Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 29°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 29°C Thừa Thiên Huế

Hiệu quả từ những mô hình liên kết tiêu thụ nông sản tại Ninh Thuận

LNV - Để thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững, tỉnh Ninh Thuận tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp; trong đó chú trọng xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn theo chuỗi liên kết nhằm giảm đến mức thấp nhất rủi ro về giá cả, thị trường, tránh tình trạng “được mùa, rớt giá” hay “mất mùa, được giá”, giúp các hộ nông dân ổn định sản xuất.


Mô hình liên kết nuôi cừu với cơ sở giết mổ của người dân xã Phước Trung (huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận). Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN​


Hiệu quả từ mô hình liên kết sản xuất

Nhiều hộ trồng nho ở Ninh Thuận đang mạnh dạn chuyển dần từ sản xuất đơn lẻ sang liên kết với doanh nghiệp. Mô hình trồng nho của hộ ông Nguyễn Diệp (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước) là một điển hình về cách làm mới này.

Ông Nguyễn Diệp cho hay, giống nho Syrah thể hiện nhiều ưu điểm như cây có khả năng chống chịu cao với các đối tượng bệnh hại, thời tiết khô nóng. Trồng nho rượu không đòi hỏi kỹ thuật quá cao, tuy nhiên phải tuân thủ kỹ thuật canh tác theo quy trình hướng dẫn để đạt sản lượng và chất lượng quả tốt. Mỗi năm vườn nho rượu Syrah của gia đình cho thu hoạch 3 vụ với năng suất bình quân khoảng 3 tấn/vụ.

Sơ chế sản phẩm nho tươi để đưa đi tiêu thụ từ liên kết sản xuất với người dân tại Trang trại nho Ba Mọi (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận).


Trái nho của gia đình ông được công ty chế biến rượu vang tại Lâm Đồng liên kết thu mua với giá tối thiểu 15.000 đồng/kg, nếu hàm lượng độ brix (độ ngọt quả khi chín, chỉ số quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các loại rượu vang trong quá trình ủ, lên men) càng cao, trên 18% là tốt nhất thì giá có thể tăng lên 1,5 lần và thậm chí cao hơn. Với giá bán bình quân 15.000 đồng/kg, trừ chi phí đầu tư, mỗi kg nho rượu còn lãi khoảng 10.000 đồng. Mức giá này giúp gia đình ông Diệp yên tâm sản xuất, không phải lo bài toán đầu ra, tránh được tình trạng “được mùa, rớt giá”.

Với hiệu quả kinh tế mang lại, nhiều nông hộ cũng đang tiếp tục mở rộng diện tích trồng các giống nho rượu. Đồng thời nhiều công ty, nhà máy sản xuất, chế biến rượu vang nho hiện đang đầu tư xây dựng vùng nho rượu nguyên liệu và liên kết sản xuất với các hộ trồng nho tại Ninh Thuận với diện tích trên 40 ha, chủ yếu là trồng giống nho Syrah.

Là một trong những hộ có thu nhập khá nhờ mạnh dạn trồng cây măng tây xanh liên kết với hợp tác xã, anh Kiều Ngọc Luy (xã An Hải, huyện Ninh Phước) cho biết, trước đây gia đình trồng rau màu nhưng đầu ra không ổn định. Sau khi tìm hiểu trên thị trường thấy cây măng tây xanh rất hút hàng, lại phù hợp chất đất pha cát ở địa phương nên anh quyết định chuyển sang trồng giống măng tây của Hà Lan theo tiêu chuẩn VietGAP.

Được hợp tác xã hỗ trợ giống, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, lắp đạt hệ thống tưới nước tiết kiệm...giúp vườn măng tây phát triển xanh tốt. Hiện tại, với 2 sào (2.000 m2) măng tây xanh, mỗi ngày anh Luy thu hoạch khoảng 20kg, sản phẩm được Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Tuấn Tú thu mua với giá ổn định 50.000 đồng/kg.

Ông Hùng Ky, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Tuấn Tú (xã An Hải, huyện Ninh Phước) cho hay: Cây măng tây trồng trên vùng đất cát này theo tính toán 1 sào thu hoạch được 10kg, hợp tác xã thu mua măng tây chưa phân loại với giá 50.000 đồng/kg. Theo tính toán, mỗi sào măng tây, bà con thu được 15 triệu đồng/tháng. Măng tây xanh không còn là cây xóa đói giảm nghèo nữa mà đang là cây làm giàu của bà con ở vùng đất cát này.

