Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 33°C Thừa Thiên Huế

Hoạt động khuyến công góp phần khẳng định vai trò, vị thế của ngành công thương

LNV - Ngày 04/7/2023, Cục Công Thương địa phương, tiền thân là Cục Công nghiệp địa phương kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập. Trải qua 20 năm phát triển, Cục Công Thương địa phương đã khẳng định được vai trò, vị trí là cơ quan tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương trong quản lý Nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với các lĩnh vực: Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, khuyến công, cụm công nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các địa phương trên cả nước. Trong thành tích đó có sự đóng góp của lĩnh vực khuyến công.
Lãnh đạo Bộ Công Thương, Lãnh đạo Cục Công Thương địa phương thăm gian hàng tại Hội chợ triển lãm sản phẩm CNNT cấp quốc gia
Lãnh đạo Bộ Công Thương, Lãnh đạo Cục Công Thương địa phương thăm gian hàng tại Hội chợ triển lãm sản phẩm CNNT cấp quốc gia

kết quả đạt được của hoạt động khuyến công

Ngay sau khi thành lập, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Cục đã tập trung vào xây dựng cơ chế, chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về phát triển công nghiệp ở các địa phương. Một trong các nhiệm vụ cụ thể là xây dựng chính sách nhằm khuyến khích, hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn. Theo đó, Cục đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan tham mưu của Bộ và các đơn vị liên quan tập trung, nghiên cứu, xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 9/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn nhằm mục tiêu:

Động viên và huy động các nguồn lực trong nước và ngoài nước tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn và các dịch vụ khuyến công theo quy hoạch phát triển công nghiệp của cả nước và từng địa phương;

Góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, trước hết là công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội;

Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Sau khi Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ra đời, nhằm xác định mục tiêu, chương trình, kế hoạch hoạt động khuyến công từng giai đoạn, Cục đã tham mưu Bộ Công Thương xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 136/2007/QĐ-TTg ngày 20/8/2007 về phê duyệt chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012. Đây là một nội dung mới để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn, với các mục tiêu cụ thể: Huy động các nguồn lực trong nước và ngoài nước tham gia đầu tư sản xuất công nghiệp và các dịch vụ khuyến công ở nông thôn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động theo hướng công nghiệp hoá, góp phần xóa đói, giảm nghèo và phát triển đời sống văn hóa - xã hội ở nông thôn; Phát triển công nghiệp ở nông thôn với tốc độ tăng trưởng không thấp hơn tốc độ bình quân cả nước. Đến năm 2010, tỷ trọng công nghiệp nông thôn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 28 - 30%, kim ngạch xuất khẩu hàng tiểu thủ công nghiệp đạt khoảng 1 tỷ USD, tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến các sản phẩm nông - lâm - thuỷ sản.

Từ khi có Nghị định số 134/2004/NĐ-CP và Quyết định số 136/QĐ-TTg, hoạt động khuyến công trên cả nước đã bắt đầu được tổ chức triển khai thực hiện một cách đồng bộ và có hệ thống từ Trung ương đến địa phương. Công tác khuyến công cả nước đã tích cực hướng các nội dung hoạt động vào thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, tháo gỡ các khó khăn cho các cơ sở CNNT và góp phần thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển.

Theo Báo cáo tổng kết thực hiện Chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2008 - 2012, giá trị sản xuất CNNT của cả nước năm sau luôn có mức tăng trưởng cao hơn so với năm trước, bình quân 5 năm là 19,85 %/năm. Số lượng cơ sở CNNT tăng trung bình cả giai đoạn đạt 8,74%/năm.

