Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Hiệu quả từ các dự án giảm nghèo bền vững
Gia đình bà Nguyễn Thị Khiếu (60 tuổi) thôn Thạch An, xã Thạch Định là hộ cận nghèo có hoàn cảnh khó khăn, chăm lo cho 2 người khuyết tật là mẹ và em gái. Tháng 8/2024 gia đình bà Khiếu được hỗ trợ 12 triệu mua bò sinh sản (thuộc Dự án 2 “Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025). Bên cạnh hỗ trợ bò giống, bà Khiếu còn được cán bộ thú y xã tập huấn cách chăm sóc, vệ sinh chuồng trại, phòng ngừa dịch bệnh; được tiêm phòng định kỳ, tiêm vacxin viêm da nổi cục. Từ nguồn hỗ trợ mua bò giống, bà Khiếu đã đối ứng thêm 4 triệu mua thêm được bê con; đến nay bò mẹ lại tiếp tục được phối giống.
Lãnh đạo phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạch Thành, xã Thành Vinh thăm bà con nông dân trồng mía xã Thành Vinh. |
Bà Phạm Thị Sớn cùng chồng là ông Trần Văn Ứng cho biết: Năm 2023 gia đình bà được hỗ trợ 15 triệu gồm bò giống sinh sản và xây dựng chuồng trại, đến tháng 9/2024 bò đã sinh bê con.
Chị Tống Thị Lương – Cán bộ Văn hóa Chính sách xã Thạch Định chia sẻ: Toàn xã năm 2023 có 26 hộ được hỗ trợ với số tiền 350 triệu đồng, năm 2024 được 8 hộ 105 triệu đồng để mua bò giống sinh sản. Hằng năm cán bộ thú y sẽ thăm khám và tiêm phòng định kỳ, cán bộ xã Thạch Định thường xuyên kiểm tra và theo dõi quá trình người dân chăm sóc bò giống. Tin rằng từ sự hỗ trợ bò giống của dự án, các gia đình sẽ dần ổn định đời sống, vươn lên thoát nghèo có hiệu quả.
Bên cạnh dự án đa dạng hóa sinh kế nhằm giúp hộ nghèo, cận nghèo ổn định cuộc sống, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững. Huyện Thạch Thành còn xây dựng kế hoạch và triển khai phối hợp với trường Trung cấp nghề trên địa bàn đẩy mạnh công tác đào tạo nghề; liên kết với các công ty, doanh nghiệp, xí nghiệp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Nhờ làm tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; bồi dưỡng kiến thức, trình độ tay nghề, đã góp phần nâng tỷ lệ lao động được đào tạo của huyện lên hơn 72%. Bên cạnh đó, huyện luôn tạo điều kiện để hộ nghèo, cận nghèo được tiếp cận nguồn vốn từ các chương trình tín dụng ưu đãi, dùng vốn đầu tư phát triển kinh tế. Từ nguồn vốn ưu đãi này đã giúp hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo. Tổng số vốn sự nghiệp được phân bổ giai đoạn 2021-2024 cho phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững là 2.276 triệu đồng; tiến độ thực hiện, kết quả giải ngân đến ngày 15/11/2024 là 2.035,116 triệu đồng, đạt 89,42% kế hoạch giao. 25/25 xã mở các lớp tư vấn giới thiệu việc làm, với 5.133 lao động tham gia.
Nhờ được tham gia các lớp đào tạo nghề nông nghiệp, các buổi tập huấn. Nhiều hộ gia đình, cá nhân dùng kiến thức học tập cùng kinh nghiệm trong lao động sản xuất đã xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả cao, như: Mô hình nuôi trâu, bò sinh sản; nuôi dê; nuôi gà, lợn dưới tán rừng; nuôi ong lấy mật, trồng cây ăn quả... tại các xã Thạch Lâm, Thạch Tượng, Thạch Sơn, Thạch Bình, Thành Minh, Thành Mỹ, Thành Long...
Hỗ trợ bò giống sinh sản là cơ hội thoát nghèo của bà Nguyễn Thị Khiếu xã Thạch Định |
Với sự chỉ đạo quyết liệt, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững, những năm qua huyện Thạch Thành đã xây dựng các văn bản chỉ đạo, ban hành kế hoạch về thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững. Huyện giao chỉ tiêu về giảm nghèo đến từng xã, thị trấn; phân công trách nhiệm, nhiệm vụ của từng ban, ngành, cơ quan, đơn vị và từng thành viên ban chỉ đạo. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến người nghèo…Bên cạnh sự đầu tư, hỗ trợ từ các dự án của Nhà nước, huyện Thạch Thành luôn tập trung huy động tối đa mọi nguồn lực nhằm tạo sinh kế, nâng cao mức sống, cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng thuộc diện yếu thế, khó khăn. Đặc biệt, hộ nghèo, cận nghèo có tay nghề, phương tiện sản xuất sẽ được ưu tiên tham gia vào các dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh để nâng cao khả năng thoát nghèo.
Từ nguồn hỗ trợ các dự án thuộc Chương trình MTQG về giảm nghèo, huyện tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng cơ bản, quan tâm phát triển kinh tế xã hội ở những vùng khó khăn; triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, cận nghèo như miễn giảm học phí cho học sinh, hỗ trợ tiền điện, mua thẻ bảo hiểm y tế…
Để các mô hình giảm nghèo bền vững triển khai thật sự có hiệu quả, thì điều quan trọng, nòng cốt làm nên thắng lợi chung vẫn là sự chỉ đạo sát sao từ cấp ủy chính quyền địa phương. Tuyên truyền để người nghèo nhận thức rõ vai trò chủ thể trong dự án, khơi dậy ý chí tự vươn lên thoát nghèo, không trông chờ ỷ lại. Từ đó, nhân rộng ra những cách làm hay trong lao động sản xuất, các điển hình xây dựng và phát triển kinh tế trong công cuộc giảm nghèo bền vững…
Tin liên quan
Đào tạo nghề nông nghiệp - “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”
10:24 | 18/12/2024 Đào tạo nghề
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn
13:54 | 06/12/2024 Nông thôn mới
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về công tác giảm nghèo bền vững
13:56 | 06/12/2024 Nông thôn mới
Tin mới hơn
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Liệp dự kiến xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030
10:08 | 17/01/2025 Nông thôn mới
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Phong Vân về đích NTM kiểu mẫu trước thềm xuân mới Ất Tỵ 2025
09:55 | 17/01/2025 Nông thôn mới
Huyện Gia Lâm đón bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
09:43 | 17/01/2025 Nông thôn mới
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc tham dự chúc mừng huyện Phù Mỹ đạt chuẩn nông thôn mới
10:16 | 16/01/2025 Nông thôn mới
Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân
14:08 | 15/01/2025 Nông thôn mới
Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn
14:05 | 15/01/2025 Nông thôn mới
Tin khác
Bắc Giang: Xây dựng nông thôn mới sâu rộng, kiểu mẫu
14:55 | 14/01/2025 Nông thôn mới
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Vạn Thắng về đích Nông thôn mới kiểu mẫu
14:22 | 13/01/2025 Nông thôn mới
Cao Bằng: Trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi (Hà Quảng)
09:58 | 10/01/2025 Nông thôn mới
Quảng Nam: Dấu ấn Phụ nữ Duy Xuyên trong hành trình xây dựng nông thôn mới
09:17 | 09/01/2025 Nông thôn mới
Sóc Sơn tiến gần mục tiêu “Huyện nông thôn mới nâng cao”
14:41 | 07/01/2025 Nông thôn mới
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề gắn xây dựng Nông thôn mới nâng cao
08:52 | 07/01/2025 Nông thôn mới
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng cơ sở đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
08:51 | 07/01/2025 Nông thôn mới
Trường THCS Đồng Thái: Địa chỉ đỏ của ngành Giáo dục đào tạo huyện Ba Vì
16:36 | 03/01/2025 Nông thôn mới
Huyện Lộc Bình: Lực lượng vũ trang tích cực góp sức xây dựng nông thôn mới
14:12 | 02/01/2025 Nông thôn mới
Làng nghề sản xuất dây keo Mỹ Hội Đông - Đổi mới để phát triển
20:30 | 26/12/2024 Nông thôn mới
Sơn La: Xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới
09:09 | 25/12/2024 Nông thôn mới
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề kết hợp xây dựng Nông thôn mới nâng cao
22:00 | 24/12/2024 Nông thôn mới
Lâm Đồng: Đoãn xã Tân Thanh góp sức trẻ xây dựng nông thôn mới
10:57 | 23/12/2024 Nông thôn mới
Sơn La: Huy động tối đa nguồn lực, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới
15:11 | 12/12/2024 Nông thôn mới
Bắc Kạn: Nỗ lực của chương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả các huyện
09:25 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Mang hương mùi già vào miền Nam bán Tết
15:30 OCOP
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:29 Nghiên cứu trao đổi
Rau dớn " gọi" mùa Xuân xứ Quảng
15:28 Văn hóa - Xã hội
Xã Thái Hòa (TP. Hà Nội): Ra mắt bộ máy chính quyền mới sau hợp nhất ba xã
15:27 Tin tức
Ông giáo làng đưa nước mắm truyền thống thành sản phẩm OCOP
10:05 OCOP