Để có được hiệu quả kinh tế trên, vai trò của hợp tác xã trong liên kết sản xuất rất quan trọng. Khi mới thành lập hợp tác xã chỉ có 16 thành viên tham gia sản xuất măng tây, nhờ chủ trương phát triển đúng đắn với sự hỗ trợ của Nhà nước và sự quyết tâm của từng xã viên. Đến nay, đã có 62 thành viên là đồng bào Chăm trong làng Tuấn Tú tham gia sản xuất cây măng tây xanh theo mô hình cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích hơn 55 ha, ông Hùng Ky chia sẻ thêm.

Hỗ trợ phát triển

Để gia tăng giá trị, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm nông sản, tỉnh Ninh Thuận đã chú trọng xây dựng các chuỗi giá trị liên kết trong sản xuất. Đến tháng 6/2022, toàn tỉnh xây dựng được 31 cánh đồng lớn trồng lúa, nho, măng tây, hành tím, ngô giống với tổng diện tích trên 4.241 ha. Đồng thời, thực hiện 57 liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất lúa, ngô giống, nho, măng tây, nha đam, tỏi, ớt, hành tím, đậu xanh, chanh dây, kiệu ...; liên kết sản xuất và tiêu thụ điều, mía và liên kết tiêu thụ sắn với tổng diện tích 14.267 ha. Bên cạnh đó, các địa phương hình thành nhiều mô hình liên kết chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm cừu, dê, bò với các cơ sở giết mổ.

Sơ chế măng tây xanh để xuất bán cho công ty ký hợp đồng liên kết thu mua. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN


Theo đánh giá, các mô hình liên kết sản xuất giúp tăng năng suất, chất lượng cây trồng và vật nuôi, tăng giá trị sản phẩm và từng bước nâng cao thu nhập cho nông dân. Đây cũng là tiền đề quan trọng giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã đẩy mạnh xây dựng vùng nguyên liệu lớn, mở rộng sản xuất.

Bên cạnh kết quả đạt được, việc liên kết sản xuất vẫn còn hạn chế, đó là mối liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp và nhà phân phối trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản vẫn còn lỏng lẻo, sản phẩm chưa tiêu thụ được nhiều. Nguyên nhân là do quy mô sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún gây khó khăn trong việc ký kết hợp đồng cung ứng vật tư đầu vào, bao tiêu hàng hóa đầu ra với quy mô lớn còn gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến các doanh nghiệp chế biến, phân phối hoặc bao tiêu sản phẩm khó có thể ký kết hợp đồng đơn lẻ với hàng trăm hộ nông dân với quy mô sản xuất và trình độ canh tác khác nhau.

Theo ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, xác định liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là xu thế tất yếu, ngành sẽ tham mưu UBND tỉnh tiếp tục có các cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các tổ hợp tác, hợp tác xã, cá thể, doanh nghiệp phát triển các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp với các sản phẩm đặc thù, lợi thế.

Trong đó, tập trung hỗ trợ các hợp tác xã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ thành lập mới; hỗ trợ, hướng dẫn đẩy mạnh áp dụng khoa học – kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản. Cùng đó, tăng cường liên kết đưa các cây, con giống mới, năng suất cao vào sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp; đẩy mạnh xây dựng thương hiệu để góp phần tăng sức cạnh tranh sản phẩm nông sản trên thị trường.

Năm 2022 và những năm tiếp theo, Ninh Thuận tập trung xây dựng các vùng trọng điểm sản xuất cây trồng, vật nuôi, cánh đồng lớn theo hướng chuyên canh, liên kết theo chuỗi giá trị khép kín. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã, nâng cao quy mô kinh tế trang trại để làm đầu mối kết nối với các doanh nghiệp hình thành chuỗi liên kết sản xuất, tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

Cùng với đó, tỉnh khuyến khích, thu hút, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nhất là nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao; hỗ trợ, hướng dẫn nông dân tổ chức sản xuất và hình thành chuỗi liên kết với các doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm, ổn định đầu ra; kiên quyết xử lý các hành vi trục lợi, ép giá, gian lận thương mại.

Đồng thời, Ninh Thuận sẽ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, các Bộ, ngành Trung ương trong triển khai các hoạt động kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản tại thị trường nội địa và xuất khẩu.

Nguyễn Thành/TTXVN

Tin liên quan

Tin mới hơn

Đời sống mới ở xã Lê Lợi

Đời sống mới ở xã Lê Lợi

LNV - Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2019, xã Lê Lợi (huyện Thường Tín) không ngừng nâng chất các tiêu chí nông thôn mới đã đạt và thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới nâng cao.
Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới

Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Nhằm huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nhận thức rõ vai trò chủ thể của mình trong việc xây dựng và thụ hưởng thành quả từ chương trình này. Từ đó, người dân đã tích cực, tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới ngay tại địa phương.
Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02

Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02

LNV - Xác định phát triển hệ thống lưới điện là động lực quan trọng “đi trước mở đường” thúc đẩy kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới, các xã: Na Son, Xa Dung, Pu Nhi, Mường Luân, Phình Giàng, Tìa Dình đã tập trung xóa bản “trắng” điện lưới quốc gia trên địa bàn.
Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

LNV - Trong 6 tháng đầu năm 2025, với vai trò trung tâm và nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới, hội viên nông dân toàn tỉnh đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hàng chục triệu đồng cùng nhiều mô hình sáng tạo nhằm cải thiện hạ tầng, bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn hóa. Sự chủ động, tích cực của nông dân không chỉ làm đổi thay diện mạo làng quê mà còn thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của người dân trong công cuộc kiến thiết quê hương theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững.
Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Với phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, đội ngũ đảng viên ở các chi bộ thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện Nông Cống trở thành những hạt nhân xung kích trong triển khai thực hiện tiêu chí XDNTM.
Mô hình vườn mẫu: Đưa nông sản địa phương vươn tới hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững

Mô hình vườn mẫu: Đưa nông sản địa phương vươn tới hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững

LNV - Các mô hình vườn mẫu ở tỉnh Lạng Sơn đã chứng minh hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao thu nhập và chất lượng sản phẩm nông sản, góp phần vào quá trình xây dựng nông thôn mới. Từ những vườn na, cam Canh đến các mô hình nông sản khác, việc áp dụng khoa học kỹ thuật, hỗ trợ từ chính quyền địa phương, và áp dụng các tiêu chuẩn như VietGAP đã tạo nên những thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, không chỉ nâng cao đời sống người dân, mà còn giúp hình thành các sản phẩm OCOP, hướng tới phát triển bền vững và cải thiện môi trường sống.

Tin khác

Xã Đan Phượng mới rực rỡ cờ hoa chào đón “thời khắc lịch sử”

Xã Đan Phượng mới rực rỡ cờ hoa chào đón “thời khắc lịch sử”

LNV - Sáng nay (30- 6), trên địa bàn xã Đan Phượng - một trong 3 xã mới thành lập của huyện Đan Phượng, các ngả đường đều rực rỡ cờ hoa, panô, áp phích chào đón ngày chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 1-7.
Bình Định: Giấc mơ “qua sông” thành hiện thực, niềm vui vỡ òa trước thời khắc chia tay cấp huyện Tuy Phước

Bình Định: Giấc mơ “qua sông” thành hiện thực, niềm vui vỡ òa trước thời khắc chia tay cấp huyện Tuy Phước

LNV- Những giọt nước mắt đầy xúc động của người dân đôi bờ sông Hà Thanh trong ngày cầu Hóc Công khánh thành, phần nào đã khẳng định cây cầu không chỉ nối nhịp giao thông, mà còn là biểu tượng nhân văn sâu sắc, món quà đầy nghĩa tình của chính quyền huyện Tuy Phước dành cho người dân trước thời khắc địa phương sáp nhập, xóa bỏ cấp hành chính huyện theo chủ trương mới.
Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

LNV - Sáng ngày 28/6/2025, huyện Thường Tín (Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ công bố và đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. Sự kiện không chỉ là niềm vui lớn, mà còn là minh chứng sinh động cho hành trình bền bỉ, sáng tạo, đầy quyết tâm và đồng lòng của cả hệ thống chính trị và Nhân dân địa phương suốt hơn một thập kỷ qua.
Huyện Ba Vì (TP.Hà Nội) :  Gặp mặt cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện Ba Vì.

Huyện Ba Vì (TP.Hà Nội) : Gặp mặt cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện Ba Vì.

LNV - Chiều 27/06/2025, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Ba Vì long trọng tổ chức gặp mặt cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì, tổng kết hoạt động chính quyền cấp huyện, triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện.
Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới tại Bắc Kạn: Tăng cường tiếp cận khách du lịch

Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới tại Bắc Kạn: Tăng cường tiếp cận khách du lịch

LNV - Trong hành trình xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi số không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là động lực thúc đẩy phát triển bền vững ở các địa phương. Tại tỉnh Bắc Kạn – một tỉnh miền núi với nhiều tiềm năng về văn hóa, nông sản và du lịch sinh thái, chuyển đổi số đang từng bước được lồng ghép vào các hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, mở ra cơ hội mới trong quảng bá hình ảnh, thu hút khách du lịch và nâng cao thu nhập cho người dân.
Một thập kỷ nông thôn mới Bắc Kạn Từ gian khó đến diện mạo khởi sắc

Một thập kỷ nông thôn mới Bắc Kạn Từ gian khó đến diện mạo khởi sắc

LNV - Sau 10 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, Bắc Kạn đã có những chuyển biến rõ nét. Những con đường bê tông len qua bản làng, mái nhà kiên cố dần thay thế nhà tạm, mô hình kinh tế mới giúp người dân nâng cao thu nhập. Từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, Bắc Kạn đang dần hình thành những miền quê đáng sống – xanh hơn, sạch hơn và phát triển bền vững hơn từng ngày.
Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới ở vùng đất khó

Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới ở vùng đất khó

LNV - Tính đến hết quý II, năm 2025, toàn tỉnh Bắc Kạn đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác xây dựng nông thôn mới (NTM), đặc biệt tại các xã vùng sâu vùng xa của tỉnh đang từng bước đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

LNV - Ngày 22/6, tại Quyết định số 1226/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận TP. Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024. Đây là một dấu mốc quan trọng, ghi nhận những nỗ lực bền bỉ của hệ thống chính trị và người dân Thủ đô trong hơn một thập kỷ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Hiệu quả từ cải tạo, xây dựng hồ điều hòa ở Đông Anh

Hiệu quả từ cải tạo, xây dựng hồ điều hòa ở Đông Anh

LNV - Thực hiện cải tạo, xây dựng ao, hồ trong khu dân cư, thôn, xã, huyện Đông Anh đã tạo được không gian sống hài hòa, bảo vệ thiên nhiên. Không những vậy, Đông Anh còn gìn giữ hiệu quả nét đẹp làng quê trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ...
Tổng kết chương trình nông thôn mới, giảm nghèo: Hướng tới phát triển bền vững, bao trùm

Tổng kết chương trình nông thôn mới, giảm nghèo: Hướng tới phát triển bền vững, bao trùm

LNV - Chiều 22/6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; các phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025.
Hà Nội: Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội: Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1181/QĐ-TTg ngày 17/6/2025 công nhận huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngày 17-6, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1181/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Bình Định: Chặng đường 5 năm thực hiện giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới

Bình Định: Chặng đường 5 năm thực hiện giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới

LNV - Qua 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và các phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được cải thiện.
Nam Định: Số hóa nông thôn, hiện thực hóa những miền quê đáng sống

Nam Định: Số hóa nông thôn, hiện thực hóa những miền quê đáng sống

LNV - Tỉnh Nam Định tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao và kiểu mẫu. Một điểm nhấn quan trọng trong hành trình này là việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ số vào xây dựng nông thôn thông minh.
Huyện Đại Từ (Thái Nguyên): Vị thế mới của huyện nông thôn mới nâng cao

Huyện Đại Từ (Thái Nguyên): Vị thế mới của huyện nông thôn mới nâng cao

LNV - Đại Từ vốn là mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống cách mạng và văn hoá. Qua 14 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM), huyện đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện. Đến nay, Đại Từ đã hoàn thành các tiêu chí để được công nhận là huyện đạt chuẩn NTM nâng cao – một dấu mốc quan trọng khẳng định sự phát triển vượt bậc của địa phương.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”

Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”

LNV - Chiều 3/7, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức gặp gỡ báo chí thông tin về: Những chính sách mới của Đảng và Nhà nước liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài và chương trình Trại hè Việt Nam 2025.
Gia Lai vùng đất hợp nhất giữa đại ngàn và biển xanh hội tụ

Gia Lai vùng đất hợp nhất giữa đại ngàn và biển xanh hội tụ

LNV - Sau khi sáp nhập hai tỉnh Bình Định và Gia Lai, không gian du lịch của tỉnh Gia Lai mới được mở rộng vượt bậc, mở ra cơ hội vàng để kết nối biển - rừng, xây dựng ngành du lịch trở thành mũi nhọn kinh tế xanh, bền vững và khác biệt.
Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị về việc tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025. Đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và đồng chí Võ Văn Hưng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trườ
"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

LNV - Nếu phải xác định một điểm khởi đầu cho hành trình chuyển đổi số tại huyện Phú Xuyên, thì đó không phải là hạ tầng, công nghệ hay những con số đầu tư hàng chục tỷ đồng, mà chính là yếu tố con người - những người dám nghĩ, dám làm, dám tiên phong.
Đời sống mới ở xã Lê Lợi

Đời sống mới ở xã Lê Lợi

LNV - Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2019, xã Lê Lợi (huyện Thường Tín) không ngừng nâng chất các tiêu chí nông thôn mới đã đạt và thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới nâng cao.
Giao diện di động