Hà Nội: 29°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 35°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Hỗ trợ nghệ nhân trao truyền di sản

TBV - Sau đợt phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 2, Hà Nội đang dẫn đầu cả nước về số nghệ nhân được vinh danh. Đây là vinh dự, tự hào, đồng thời là thách thức không nhỏ cho Thủ đô trong việc hỗ trợ nghệ nhân gìn giữ, trao truyền di sản.
Tiếp lửa cho tình yêu di sản

Đã hơn một tuần kể từ sự kiện thành phố Hà Nội tổ chức lễ trao tặng danh hiệu vinh dự nhà nước Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể (ngày 17-5), nghệ nhân hò cửa đình Lương Tất Tố ở huyện Phú Xuyên vẫn nguyên vẹn niềm hân hoan, xúc động. Ông chia sẻ: “Tôi rất cảm kích trước những ghi nhận của Nhà nước dành cho mình. Mừng hơn nữa là sau hơn 30 năm cống hiến cho nghệ thuật hò cửa đình ở địa phương, hiện giờ tôi vẫn còn sức khỏe, có thể tham gia các hoạt động quảng bá, trao truyền di sản tới đông đảo người dân. Đây vừa là trách nhiệm, vừa là nguyện vọng lớn nhất của tôi dành cho di sản văn hóa quê nhà”.

Là nghệ nhân trẻ nhất được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú của Hà Nội, nghệ nhân múa rối Phạm Công Bằng ở huyện Mỹ Đức có những cảm xúc đặc biệt về vinh dự to lớn vừa nhận được. Anh chia sẻ: “Tôi là con trai út của nghệ nhân Phạm Văn Bể, người đã dành cả đời mình gìn giữ, phát huy di sản múa rối nước Tế Tiêu. Chính vì vậy, danh hiệu Nhà nước vừa trao tặng không chỉ là động lực để tiếp tục hoạt động, cống hiến mà còn giúp tôi hoàn thành tâm nguyện mà cha tôi hằng mong mỏi khi còn sống”.

Nghệ nhân Lương Tất Tố và nghệ nhân Phạm Công Bằng là 2 trong số 44 cá nhân của Hà Nội được phong tặng các danh hiệu nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 2. Đợt phong tặng này cũng đưa tổng số nghệ nhân được vinh danh của Hà Nội lên 76 người, trong đó có 7 Nghệ nhân nhân dân và 69 Nghệ nhân ưu tú.


Nghệ nhân múa rối Phạm Công Bằng (huyện Mỹ Đức). Ảnh: Bá Hoạt


Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Tô Văn Động cho biết: Hà Nội sở hữu nguồn tài nguyên di sản phong phú và đồ sộ nhất cả nước. Cùng với gần 6 nghìn di tích lịch sử, văn hóa, Hà Nội còn có gần 1,8 nghìn di sản văn hóa phi vật thể ở nhiều loại hình: Ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn, tập quán xã hội và tín ngưỡng, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian… Việc vinh danh các nghệ nhân không chỉ là dịp ghi nhận những cống hiến của lớp người hết lòng vì di sản mà còn là nguồn động viên, tiếp lửa để các thế hệ sau tiếp tục nỗ lực gìn giữ, trao truyền vốn văn hóa quý báu của cha ông.

Còn đó những nỗi lo

Việc vinh danh các nghệ nhân cũng tiếp tục khẳng định vị thế Thủ đô di sản của Hà Nội, đồng thời mở ra không ít thách thức ở lĩnh vực này khi những nghệ nhân được vinh danh, số đông đều đã ở tuổi xưa nay hiếm; chế độ dành cho lớp người này còn tồn tại những bất cập; kinh phí hoạt động, chính sách bảo đảm an sinh xã hội… còn bấp bênh. Nghệ nhân hò cửa đình Lương Tất Tố cho biết: “Tôi năm nay đã 77 tuổi nhưng vẫn được tính là trẻ so với lớp nghệ nhân vừa được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân của Hà Nội, trong đó có tới gần nửa số nghệ nhân đã ngoài 90 tuổi. Không ít người, hiện đang đau yếu vẫn luôn đau đáu với nỗi lo thất truyền di sản. Mong rằng, cơ quan chức năng sớm có những hỗ trợ ghi chép, tư liệu hóa bài bản, cách thức trình diễn để lưu giữ, trao truyền về sau".

Bên cạnh nỗi lo lớp nghệ nhân tuổi cao, sức yếu, nghệ nhân Lương Tất Tố còn có những nỗi niềm về chế độ đãi ngộ dành cho các nghệ nhân. Ông cho biết: “Hiện nay, chỉ các nghệ nhân có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn mới được hưởng trợ cấp theo Nghị định 109/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, số người được hưởng không nhiều. Với mức thu nhập gần 1,3 triệu đồng/tháng, tôi cũng không thuộc diện được hỗ trợ vì vượt ngưỡng quy định 60 nghìn đồng. Với số tiền ít ỏi này, tôi phải co kéo rất nhiều mới đủ sống. Mong rằng Nhà nước sẽ có những điều chỉnh để nghệ nhân bớt khó khăn, có thể toàn tâm, toàn ý với việc gìn giữ, trao truyền di sản”.

Cùng chung nguyện vọng với nghệ nhân hò cửa đình Lương Tất Tố, nghệ nhân hát dô Nguyễn Thị Lan, huyện Quốc Oai bày tỏ hy vọng Nhà nước sớm có chính sách hỗ trợ nghệ nhân duy trì các lớp bồi dưỡng, trao truyền di sản. Hiện nay, khoản hỗ trợ này đang trong tình trạng nơi có, nơi không, tùy thuộc vào sự quan tâm và điều kiện kinh tế của từng địa phương. Như vậy sẽ rất khó cho nghệ nhân trao truyền lại những tinh túy cho thế hệ mai sau, ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả quảng bá, tôn vinh giá trị di sản văn hóa.

Nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian Bùi Trọng Hiền, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam cho rằng: Việc phong tặng danh hiệu mới mang lại hiệu quả ở mức động viên tinh thần. Cùng với Nghị định 109/2015/NĐ-CP của Chính phủ hỗ trợ nghệ nhân có thu nhập thấp, nghệ nhân có hoàn cảnh khó khăn, Nhà nước còn cần có thêm nhiều chính sách đồng bộ, cụ thể khác, như: Chính sách bảo đảm an sinh cho nghệ nhân duy trì cuộc sống vật chất, sức khỏe, tinh thần; chính sách tri ân công lao, công sức nắm giữ, thực hành di sản của nghệ nhân, hỗ trợ nghệ nhân thực hành biểu diễn, sáng tạo văn hóa; chính sách phát huy trí tuệ giúp nghệ nhân sử dụng, phát huy hiệu quả các tri thức mình đang nắm giữ... Những hỗ trợ này sẽ góp phần lấp “lỗ hổng” chế độ đãi ngộ nghệ nhân, làm nhẹ gánh mưu sinh, tiếp sức nghệ nhân trên con đường gìn giữ, phát huy di sản.

Nguyễn Thanh/Theo HNM

Tin liên quan

Tin mới hơn

Khánh Hoà: Triển lãm 100 hình ảnh và 600 cuốn sách nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khánh Hoà: Triển lãm 100 hình ảnh và 600 cuốn sách nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ

LNV - Chiều 4-5, tại khu vực Tháp Trầm hương (TP. Nha Trang), Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa khai mạc Triển lãm ảnh và trưng bày, giới thiệu sách, tài liệu kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
Hà Nội: Thêm 2 di tích lịch sử được xếp hạng cấp thành phố tại huyện Đan Phượng

Hà Nội: Thêm 2 di tích lịch sử được xếp hạng cấp thành phố tại huyện Đan Phượng

LNV - Vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 2138/QĐ-UBND về việc xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(Hà Nội) Ấn tượng cầu đi bộ trở thành không gian nghệ thuật công cộng

(Hà Nội) Ấn tượng cầu đi bộ trở thành không gian nghệ thuật công cộng

Ngày 03/5, tại Trung tâm Văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức “Lễ khai mạc Dự án nghệ thuật Công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối Dự án nghệ thuật Công cộng Phúc Tân”.
Kon Tum: Bảo tồn, khôi phục nhà Rông truyền thống

Kon Tum: Bảo tồn, khôi phục nhà Rông truyền thống

LNV - Nhà Rông truyền thống là một trong những di sản văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum. Việc bảo tồn, phục dựng nhà Rông truyền thống sẽ tạo điều kiện cho các di sản, giá trị văn hóa gắn liền với nhà Rông được gìn giữ, phát huy, đặc biệt là những giá trị văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghề truyền thống, tín ngưỡng dân gian, cồng chiêng, múa xoang...
Vẽ tranh tường tại thành phố mang tên Bác

Vẽ tranh tường tại thành phố mang tên Bác

LNV - Giữa phố xá tấp nập của TP. Hồ Chí Minh, chúng ta vẫn nhìn thấy những bức tranh tường trên quán xá, nhà hàng, khách sạn, nhà ở, khu du lịch. Đa phần các bức tranh không lưu lại dấu vết của người vẽ. Không chữ ký, không số điện thoại để lại. Để trả lời những thắc mắc của mọi người, tôi đã có dịp gặp họa sĩ Nguyễn Tâm, chàng trai đất Bắc vẽ tranh tường tại TP. Hồ Chí Minh, khu vực Đông Nam Bộ và miền Tây.
Du lịch biển Hải Tiến: Điểm đến hấp dẫn của du lịch xứ Thanh

Du lịch biển Hải Tiến: Điểm đến hấp dẫn của du lịch xứ Thanh

LNV - Khu du lịch biển Hải Tiến với bờ biển dài 12,5km thuộc địa phận 05 xã: Hoằng Hải, Hoằng Tiến, Hoằng Thanh, Hoằng Trường và Hoằng Phụ. Cách Hà Nội 150km; cách trung tâm Thành phố Thanh Hoá 17km, rất thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch văn hoá tâm linh, du lịch trải nghiệm, du lịch làng nghề.

Tin khác

Điện Biên - Điểm hẹn lịch sử

Điện Biên - Điểm hẹn lịch sử

LNV - Những ngày này, du khách thập phương nườm nượp về thăm, làm việc tại Điện Biên. Người dân sống trên mảnh đất lịch sử được dịp trải lòng với bạn bè trong nước, quốc tế qua hoạt động liên hoan, giao lưu, hội thảo… thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống văn hóa – xã hội. Cả nước đang hướng về Điện Biên, vì một Điện Biên đổi mới, phát triển xứng với tầm vóc của chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm trước.
Chương trình nghệ thuật  "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

Chương trình nghệ thuật "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

LNV - Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) chủ trì, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện, thu hút gần 1.000 người bao gồm 180 nghệ sĩ chuyên nghiệp và 780 người khác tham gia.
Khởi động cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024

Khởi động cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024

LNV - Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 tổ chức họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 27/4 đến ngày 20/7.
Ấn tượng triển lãm ảnh

Ấn tượng triển lãm ảnh 'Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới'

LNV - Chiều ngày 26/4/2024, tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm ảnh "Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới".
Khai mạc Lễ hội mùa hè Sa Pa 2024

Khai mạc Lễ hội mùa hè Sa Pa 2024

LNV - Tối 27/4, UBND thị xã Sa Pa đã khai mạc Lễ hội mùa hè Sa Pa năm 2024 với chủ đề “ Sa Pa – Xứ sở tình yêu”.
Đoàn kiều bào từ 22 nước thăm huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I dịp 30/04.

Đoàn kiều bào từ 22 nước thăm huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I dịp 30/04.

LNV - Ngày 30/4/2024, gần 70 đại biểu kiều bào từ 22 quốc gia trên thế giới đã kết thúc 1 tuần thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I.
Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

LNV - Ngày 17/4, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 chính thức khai mạc tại Quảng trường quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Năm nay, Lễ hội được tổ chức mang chủ đề “Đậm đà hương vị phương Nam”, hứa hẹn nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Linh thiêng cổ tự Chùa Hưng Phúc

Linh thiêng cổ tự Chùa Hưng Phúc

LNV - Chùa Hưng Phúc Tự hay còn gọi là chùa Tự Khoát. Chùa Hưng Phúc Tự tọa lạc trên đỉnh núi Trúc trông tựa như bông “Hoa sen”, có diện tích rộng hơn 7000m2. Xung quanh ngôi chùa được bao bọc bởi hàng rào tre trúc cao vút tạo nên khung cảnh mang đậm màu sắc của làng quê Việt Nam. Chùa thuộc thôn Tự Khoát, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Năm 1988, Bộ Văn hóa – Thông tin đã công nhận chùa là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Quảng Ngãi: Nhiều lợi thế phát triển du lịch làng nghề

Quảng Ngãi: Nhiều lợi thế phát triển du lịch làng nghề

LNV - Tỉnh Quảng Ngãi không chỉ được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, mà còn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, với sự đa dạng của các làng nghề có tuổi đời hàng trăm năm.
Đoàn kiều bào từ hơn 20 quốc gia dâng hương  Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Đoàn kiều bào từ hơn 20 quốc gia dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Ngày 20/4 (tức 12/3 Âm lịch), nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Thìn 2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 70 đại biểu trở về từ hơn 20 quốc gia trên thế giới hành hương về Đền Hùng – Phú Thọ.
Bình Phước: Hưởng ứng xây dựng và phát triển văn hóa đọc

Bình Phước: Hưởng ứng xây dựng và phát triển văn hóa đọc

LNV - Ngày 19/4, Sở Thông tin và Truyền thông (Sở TT&TT) tỉnh Bình Phước đã tổ chức lễ khai mạc “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2024” tại Trường Cao đẳng Bình Phước. Đây là chương trình nhằm khuyến khích, phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, phát huy ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách, giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng, tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách.
Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

LNV - Giỗ tổ nghề Yến là sự kiện thường niên do Ban quản lý và khai thác yến Cù Lao Chàm tổ chức ở Bãi Hương, xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là nơi thờ phụng miếu tổ nghề, được xây dựng và hoàn thiện vào thế kỷ XIX.
Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

LNV - Sáng ngày 16.4 tại Bắc Ninh, doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ của NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của chính nghệ nhân. Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế hiện là bảo tàng tư nhân duy nhất về dòng tranh dân gian tại Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.
Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

LNV - Mùa thu hoạch nông sản tại Joypurhat, Bangladesh được nhiếp ảnh gia Rafid Yasar chụp lại gây ấn tượng với người xem bởi nụ cười hạnh phúc của người nông dân giữa những màu sắc rực rỡ của thiên nhiên.
Bình Định phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 lần thứ 3

Bình Định phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 lần thứ 3

LNV - Sáng 16/4, tại Thư viện tỉnh Bình Định, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Chương trình phát động, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Bình Định lần thứ 3 năm 2024.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Lụa Vạn Phúc - Giữ lửa qua từng thế hệ

Lụa Vạn Phúc - Giữ lửa qua từng thế hệ

LNV - Là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội, làng lụa Vạn Phúc có lịch sử lâu đời, tồn tại hơn 1.000 năm. Trải qua nhiều thế hệ, lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nét đẹp truyền thống và đang đi đầu trong ngành dệt Việt Nam.
Nam Định: Mô hình chăn nuôi áp dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt

Nam Định: Mô hình chăn nuôi áp dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt

LNV - Thời gian qua, các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi lớn ở nhiều địa phương trong tỉnh tiếp tục đầu tư ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm và phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.
Phú Thọ: Khơi dậy, phát huy sức dân trong xây dựng nông thôn mới

Phú Thọ: Khơi dậy, phát huy sức dân trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Lãnh đạo quyết liệt và đoàn kết, người dân đồng thuận và chung tay, đã kiến tạo nên sự bứt phá lớn khi từ một địa phương còn nhiều khó khăn trở thành huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2024. Kết quả này ghi nhận chặng cán đích ấn tượng của huyện Tam Nông trong thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia
Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh tán thành chủ trương thành lập thành phố thứ 5

Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh tán thành chủ trương thành lập thành phố thứ 5

LNV - Hội đồng Nhân dân tỉnh tán thành chủ trương thành lập các phường thuộc thị xã Đông Triều và thành lập thành phố Đông Triều trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên hơn 395km2.
Khuyến công Vĩnh Phúc: Đồng hành cũng doanh nghiệp

Khuyến công Vĩnh Phúc: Đồng hành cũng doanh nghiệp

LNV - Thực hiện Chương trình khuyến công giai đoạn 2021 – 2025 của tỉnh, Trung tâm Phát triển công thương (Sở Công thương) triển khai nhiều chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý, ứng dụng khoa học kỹ thuật cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động