Hà Nội: 25°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 29°C Thừa Thiên Huế

Khắc khoải làng nghề đúc đồng

LNV - Tiếng búa, tiếng đồng thưa dần, lò đúc nguội lạnh, bóng thợ vắng dần. Khung cảnh làng nghề đúc đồng hơn 400 năm đìu hiu đến quạnh lòng

Đường Bùi Thị Xuân, phường Thuận Hóa, TP Huế men theo dòng sông Hương, nay được mở rộng khang trang, sạch sẽ. Ven đường, rất nhiều cửa hàng bán đồ đúc đồng với nhiều sản phẩm như tượng Phật, lư hương, đến những thứ lưu niệm đủ mọi loại hình trông khá bắt mắt.

Làng nghề đúc đồng Phường Đúc ở Huế từng là niềm tự hào, nơi nghệ nhân gửi hồn vào từng chiếc chuông, đỉnh đồng, tượng Phật.

Nhiều người ở làng nghề đúc đồng Phường Đúc cho biết cụ Nguyễn Văn Lương (quê thuộc làng Ðồng Xá, huyện Siêu Loại, tỉnh Bắc Ninh) có công khai sinh làng nghề này từ hàng trăm năm trước.

- Ảnh 1.

Trung tâm Giới thiệu sản phẩm làng nghề đúc đồng im ắng, các cửa hàng đóng kín, bảng hiệu bạc màu, cỏ dại len lỏi quanh lối đi

Cụ Nguyễn Văn Lương đến vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân (Huế ngày nay) từ đầu thế kỷ XVII. Khi xây dựng Huế thành kinh đô, các chúa Nguyễn trưng tập thợ khéo cả nước về đây làm những công trình, vật dụng cao cấp.

Những hiện vật bằng đồng nổi tiếng còn lưu lại tại kinh đô Huế hiện nay như một minh chứng cho tài nghệ đúc đồng của những nghệ nhân Phường Đúc như: khánh, chuông chùa Thiên Mụ (1710) và chuông chùa Diệu Ðế (1864); vạc đồng, nghi môn bằng đồng trong Ðại Nội; Cửu vị thần công (1803-1804) đặt trước Ngọ Môn và nhất là Cửu Ðỉnh (1835-1837) - bộ tác phẩm nghệ thuật với 162 hình khắc chạm nổi, thể hiện thành tựu rực rỡ của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam 2 thế kỷ trước.

Nhưng hôm nay, những gian nhà giới thiệu sản phẩm vắng vẻ đến nao lòng. Các cửa hàng đồ đồng ở Huế vắng khách, tủ kính lấp lánh nhưng lặng lẽ dưới nắng. Người bán ngồi thẫn thờ, đồ đồng vẫn bày biện chỉn chu nhưng ít người ghé, càng hiếm ai mua.

- Ảnh 2.

Các cửa hàng thưa khách, không gian trầm lặng và đìu hiu

Rảo bước vào các cửa hàng, chúng tôi gặp nhiều chủ tiệm và nhận được câu trả lời rằng có ngày không bán được món nào. "Xưa kia, chúng tôi không làm kịp hàng để bán. Nhưng bây giờ, dù mẫu mã thay đổi liên tục, đồ đẹp mà chẳng mấy ai ngó tới" - một chủ cửa hàng đúc đồng buồn bã.

- Ảnh 3.

Người bán hàng ngồi lặng giữa sắc đồng và tĩnh lặng. Ảnh: HÀ NHƯ

Chúng tôi tìm đến Trung tâm Giới thiệu sản phẩm làng nghề đúc đồng truyền thống Huế, ở cạnh đường Bùi Thị Xuân. Từ xa, trung tâm hiện ra với những ngôi nhà lớn, khuôn viên rộng thênh thang, khiến chúng tôi mường tượng nơi đó sẽ có rất nhiều sản phẩm đúc đồng, người mua kẻ bán tấp nập, du khách vào ra không xuể. Nhưng điều ngược lại khi đặt chân tới trung tâm đã làm chúng tôi bất ngờ.