Kế thừa và phát huy những kết quả của các hoạt động khuyến công đã đạt được, đồng thời để nâng cao chất lượng về mọi mặt của các hoạt động khuyến công, bổ sung nhiệm vụ mới, Cục đã chủ trì xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 về khuyến công, thay thế Nghị định số 134/2004/NĐ-CP; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/8/2014 phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2020; Quyết định số 1881/QĐ-TTg ngày 20/11/2020 phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Đến nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khuyến công ở trung ương và địa phương đã từng bước được hoàn thiện, bám sát thực tiễn đưa công tác khuyến công của cả nước đi vào cuộc sống, góp phần thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trường nhất là ở khu vực nông thôn, các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn. Việc triển khai, thực hiện hoạt động khuyến công đã giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn xác định hướng đầu tư đúng, nâng cao được năng lực quản lý, mở rộng sản xuất kinh doanh và gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; Giúp phát triển bền vững và dần từng bước tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

Song song với việc từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khuyến công, tổ chức hệ thống khuyến công trên toàn quốc cũng dần được củng cố và phát triển. Ban đầu, khi mới thành lập Cục Công Thương địa phương chưa có đơn vị chức năng riêng thực hiện công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực khuyến công. Năm 2008, theo Quyết định số 0799/QĐ-BCT ngày 30/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Công nghiệp địa phương (nay là Cục Công Thương địa phương), phòng Quản lý khuyến công được thành lập có chức năng giúp Cục trưởng thực hiện công tác quản lý Nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với lĩnh vực khuyến công.

Để đẩy mạnh việc triển khai thực hiện hoạt động khuyến công đồng thời nhằm thúc đẩy hoạt động khuyến công quốc gia đạt hiệu quả cao ở các khu vực, phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp vùng, ngành và lãnh thổ, tháng 12 năm 2009, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 6368/QĐ-BCT về việc thành lập Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1, là đơn vị sự nghiệp có thu. Đến nay, ngoài Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 trực thuộc Cục Công Thương địa phương, 63/63 Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trên cả nước có đơn vị sự nghiệp trực thuộc (Trung tâm) triển khai thực hiện hoạt động khuyến công với tổng số 1.308 cán bộ, viên chức; trong đó trên 50% số người được giao nhiệm vụ trực tiếp triển khai các hoạt động khuyến công. Bên cạnh đó, tham gia và thực hiện các nội dung hoạt động khuyến công còn có các tổ chức dịch vụ khuyến công khác, như: Viện, Trường, Hiệp hội...

Qua 20 năm triển khai các hoạt động khuyến công, hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân đầu tư, phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn, mặc dù nguồn kinh phí so với nhu cầu của thực tế là không đáng kể nhưng đã tạo động lực khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển công nghiệp ở nông thôn; Tạo việc làm cho lao động nông thôn, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động ở địa phương, thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước “ly nông, không ly hương”.

Đặc biệt, hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương gia tăng đáng kể, góp phần nâng cao tỷ trọng công nghiệp nông thôn trong toàn ngành; Tăng giá trị sản xuất công nghiệp địa phương; Đẩy mạnh việc xoá đói giảm nghèo và phát triển đời sống văn hoá-xã hội, ổn định dân sinh ở nông thôn…

Giai đoạn 2003-2013: Hỗ trợ đào tạo khởi sự doanh nghiệp, đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho 55.577 lượt cán bộ làm công tác quản lý của các cơ sở công nghiệp nông thôn; Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề cho 542.706 lao động, chủ yếu là lao động ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người và một số lao động sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất do quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá ở các tỉnh vùng đồng bằng; Hỗ trợ xây dựng được 1.154 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, sử dụng công nghệ hiện đại; Hỗ trợ 2.010 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại vào các khâu của quá trình sản xuất; Bình chọn được gần 600 sản phẩm đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực; Hỗ trợ hơn 7.000 lượt cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ triển lãm trong nước để quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm và các hoạt động xúc tiến thương mại khác .v.v..

Giai đoạn 2014-2020: Thực hiện Chương trình khuyến công quốc gia theo Quyết định số 1288/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong 6 năm triển khai các hoạt động, tổng các nguồn kinh phí khuyến công đã thực hiện là 1.737,73 tỷ đồng, trong đó kinh phí khuyến công quốc gia là 755,71 tỷ đồng (chiếm 43,49% tổng kinh phí), kinh phí khuyến công địa phương là 982,011 tỷ (chiếm 56,51% tổng kinh phí) và thu hút được từ các nguồn khác và nguồn vốn đối ứng của các cơ sở CNNT tham gia thụ hưởng kinh phí ước khoảng hơn 9.500 tỷ đồng. Trung bình cứ 01 đồng vốn từ ngân sách Nhà nước thu hút được khoảng 5,5 đồng vốn đầu tư của cơ sở CNNT.

Chương trình khuyến công quốc gia đã tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề, nâng cao tay nghề cho trên 18.000 lao động nông thôn, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo trung bình đạt trên 90%; Hỗ trợ đào tạo khởi sự doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý, điều hành sản xuất cho gần 14.000 học viên... Hỗ trợ tổ chức 12 cuộc bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp khu vực và 03 cuộc bình chọn cấp quốc gia. Tôn vinh 950 sản phẩm cấp khu vực và 312 sản phẩm cấp quốc gia có chất lượng, có tiềm năng phát triển sản xuất. Hỗ trợ phát triển 57 cụm công nghiệp cho các nội dung về lập quy hoạch chi tiết và đầu tư hạ tầng, tạo mặt bằng thu hút sản xuất kinh doanh. Tổ chức các Hội nghị khuyến công vùng thường niên tại 3 khu vực Bắc - Trung - Nam. Đặc biệt, một số nội dung hoạt động đã vượt chỉ tiêu tại Quyết định số 1288/QĐ-TTg như: Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, công nghệ mới (tăng 30,5%); hỗ trợ cho chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (tăng 31,88 %); hỗ trợ tham gia hội chợ triển lãm (tăng 200%).

Giai đoạn 2021 đến nay: Bước sang thập kỷ 20 của thế kỷ 21, kinh tế thế giới và trong nước đã trải qua những diễn biến phức tạp, mang nhiều yếu tố bất lợi khi đối mặt với dịch bệnh và thiên tai. Năm 2021, đại dịch Covid-19 và thiên tai tại một số tỉnh trung du miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Cửu Long và đặc biệt là bão lũ tại khu vực miền Trung đã tác động tiêu cực đến mọi mặt của nền kinh tế trong đó hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở công nghiệp nông thôn chịu ảnh hưởng đáng kể.

Cục trưởng Cục Công Thương địa phương Ngô Quang Trung (ngoài cùng bên trái) cùng lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và các Sở, ban, ngành tham quan gian hàng Cỏ bàng xuất khẩu (huyện Phong Điền
Cục trưởng Cục Công Thương địa phương Ngô Quang Trung (ngoài cùng bên trái) cùng lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và các Sở, ban, ngành tham quan gian hàng Cỏ bàng xuất khẩu (huyện Phong Điền

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Cục CTĐP đã có các văn bản điều hành, chỉ đạo Sở Công Thương, Trung tâm khuyến công, tổ chức dịch vụ khuyến công trên cả nước kịp thời áp dụng các giải pháp thông qua chính sách khuyến công để hỗ trợ tối đa, kịp thời và có hiệu quả thiết thực cho các cơ sở CNNT ứng phó với các diễn biến tiêu cực của dịch bệnh, thiên tai, khôi phục sản xuất, đứng vững trên thị trường. Bên cạnh đó, cùng với sự đồng hành, hỗ trợ của chính sách khuyến công, nhiều doanh nghiệp, cơ sở CNNT đã đẩy mạnh tái cơ cấu, thay đổi mô hình, phát triển sản xuất, kinh doanh để thích nghi với tình hình mới.

Kết quả trong 2 năm (2021, 2022), Chương trình khuyến công đã hỗ trợ cho 23 cơ sở công nghiệp nông thôn xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới; Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại, ứng dụng vào các khâu sản xuất, xử lý ô nhiễm môi trường cho 489 cơ sở công nghiệp nông thôn để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu; Giảm thiểu ô nhiễm môi trường hoặc tạo ra sản phẩm mới so với máy móc thiết bị cơ sở sản xuất đang sử dụng. Tổ chức bình chọn, chứng nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu cho 200 sản phẩm cấp quốc gia; 465 sản phẩm cấp khu vực. Hỗ trợ 18 cơ sở có sản phẩm đạt giải sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp khu vực, cấp quốc gia đầu tư các phòng trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Hỗ trợ tư vấn, trợ giúp cho 24 cơ sở CNNT tổ chức đánh giá hiện trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực sản xuất, phát triển thị trường, tư vấn thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm...

Hỗ trợ xây dựng chương trình truyền hình về khuyến công, công thương địa phương phát sóng trên các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam; Hỗ trợ các báo, tạp chí, xuất bản Bản tin Khuyến công, … nhằm tuyên truyền, quảng bá về hoạt động khuyến công, thúc đẩy thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp địa phương; tạo cầu nối cho việc tiêu thụ sản phẩm và cung cấp sản phẩm CNNT của các địa phương với thị trường trong và ngoài nước...

Tác động của chính sách tới các cơ sở CNNT

Phát triển công nghiệp nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại; tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp nông thôn thuận lợi trong tiếp cận các cơ hội phát triển, nâng cao năng suất chất lượng, năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần xây dựng nông thôn mới. Đây là mục tiêu lâu dài và nhất quán đã được Cục Công Thương địa phương triển khai thực hiện và tiếp tục đẩy mạnh thông qua công tác khuyến công.

Các nội dung hoạt động khuyến công đã ngày càng đa dạng, nhiều hoạt động mới được triển khai thực hiện, phù hợp với nhu cầu của các cơ sở CNNT. Quy mô, chất lượng đề án khuyến công từng bước được nâng cao; Công tác tổ chức thực hiện, quản lý đề án của các đơn vị /tổ chức dịch vụ khuyến công và các đơn vị, cơ sở CNNT trực tiếp thực hiện đề án khuyến công ngày càng tốt hơn.

Giai đoạn 2021 – 2025, hoạt động khuyến công tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 1881/QĐ-TTg ngày 20/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ với các mục tiêu cụ thể nhằm tạo động lực cho phát triển công nghiệp nông thôn trong giai đoạn mới: Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; Khuyến khích chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững; Thúc đẩy hoạt động kết nối giao thương các sản phẩm CNNT và hình thành các sản phẩm, nhóm sản phẩm có sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu; Tăng tỷ trọng chế biến sâu, chế biến tinh trong các sản phẩm công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, gia tăng giá trị và nâng hàm lượng công nghệ cao trong các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đặc biệt, dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chuyển đổi số đang là xu hướng tất yếu. Do đó, Chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, cũng sẽ: Tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp nông thôn thuận lợi trong tiếp cận các cơ hội phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất chất lượng, năng lực cạnh tranh và thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, với những định hướng tại Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra, công tác khuyến công sẽ tiếp tục từng bước đổi mới theo hướng kết hợp giữa nhà nước với doanh nghiệp; Theo chuỗi ngành hàng, chuyển đổi số.

Hai mươi năm xây dựng trưởng thành và phát triển, Cục Công Thương địa phương đã ngày càng được nâng cao về bộ máy tổ chức, chức năng nhiệm vụ. Trong quá trình phát triển, Cục đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được Bộ Công Thương tin tưởng, giao phó. Nằm trong thành tích to lớn đó, có sự nỗ lực đóng góp của đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động làm công tác quản lý và triển khai thực hiện các nội dung hoạt động khuyến công của Cục Công Thương địa phương cũng như các Sở Công Thương, Đơn vị sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ khuyến công trên cả nước. Tất cả cùng đồng hành, kiên trì, cố gắng cao nhất để góp phần thúc đẩy công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp nước nhà ngày một phát triển.

Thanh Lam

Tin liên quan

Tiến độ bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023

Tiến độ bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023

LNV - Tính tới thời điểm hiện tại, Ban Giám khảo đã được Cục Công Thương địa phương (cơ quan thường trực Hội đồng bình chọn) bàn giao hơn 400 hồ sơ sản phẩm đủ điều kiện tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023 để chấm điểm.
Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ khuyến công

Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ khuyến công

LNV - Từ ngày 21 đến ngày 23/8/2023 tại Thái Nguyên, trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công thương Trung ương phối hợp với Cục Công Thương địa phương, Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức khuyến công cho cán bộ khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.
Chính sách khuyến công đối với sản phẩm được bình chọn công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Chính sách khuyến công đối với sản phẩm được bình chọn công nghiệp nông thôn tiêu biểu

LNV - Công tác bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (SPCNNTTB) là một trong những nội dung chủ yếu trong hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, ngày càng thu hút nhiều cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) tham gia. Từ đó, đã phát hiện và tôn vinh nhiều sản phẩm có chất lượng, có giá trị cao, có tiềm năng phát triển, mở rộng thị trường và có khả năng nhân rộng, phát triển hàng loạt nhằm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng và mang đặc trưng riêng của tỉnh Đồng Nai.

Tin mới hơn

Đắk Lắk: Kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản

Đắk Lắk: Kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản

LNV - Ngày 8/9, Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp các sản phẩm nông sản với doanh nghiệp phân phối, tiêu thụ xuất khẩu năm 2023.
Huyện Long Điền (Bà Rịa - Vũng Tàu): Tập huấn bồi dưỡng kỹ thuật sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp

Huyện Long Điền (Bà Rịa - Vũng Tàu): Tập huấn bồi dưỡng kỹ thuật sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp

LNV - Năm 2023, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp được giao nhiệm vụ tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ thuật áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) cho các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
Lâm Đồng phân bổ hơn 9 tỷ đồng cho khuyến công năm 2023

Lâm Đồng phân bổ hơn 9 tỷ đồng cho khuyến công năm 2023

LNV - Năm 2023, UBND tỉnh Lâm Đồng phân bổ trên 9 tỷ đồng để thực hiện kế hoạch khuyến công, trong đó hỗ trợ cho các đề án có thu hồi kinh phí là hơn 6,9 tỷ đồng, số tiến còn lại là hỗ trợ cho các đề án không thu hồi kinh phí.
Đà nẵng: Hội chợ triển lãm công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo năm 2023

Đà nẵng: Hội chợ triển lãm công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo năm 2023

LNV - Sáng ngày 12/9/2023, tại Trung tâm Hội chợ - Triển lãm Đà Nẵng, dưới sự ủy nhiệm của lãnh đạo Bộ Công Thương và UBND TP. Đà Nẵng, Sở Công Thương TP. Đà Nẵng đã long trọng tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ triển lãm công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo năm 2023 tại TP. Đà Nẵng. Buổi lễ quy tụ nhiều quan khách quốc tế và trong nước, trong đó có Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam, ông Choi Youngsam.
Hội chợ triển lãm hàng lưu niệm Thủ đô thu hút 100 gian hàng tham gia

Hội chợ triển lãm hàng lưu niệm Thủ đô thu hút 100 gian hàng tham gia

LNV - Hội chợ triển lãm hàng lưu niệm Thủ đô năm 2023 - Hanoi Great Souvernirs 2023, do Sở Công Thương Hà Nội chủ trì, Trung tâm Khuyến công & Tư vấn PTCN (IDC Hanoi) tổ chức thực hiện. Hội chợ diễn ra từ ngày 14/9 đến 17/9, tại Khu di tích lịch sử Hồ Văn (số 58 Quốc Tử Giám, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội).
Khuyến công Hòa Bình: Nghiệm thu đề án hỗ trợ phát triển ngành cơ khí

Khuyến công Hòa Bình: Nghiệm thu đề án hỗ trợ phát triển ngành cơ khí

LNV - Ngày 13/9, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp 1 phối hợp với Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Hòa Bình tổ chức nghiệm thu hiện đề án "Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm khung nhôm dân dụng” tại Công ty TNHH MTV Kim Cường HB.

Tin khác

Nguồn vốn khuyến công hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất xơ dừa

Nguồn vốn khuyến công hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất xơ dừa

LNV - Năm 2023, Hộ kinh doanh Dũng Nghĩa (Tổ 2, khu phố Vinh Thanh, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đầu tư máy sản xuất xơ dừa, công suất: 08 trái/phút, tổng kinh phí đầu tư 194.400.000 đồng. Từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương năm 2023, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã hỗ trợ một phần kinh phí ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất xơ dừa cho Hộ kinh doanh Dũng Nghĩa.
Hà Nam thực hiện hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"

Hà Nam thực hiện hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"

LNV - Thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" thời gian qua, các cấp, ngành, tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã vào cuộc tuyên truyền, vận động, giới thiệu quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng. Qua đó, làm thay đổi nhận thức của cả nhà sản xuất và người tiêu dùng đối với sản phẩm hàng hóa của Việt Nam, góp phần phát huy nội lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương.
Khuyến công Bắc Giang tham gia chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại

Khuyến công Bắc Giang tham gia chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại

LNV - Vừa qua, tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Đà Nẵng, tổ chức “Hội chợ Quốc tế thương mại, du lịch và đầu tư Hành lang kinh tế Đông Tây, trong khu vực ASEAN và các nước đối tác năm 2023”,
Nam Định: Nghiệm thu đề án khuyến công quốc gia năm 2023

Nam Định: Nghiệm thu đề án khuyến công quốc gia năm 2023

LNV - Ngày 31 tháng 8 năm 2023, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 (Trung tâm 1) đã phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Nam Định, các đơn vị có liên quan tổ chức nghiệm thu cơ sở nội dung hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến cho 02 cơ sở công nghiệp nông thôn (cơ sở CNNT) trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Đơn Dương (Lâm Đồng): sử dụng đúng mục đích nguồn vốn khuyến công

Đơn Dương (Lâm Đồng): sử dụng đúng mục đích nguồn vốn khuyến công

LNV - Sau 10 năm thực hiện Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến công, tình hình sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN) trên địa bàn huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng từng bước được ổn định. Giá trị sản xuất của ngành năm sau tăng so với năm trước, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân.
Khuyến công Lai Châu: Tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Khuyến công Lai Châu: Tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

LNV - Vừa qua, Trung tâm Khuyến công tỉnh Lai Châu đã phối hợp với UBND Thị trấn Nậm Nhùn, huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) tổ chức buổi tuyên truyền vận động các hộ gia đình tham gia phong trào "Hộ gia đình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả" cho 50 hộ gia đình tổ dân phố Nậm Hàng, thị trấn Nậm Nhùn.
Hòa Bình nghiệm thu đề án khuyến công

Hòa Bình nghiệm thu đề án khuyến công

LNV - Sáng 4/8, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương Hòa Bình) tổ chức nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương năm 2023. Đó là Đề án "Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất tấm lợp tôn” cho hộ kinh doanh Nguyễn Quốc Huy tại xóm Tân Thành, xã Nhân Mỹ (huyện Tân Lạc) và Đề án "Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất chế biến cá” cho Công ty TNHH xây dựng và dịch vụ Cường Thịnh tại phường Phương Lâm (TP Hòa Bình).
Bắc Giang: Hơn 600 Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

Bắc Giang: Hơn 600 Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

LNV - Theo Phòng Quản lý công nghiệp, Sở Công Thương và Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh, Bắc Giang có hơn 600 doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, trong đó có nhiều công ty mới chuyển đổi từ ngành nghề khác sang lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Đa phần là các DN nhỏ và vừa nằm ở khu công nghiệp (CCN) và ngoài khu, CCN.
Xây dựng làng nghề "xanh" Hà Nội

Xây dựng làng nghề "xanh" Hà Nội

LNV - Ứng dụng thiết bị tiên tiến vào sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng đã và đang là giải pháp giúp Hà Nội xanh hoá làng nghề.
Đổi mới dây chuyển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm

Đổi mới dây chuyển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm

LNV - Nhờ sự hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công, Doanh nghiệp (DN) tư nhân điện cơ Thiên Thuận, xã Thụy Thanh (Thái Thụy) đầu tư hệ thống máy móc hiện đại phục vụ sản xuất. Cụ thể, doanh nghiệp đã đầu tư 4 cánh tay rô bốt và tiến hành đổi mới dây chuyền sản xuất để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tạo sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường.
Ninh Bình nghiệm thu đề án khuyến công hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất

Ninh Bình nghiệm thu đề án khuyến công hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất

LNV - Vừa qua, Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công Xúc tiến thương mại và Phát triển cụm công nghiệp (TTKC) tỉnh Ninh Bình tổ chức nghiệm thu 6 đề án khuyến công địa phương tại các đơn vị được hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất đợt 1/2023.
Hiệu quả khi doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất công nghiệp hỗ trợ

Hiệu quả khi doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất công nghiệp hỗ trợ

LNV - Sau tác động của đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp ở Bắc Giang đã chuyển đổi sang sản xuất hàng công nghiệp hỗ trợ để duy trì hoạt động và phát triển.
Nguồn vốn khuyến công mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Nguồn vốn khuyến công mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

LNV - Điều đáng mừng là từ khi đầu tư máy móc công nghệ tiên tiên và hiện đại, sản phẩm vành xe máy, xe đạp của Công ty Cổ phần Cơ khí Thiên Văn thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy (Thái Bình) được đối tác khách hàng và người tiêu dùng tin tưởng sử dụng, đưa cho hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày càng phát triển, doanh thu tăng cao.
Hải Dương nghiệm thu đề án khuyến công

Hải Dương nghiệm thu đề án khuyến công

LNV - Từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Hải Dương đã hỗ trợ Đề án ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất hàng nông sản xuất khẩu cho Công ty TNHH Thực phẩm F&G Việt Nam, xã Kim Tân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.
Hỗ trợ máy móc trong chế biến mật ong

Hỗ trợ máy móc trong chế biến mật ong

LNV - Vừa qua, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại, Sở Công thương tỉnh Gia Lai tổ chức nghiệm thu Đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến mật ong” thuộc kế hoạch khuyến công địa phương năm 2023. Việc hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến mật ong góp phần nâng cao công suất chế biến, cải thiện chất lượng thành phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
qc-trang-trai-sinh-thai-vinamilk-green-farm
Mới nhất Đọc nhiều
Chú trọng HTX làm OCOP để tạo sức bật xây dựng nông thôn mới

Chú trọng HTX làm OCOP để tạo sức bật xây dựng nông thôn mới

OVN - Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang được nhiều HTX thực hiện khá tốt, nhiều sản phẩm được công nhận đạt từ 3, 4 và cả 5 sao. Tuy nhiên, nhiều HTX luôn đau đáu với việc làm sao để phát triển bền vững, có thể đưa sản phẩm OCOP vào các hệ thống phân phối hiện đại nhiều hơn.
Phục dựng các mẫu đèn Trung thu cổ đã bị thất truyền

Phục dựng các mẫu đèn Trung thu cổ đã bị thất truyền

LNV - Trong dịp lễ Tết Trung thu năm nay, tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, du khách sẽ được tham quan không gian trưng bày các loại đèn trung thu cổ truyền dưới hình thức là các gian hàng trên phố cổ xưa.
Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

LNV - Thành phố Hà Nội thực hiện kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động sản xuất, làng nghề nhằm hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra sự cố đặc biệt gây ô nhiễm môi trường.
Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống

LNV - Trong Nghị định 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về các quy định về phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó đã nêu rõ về tiêu chí, hồ sơ, trình tự để được xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
Đắk Lắk: Kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản

Đắk Lắk: Kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản

LNV - Ngày 8/9, Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp các sản phẩm nông sản với doanh nghiệp phân phối, tiêu thụ xuất khẩu năm 2023.
qc-fruit-love
qc-viglacera
qc-ao-dai
qc-brg-hapro
qc-vinfast
qc-vietmake
qc-vfresh
qc-bidv
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
qc-cse
qc-vinfast-thue-pin
Giao diện di động