Huyện Trảng Bàng (Tây Ninh): Làng rèn thủ công truyền thống Lộc Trác khó khăn trong việc phát triển
Từ thị xã Tây Ninh đi xuống Trảng Bàng, lác đác những quầy bán dao, rựa, cuốc, xẻng… ven quốc lộ 22B, được biết những sản phẩm này có xuất xứ từ làng rèn Lộc Trác. Hình thành từ hàng trăm năm trước, làng nghề lò rèn Lộc Trác đã xuất hiện những lò rèn bản địa được truyền từ đời cha ông, đến đời con đời cháu thay nhau duy trì nếp cũ.
Đi men theo con đường làng thô sơ, mộc mạc, đặt chân đến làng Lộc Trác (thuộc ấp Tân Lộc, xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng) đã thấy những ngôi nhà san sát nhau với mái ngói đỏ đã bị phủ bởi một lớp rêu xanh, thi thoảng xuất hiện một vài bếp lò đang rực lửa. Mặc dù nghề rèn là một công việc mang tính chất nặng nhọc, nhưng những người phụ nữ, đàn bà con gái xóm rèn Lộc Trác đã chiếm tới 1/3 số thợ chính tại đây.
Làng rèn thủ công truyền thống Lộc Trác có nguy cơ bị mai một.
Các lò rèn truyền thống ở Lộc Trác phân chia sản xuất sản phẩm chuyên biệt, một số lò chuyên làm cuốc, lò chuyên làm liềm, làm dao, lưỡi cày, xẻng, rựa,… phục vu cho người dân tham gia lao động sản xuất. Để hoàn thành một sản phẩm hoàn chỉnh, đòi hỏi người thợ phải đủ sức khỏe nện búa liên tục, bắt buộc phải có sự tham gia của ít nhất hai thành viên thay phiên nhau. Trước đây, người Lộc Trác nung lò truyền thống dùng hai ống thổi bằng tre, có các bộ phận giống pít-tông, thiết kế như hai ống bơm nhằm tạo áp lực. Sau này họ cải tiến thành dạng ống lớn hình tròn, có bánh răng và tay cầm để quay, thuận lợi cho hoạt động nghề.
Theo một người thợ cao niên chủ một lò rèn chia sẻ, người dân ở đây thường hay nói “lửa củi bỏng tay, còng lưng quai lúa” để miêu tả nghề rèn cam cực, vất vả. Cả đời làm rèn, cái nghề “thổi lửa nướng sắt” nhưng cũng chẳng dư giả là bao, chỉ đủ để trang trải chi phí học hành cho con, cho cháu. Trước đây, khi nông nghiệp còn thô sơ, lạc hậu nghề rèn phải triển mạnh mẽ, có trên 400 hộ gia đình trong làng tham gia làm nghề. Những sản phẩm như lưỡi liềm, lưỡi cưa, rựa, dao, cuốc, xẻng… hiện hữu trong mọi sinh hoạt của gia đình, được đem bán đi các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, một số tỉnh miền Tây và còn bán sang cả Campuchia.
Nguy cơ mai làng nghề
Trong 10 năm trở lại, ít ai còn nghe thấy tiếng búa, đe vang đập chan chát liên tục như xưa. Nếu trước đây, mỗi lò rèn bình quân làm ra được 10 lưỡi cày, 15 rựa, 50 con dao trong một ngày thì hiện nay chỉ tính con số ấy theo tháng. Khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, sự cạnh tranh đến từ sản phẩm làm bằng máy móc công nghiệp, chi phí mua nguyên vật liệu khiến sản phẩm dần vắng người mua, tiếng búa Lộc Trác ngày càng thưa thớt dần. Nghệ nhân rèn nơi đây lâm vào cảnh thiếu việc làm, nhiều chủ lò đã chuyển nghề mưu sinh.
Nghề rèn thủ công cha truyền con nối ở Lộc Trác dần bị mai một, chỉ còn khoảng 30 hộ làm nghề rèn, đa phần đều là những người thợ tuổi trung niên trở lên cố gắng bám nghề, duy trì nghề của cha ông để lại. Người dân xã Gia Lộc cho biết, sản xuất nông nghiệp ngày càng được đầu tư cơ giới hóa nên sản phẩm công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nghề thủ công như nghề rèn Lộc Trác rơi vào
tình trạng “ế”.
Để phát triển nghề rèn Lộc Trác, nhà nước và các chính quyền địa phương đã đầu tư phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có chính sách cho vay vốn để người dân dễ dàng tiếp cận trang bị máy móc hiện đại. Người làm nghề rèn cũng tích cực đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm để duy trì làng nghề thủ công, giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân địa phương. Hy vọng rằng, chính quyền địa phương có thêm phương hướng quy hoạch phát triển làng nghề du lịch giúp quảng bá nét đẹp văn hóa truyền thống từ lâu đời.
Bài và ảnh Hàn Dung
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng trao tặng danh hiệu Nghệ nhân - Bàn tay vàng Làng nghề năm 2025.
21:55 Tin tức

Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng
11:41 Tin tức

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công