Trung tâm này được xây dựng vào năm 2005, đầu tư hết 4,5 tỉ đồng với kỳ vọng thúc đẩy quảng bá và tiêu thụ sản phẩm truyền thống, nay hoang lạnh như phác họa nỗi thất vọng của người trong nghề. Không gian trưng bày - nơi từng mong mỏi đón khách tứ phương, giờ chỉ còn là kỷ niệm ngủ quên giữa ánh nắng cố đô.

Nghề không nuôi nổi thợ

Ông Nguyễn Văn Niệm là một người thợ, nghệ nhân có tiếng của làng nghề đúc đồng Phường Đúc, bởi đã có hơn 30 năm gắn bó với nghề.

Tôi băn khoăn hỏi ông rằng đúc đồng ở Phường Đúc, ngoài là một nghề mưu sinh thì còn có ý nghĩa tâm linh như thế nào? Ông Niệm bảo nghề đúc đồng mang lại không chỉ giá trị vật chất mà còn cả giá trị tâm linh, tinh thần cho mọi người. Đó là những tượng Phật, quả chuông được tạo thành từ mồ hôi, khối óc của người thợ với sự tinh xảo, được người ta thờ cúng, cầu nguyện, gửi gắm niềm tin vào đó thì phần nào hướng cho mọi người có tâm thanh tịnh, nguyện sống ý nghĩa.

Đó cũng là lý do mà những người thợ ở làng nghề đúc đồng xứ Huế mỗi lần nhận làm chuông, đúc tượng Phật đều gắng hết sức để tạo ra sản phẩm đẹp nhất, tuyệt kỹ nhất.

Chuông Huế là sản phẩm độc đáo, vì dù nhiều nơi vẫn làm nhưng cái hồn của chuông Huế có nét riêng không đâu giống được. Đặc biệt, tiếng chuông Huế ngân vang, đưa đến sự thanh tịnh, thuần khiết cho người nghe.

Ông Niệm nói không nhớ đã làm ra được bao nhiêu sản phẩm và bàn tay đã bao lần chảy máu vì nghề. Và giờ đây, dù tuổi đã lớn, dù nghề đúc đồng không còn thịnh như xưa, hàng làm ra ế ẩm nhưng ông vẫn cặm cụi bên khuôn đất, vì sự yêu nghề đã ngấm vào tim can.

Trong câu chuyện, ký ức hình ảnh làng nghề đúc đồng Phường Đúc ùa về trong lời kể của ông. Đó là cảnh nhộn nhịp ở công xưởng với người xúc đất, kẻ bưng than, người nhóm lò, người quay búa…

- Ảnh 4.

Lò nung nằm lặng, tro bụi phủ mờ

Trước đây, xưởng đúc đồng nơi ông Niệm làm có 10 người thợ, việc làm quanh năm không xuể, nhiều lần trễ hẹn giao hàng. Nhưng giờ chỉ còn 2 người mà việc cũng bấp bênh, ngày làm ngày nghỉ, vì chẳng mấy ai đặt hàng. Vậy nên, nhiều người bỏ nghề để kiếm việc khác mưu sinh. Ông Niệm thì vẫn bền bỉ nuôi nghề.

Gia đình ông Niệm đã 3 đời làm nghề đúc đồng, với gần tròn một thế kỷ, sống nhờ tiếng búa, ánh lửa, lò nung. Ông kể về nghề, về gia thế của mình với vẻ tự hào nhưng sâu thẳm bên trong là nỗi buồn vô hạn, là sự lo âu mai sau. Ông sợ sẽ không trụ nổi với nghề, sợ gia đình sẽ không còn người nối nghiệp vì cái nghề này giờ quá bạc bẽo, người trẻ khó theo được. "Công việc giờ thất thường lắm, một tháng làm chừng 10 ngày và lời lãi không đáng kể" - ông Niệm chia sẻ.

Cách đó không xa, ông Nguyễn Văn Vĩnh cũng là người nối nghiệp cha từ hơn 20 năm nay nhưng giờ rất bấp bênh vì làng nghề đìu hiu, vắng người mua. Theo ông, làm khuôn là công đoạn khó nhất, bởi sản phẩm đẹp hay xấu, tinh xảo hay không, có vừa lòng khách hàng không thì chính ở khâu này. Vì vậy, chỉ người thợ có kinh nghiệm, có bàn tay tài hoa mới được đảm trách việc này.

"Những sản phẩm lớn cần 3 - 4 người làm trong cả tháng. Để sản phẩm đẹp và có hồn, người thợ phải chăm chút kỹ công đoạn nguội" - ông Vĩnh chia sẻ bí quyết làm nghề. Đối với ông Vĩnh, cảm xúc khi hoàn thành một sản phẩm tinh xảo và giao đến tay khách hàng là điều tuyệt vời vì cảm giác lâng lâng hạnh phúc, lòng vui sướng khi khách hài lòng về sản phẩm mình làm ra.

Tôi hỏi xưởng đúc đồng nay "đỏ lửa" thường xuyên không? Ông chùng giọng, vẻ mặt buồn rầu khi chỉ tay vào chiếc lò cũ nằm yên không khói: "Mấy năm trước còn làm thường xuyên. Giờ thì một tháng chỉ làm chừng 10 ngày, thời gian còn lại ở nhà phụ việc, ai thuê gì thì làm đó".

Gian hàng nhỏ, hy vọng lớn

Chiều tà, tôi gặp một người phụ nữ bán đồ đồng lưu niệm trong một cửa hàng nhỏ trên phố Bùi Thị Xuân. Bên trong cửa hàng là những món đồ phủ màu thời gian như chuông, đèn, lư, tượng, khách chủ yếu là người địa phương. Cửa hàng của chị bán cả hàng nhà làm lẫn hàng lấy từ các xưởng khác.

"Ở đây, mỗi nhà chuyên làm một món. Có nhà làm chuông, có nhà làm đèn. Muốn có đủ hàng thì phải nhập thêm về bán. Gắn bó bao năm rồi. Giờ chỉ mong nghề còn trụ được, có chút thu nhập để sống, để giữ nghề thôi" - chị chia sẻ.

Khi được hỏi về sự khác biệt của sản phẩm đúc đồng Huế với những nơi khác, chị nói ở Huế người ta vẫn làm thủ công, trong khi tại TP HCM, Hà Nội sử dụng máy móc thay thế con người. Vì vậy, khó khăn lớn nhất, theo chị, là không cạnh tranh được với hàng công nghiệp bởi mẫu mã nhiều, giá rẻ hơn.

- Ảnh 5.

Người thợ cẩn thận hoàn thiện phần khuôn đúc. Ảnh: HÀ NHƯ

Rời làng nghề đúc đồng Phường Đúc, trong tôi vẫn lưu hình ảnh ông Niệm với xưởng chỉ còn 2 người, vẫn đổ từng mẻ đồng, vẫn nâng niu từng khuôn đất. Ông Vĩnh vẫn lặng lẽ gò, đục, chạm, tạo ra những cái khuôn sẵn; người phụ nữ bán hàng vẫn lau bụi từng món đồ trong cửa hàng nhỏ, giữa những ngày vắng khách...

Họ khác nhau về việc mình làm, tuổi đời và hoàn cảnh nhưng đều chung một mục đích là không muốn cái nghề của cha ông mình bị thất truyền.

