Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: 15 năm xây dựng và phát triển
Phóng viên: Xin ông cho biết về những khó khăn, vất vả những ngày đầu thành lập Hiệp hội Làng nghề Việt Nam?
Ông Lưu Duy Dần: Việc thành lập Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được bắt đầu triển khai từ những năm 2003 - 2004. Trước hết là mời một số chuyên gia, nhà khoa học, nhà văn hóa có cùng chí hướng để thành lập Ban Vận động. Sau đó tìm hiểu Nghị định 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ về tổ chức hoạt động và quản lý hội, rồi cùng nhau soạn thảo các văn bản, lập hồ sơ xin phép thành lập Hiệp hội theo yêu cầu của Nghị định, từ việc lên danh sách Ban Vận động, dự thảo Điều lệ, đến phương hướng hoạt động, v.v…
Ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
Có những khó khăn trong quá trình làm việc xin phép công nhận Ban Vận động, xin phép thành lập Hiệp hội. Sau khi làm việc với Bộ Nội vụ (cơ quan quản lý Nhà nước về Hội), đến khi làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (cơ quan quản lý về lĩnh vực Hội hoạt động) thì được trả lời rằng việc này thuộc thