Điện Biên - Điểm hẹn lịch sử
Điện Biên ngày ấy
Trong Tổng tập hồi ký của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã dành rất nhiều tâm huyết và tình cảm khi viết về Chiến dịch Điện Biên Phủ. Dù đã từng có nhiều kinh nghiệm chỉ huy các chiến dịch lớn như chiến dịch Biên Giới, Hòa Bình, Tây Bắc nhưng chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn là thử thách chông gai với quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời vị Tổng Tư lệnh huyền thoại.
Điện Biên trong hồi ức đó, tròn 70 năm sau ngày chiến thắng năm ấy, vẫn âm vang tiếng vọng hào hùng của lịch sử. Từ những điểm cao chứng kiến từng bước chân dân tộc “đánh chắc, tiến chắc”, tới những bản làng hoa xuân đang nở trên mảnh đất anh hùng, đâu đâu cũng là dấu tích của con người Điện Biên nồng hậu mà anh dũng, trí tuệ lại kiên cường. Mảnh đất Mường Phăng - nơi đặt sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, cách trung tâm thành phố khoảng 40km - khi thời chiến đã là rừng già chở che cho đồng bào bộ đội, lúc thời bình lại trở thành khu di tích lịch sử lưu giữ những gì xanh mãi cùng tháng năm. Đặt chân tới đây, thăm lại nơi làm việc đơn sơ và vẹn nguyên của Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Tham mưu trưởng Chiến dịch Hoàng Văn Thái, Cố vấn quân sự Trung Quốc - Vi Quốc Thanh, Trưởng ban Thông tin chiến dịch Hoàng Đạo Thúy... lắng nghe câu chuyện lịch sử của 105 ngày hoạt động (31/01/1954 - 15/05/1954) của Sở chỉ huy để càng thêm trân quý tinh hoa trí tuệ và giá trị của hòa bình độc lập. Dưới tán rừng già, không gian như ngưng lại, còn thời gian thật chậm trôi, niềm tự hào cha ông “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” không chỉ nằm trong sách vở, lịch sử như đang song hành trước mắt mỗi chứng nhân.
Và không thể không nhắc đến địa danh cứ điểm Đồi A1 - vị trí chiến lược tối quan trọng trong chiến dịch. Nơi đây đã từng oằn mình trong bom đạn lửa khói. Dấu tích hố bộc phá tạo bởi gần 1 tấn thuốc nổ được giữ nguyên, là thành quả của lòng dũng cảm phi thường của quân dân đất Việt trong suốt 39 ngày đêm chiến đấu và giành giật. Hậu thế chưa một ngày quên câu chuyện thế kỷ ấy! Nằm cách điểm di tích lịch sử Đồi A1 không xa chính là Nghĩa trang liệt sĩ A1 được xây dựng từ năm 1958. Đây là nơi an nghỉ của cán bộ chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Tròn 30 năm trước, nghĩa trang đã được tôn tạo nâng cấp với vai trò như một công trình lịch sử văn hóa. Trong đó, nhà quản trang được thiết kế theo kiểu nhà sàn đặc trưng của người Thái, còn lễ đài được thiết kế theo lối Khuê Văn Các cùng tường thành, hào nước và phù điêu đắp nổi tái hiện lại câu chuyện “Chín năm làm một Điện Biên – Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”.
Diện mạo mới chiến trường xưa
Thành phố Điện Biên hôm nay |
Ngày nay, đi dọc các vùng đất từ huyện Tuần Giáo qua TP Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên… khách đến Điện Biên ấn tượng sâu sắc bởi màu xanh cây trái, giữa đại ngàn và trên phố trắng sắc hoa ban. Các thôn, bản NTM và đô thị khang trang xen lẫn và phủ mờ dấu tích đau thương.
Ghé thăm các thôn, bản vùng lòng chảo huyện Điện Biên để nghe người dân kể chuyện về những năm đầu sau giải phóng Điện Biên, cao điểm giai đoạn 1959 – 1962, với khẩu hiệu “Lấy Tây Bắc làm quê hương, lấy nông trường làm gia đình”, những chiến sĩ Điện Biên trở lại chiến trường, thanh niên xung phong tham gia vào Nông trường Điện Biên… bước vào trận chiến mới: cải tạo, khôi phục sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Những lớp cán bộ thực hiện “3 cùng” chung sức, đồng lòng tạo sự đổi thay trên quê mới để đến nay, nông dân đã có thành quả từ những cánh đồng mẫu lớn, nông sản Điện Biên đã khẳng định giá trị, đang vươn ra thị trường ngoại tỉnh và quốc tế. Người dân hào hứng kể chuyện làm ăn với những hướng đi đã mở ra từ những kế hoạch, định hướng nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế riêng có của tỉnh để thu hút đầu tư; về những công trình, dự án của các tập đoàn như: Vingroup, Sungroup, Đèo Cả… đã và đang được triển khai trên địa bàn.
Hiện thực hóa, khát vọng phát triển
Điện Biên có vị trí địa chính trị quan trọng: Tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 nước Trung Quốc – Lào. Có đường hàng không đến Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và đã được Chính phủ cho phép mở đường bay quốc tế tới một số nước trong khu vực như: Lào, Campuchia, Myanma. Đặc biệt, Điện Biên là vùng đất lịch sử với chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, nơi lưu giữ các giá trị lịch sử, văn hóa qua quá trình thiên di, lập nghiệp và bảo vệ lãnh thổ của các tộc người… Đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh liên kết không gian, mở ra triển vọng phát triển kinh tế – xã hội. Khát vọng, tầm nhìn cho Điện Biên đổi mới, phát triển xứng tầm được đặt ra trong quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thành phố Điện Biên Phủ – trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá… của tỉnh sẽ tập trung xây dựng thành đô thị lịch sử, văn hóa và du lịch; phát triển mạnh vận tải trung chuyển quốc tế gắn với cửa khẩu Tây Trang, Huổi Puốc và trục kinh tế Viêng Chăn (Lào) – Điện Biên Phủ – Côn Minh (Trung Quốc). Thị xã Mường Lay phát triển thành trung tâm du lịch sinh thái với các cơ sở lưu trú và sản phẩm du lịch gắn với văn hóa bản địa. Thị trấn Tuần Giáo phát triển thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, thương mại cửa ngõ phía Đông của tỉnh; thu hút đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp để thúc đẩy phát triển kinh tế vùng. Thị trấn Mường Nhé tập trung phát triển nông – lâm nghiệp, du lịch sinh thái, đặc biệt là thương mại – dịch vụ qua cửa khẩu biên giới.
Tin liên quan
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Quyết tâm lập những kỳ tích “Điện biên phủ” mới
11:00 | 07/05/2024 Tin tức
Cần cải tiến để bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của đồng bào các DTTS ở Điện Biên
10:55 | 08/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh: Xứng tầm bệnh viện chuyên khoa tuyến đầu của tỉnh
09:24 | 09/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Quận Hoàn Kiếm tổ chức Kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia
08:58 | 03/12/2024 Văn hiến Hà Thành
Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
09:20 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát huy di sản mộc bản
11:45 | 27/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Thạp gốm hoa nâu Hiệp An - Bảo vật quốc gia thời Trần
10:59 | 26/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS tiên phong coi trọng giáo dục pháp luật cho học sinh
10:55 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Hội An - Thương cảng cổ xưa
09:56 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Phở ngô - “Sứ giả văn hóa” của vùng núi đá Hà Giang
09:56 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 | 22/11/2024 Văn hiến Hà Thành
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 | 22/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 | 22/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Trường Tiểu học Nga Phú: Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục
09:10 | 21/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Vĩnh Long: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh
09:08 | 21/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Ba Vì (Hà Nội): TRƯỜNG THPT MINH QUANG KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP VÀ ĐÓN NHẬN BẰNG KHEN CỦA BỘ GD&ĐT
13:58 | 19/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Vẻ đẹp độc đáo Lũy cổ Phương Mai
11:43 | 19/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Festival Thổ cẩm Lào Cai - sắc màu văn hóa giữa miền sương mây
10:07 | 11/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Trường THPT Bất Bạt - Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm học 2023-2024
09:56 | 08/11/2024 Văn hóa - Xã hội
TP.Hội An: Nhận giải thưởng Du lịch thế giới khu vực châu á và châu đại dương
09:56 | 08/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Hà Nội: Công trình "Bến hoa Phúc Xá - Ba Đình" - Lan toả sắc hoa cho cộng đồng
09:55 | 08/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Sắp diễn ra Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024
22:29 | 06/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Quốc Oai: Xã Đồng Quang tăng cường công tác an sinh xã hội, ổn định an ninh trật tự
13:23 | 05/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 Làng nghề, nghệ nhân
Thơm ngon bánh giầy nếp bầu Tam Mỹ
09:25 OCOP
Bắc Kạn: Nỗ lực của hương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả các huyện
09:25 Nông thôn mới
Ngành y tế Hà Tĩnh nâng cao năng lực để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân
09:25 Sức khỏe - Đời sống
Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững
09:24 Nghiên cứu trao đổi