Hà Như - Ngọc Lân

Tin liên quan

Tin khác

Mitraco Hà Tĩnh lực lượng “đầu kéo” thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển

Mitraco Hà Tĩnh lực lượng “đầu kéo” thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển

LNV - Tính từ ngày thành lập đến nay, tổng Công ty Mitraco Hà Tĩnh (tiền thân của Công ty khai thác chế biến, xuất khẩu titan) đã chạm mốc thời gian 22 năm. Trải qua bao thăng trầm nghiệt ngã. Dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Hội đồng quản trị và ban Giám đốc, những người lao động ở Mitraco luôn được truyền tải ý chí, họ đã không nản lòng sát cánh bên nhau vượt qua khó khăn, thử thách.
Nâng cao chất lượng  hoạt động hợp tác xã

Nâng cao chất lượng hoạt động hợp tác xã

LNV - Kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã (HTX) là một trong những hướng đi quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phần lớn HTX trên địa bàn tỉnh hoạt động cầm chừng, kém hiệu quả, quy mô nhỏ, thiếu tính liên kết và chưa thực sự phát huy vai trò trong việc nâng cao thu nhập cho thành viên cũng như đóng góp cho kinh tế địa phương.
6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%

6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%

LNV - Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, 6 tháng đầu năm 2025, tổng giá trị xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 57 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu ước đạt 33,5 tỷ USD (tăng 14,3%) và nhập khẩu 23,5 tỷ USD (tăng 12,8%) so với cùng kỳ năm 2024.
Sớm học nghề tự thân lập nghiệp

Sớm học nghề tự thân lập nghiệp

LNV - Nói đến anh Nguyễn Văn Bính (SN 1996) thợ sửa chữa xe máy ở khu 3 Đào Xá, Phú Thọ, thì người dân các xã ven Sông Đà khu vực các xã Đào Xá, Thanh Thủy, Tam Nông của tỉnh Phú Thọ và các xã Vật Lại, Cổ Đô của TP Hà Nội có nhiều người biết đến.
Thanh Hóa: Hiệu quả dự án Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Hiệu quả dự án Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững

LNV - Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa luôn xác định công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống chính trị, tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo. Trong đó, nổi bật có Dự án 1 về hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
Chợ Trát Cầu - Không gian mới cho làng nghề vươn xa

Chợ Trát Cầu - Không gian mới cho làng nghề vươn xa

LNV - Giữa dòng chảy hiện đại, những làng nghề truyền thống như Trát Cầu thuộc xã Tiền Phong, huyện Thường Tín (nay là xã Thường Tín, Hà Nội) vẫn giữ được bản sắc riêng với đôi bàn tay tài hoa của những người thợ.
Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm

LNV - Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã hỗ trợ các hợp tác xã, người dân tổ chức chăn nuôi theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm an toàn sinh học.
Lạng Sơn: Biến di sản thành tài sản

Lạng Sơn: Biến di sản thành tài sản

LNV - Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa không chỉ tạo ra lợi ích kinh tế mà còn là "chìa khóa" cho phát triển du lịch bền vững. Với kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, những năm qua, ngành du lịch tỉnh đã và đang nỗ lực biến những giá trị văn hoá truyền thống này thành tài nguyên quý giá. Qua đó, không chỉ thu hút du khách mà còn góp phần xây dựng thương hiệu cho du lịch Xứ Lạng.
Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg

LNV - Giá cà phê trong nước hôm nay (9/7) giảm mạnh, mức giảm từ 3.700 - 3.800 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua. Trong khi đó, giá tiêu cũng biến động giảm và đi ngang, mức giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện giá thu mua tiêu trung bình tại các địa bàn trọng điểm 140.600 đồng/kg.
Xã Bát Tràng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 39 tỷ đồng

Xã Bát Tràng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 39 tỷ đồng

LNV - Chiều 7-7, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Bát Tràng tổ chức Hội nghị lần thứ 2, triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và công tác chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp.
“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới

“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới

LNV - Tại Hội nghị trực tuyến triển khai giao chỉ tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 cho 58 xã, phường mới vào sáng ngày 3/7, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Hồ Quốc Dũng đưa ra “mệnh lệnh thép”, nhằm mục đích xây dựng kiến tạo tỉnh Gia Lai mới bứt phá thần tốc, tạo động lực phát triển nhanh, bền vững.
Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7

LNV - Mô hình dự báo giá xăng, dầu của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) nhận định, tại kỳ điều hành ngày 3-7, giá xăng, dầu bán lẻ có thể giảm 6,8 - 7,5%.
Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương

LNV - Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, anh Lê Bảo Hưng, sinh năm 1993, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp chăn nuôi Bảo Hưng (HTX), xã Trường Hà đã khởi nghiệp thành công từ mô hình chăn nuôi an toàn sinh học. Anh là gương điển hình cho lớp trí thức trẻ Cao Bằng sống trọn với đam mê, bằng nghị lực tuổi trẻ, cùng ý chí vươn lên thực hiện khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình.
Khắc phục sụt giảm xuất khẩu rau quả: Yếu tố sống còn là chất lượng

Khắc phục sụt giảm xuất khẩu rau quả: Yếu tố sống còn là chất lượng

LNV - 5 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu rau quả sụt giảm đáng kể do một số loại quả chưa đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng an toàn thực phẩm. Nhiều lô sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bị phát hiện chứa dư lượng kim loại nặng vượt ngưỡng quy định…
Nông dân Gia Lâm tập trung sản xuất nông nghiệp sạch

Nông dân Gia Lâm tập trung sản xuất nông nghiệp sạch

LNV - Huyện Gia Lâm hiện có hơn 30.000 cán bộ, hội viên sinh hoạt tại 16 tổ chức cơ sở hội xã, thị trấn, 124 chi hội địa bàn dân cư.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Đưa công nghệ số về làng nghề: Kết nối đa tiện ích qua nền tảng VIVINA

Đưa công nghệ số về làng nghề: Kết nối đa tiện ích qua nền tảng VIVINA

LNV - Nhằm đồng hành cùng hội viên làng nghề trên hành trình chuyển đổi số, thời gian qua, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã phối hợp với Tập đoàn Đầu tư Kết nối & Phát triển Công nghệ Toàn cầu (Globaltech) – đơn vị chủ quản Nền tảng số đa tiện ích VIVINA, t
Rực rỡ sắc màu thổ cẩm truyền thống của phụ nữ Thái ở Nghệ An

Rực rỡ sắc màu thổ cẩm truyền thống của phụ nữ Thái ở Nghệ An

LNV - Ở bản Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, Nghệ An), cộng đồng người Thái đang cùng nhau phát triển nghề dệt thổ cẩm đã có lịch sử lâu đời. Bằng tình yêu nghề và đôi bàn tay khéo léo, họ âm thầm đánh thức khung cửi, giữ màu cho nghề dệt truyền th
Khắc khoải làng nghề đúc đồng

Khắc khoải làng nghề đúc đồng

LNV - Tiếng búa, tiếng đồng thưa dần, lò đúc nguội lạnh, bóng thợ vắng dần. Khung cảnh làng nghề đúc đồng hơn 400 năm đìu hiu đến quạnh lòng
Sôi nổi Ngày hoạt động cao điểm ‘Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới’

Sôi nổi Ngày hoạt động cao điểm ‘Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới’

LNV - Ngày 20/7, TP.HCM tổ chức hoạt động tình nguyện xây dựng nông thôn mới với nhiều công trình ý nghĩa, hỗ trợ cộng đồng và chuyển đổi số.
Ứng phó bão số 3: Bảo vệ tính mạng người dân là ưu tiên hàng đầu

Ứng phó bão số 3: Bảo vệ tính mạng người dân là ưu tiên hàng đầu

LNV - 'Các địa phương tính toán kỹ lưỡng phương án ứng phó với bão số 3, trong đó, bảo vệ tính mạng người dân là ưu tiên hàng đầu. Cấp ủy, chính quyền xã phải chịu trách nhiệm nếu không thực hiện nghiêm yêu cầu và để xảy ra thiệt hại về người, tài sản'. Đ
Giao diện di động