,8%.
Nghệ An: Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Nghệ An: Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn

LNV - Đào tạo nghề được xác định là một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gia tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó, thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới

LNV - Thực hiện chỉ đạo của Hội Cựu CAND thành phố Hà Nội và Hội Cựu CAND huyện Ba Vì, tháng 03/2024 Chi hội cựu CAND xã Phú Đông chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. Chi Hội gồm có 14 hội viên là các cán bộ, chiến sĩ CAND và CBCS lực lượng CA bán chuyên trách đã nghỉ hưu tại địa phương.
Diễu hành xe đạp làng nghề

Diễu hành xe đạp làng nghề

LNV - Nằm trong chuỗi chương trình "Di sản dành cho cuộc sống", sáng 3/5, tại Không gian làng nghề truyền thống, Bến xe Đồng Gừng, Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, xã Ninh Hải (thành phố Hoa Lư), gần 100 đại biểu và lực lượng đoàn viên, thanh niên đã tham gia chương trình Diễu hành xe đạp làng nghề.
Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

LNV - Thành phố Hà Nội quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề, vốn gần 370 tại huyện Thạch Thất và huyện Phú Xuyên...
Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt

LNV - Hoa lim xẹt hay còn gọi là hoa điệp vàng, hoa phượng vàng, muồng kim phượng, lim sét...Đây là loài hoa có màu vàng rực rỡ được nở rộ từ tháng 3 đến tháng 5, tạo nên bức tranh mùa hạ với cảnh sắc tuyệt đẹp cho thành phố biển Quy Nhơn hiền hòa, mến kh
Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

LNV - Tây Bắc không chỉ cuốn hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi những nét văn hóa đặc sắc, trong đó nổi bật là nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Từ Lùng Tám (Hà Giang), Cát Cát (Sapa) đến Sin Suối Hồ (Lai Châu), mỗi bản làng đều lưu giữ và phát triển nghề dệt lanh, nhuộm chàm, thêu sáp ong – tạo nên những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, được yêu thích bởi cả du khách trong và ngoài nước.
Giao diện di động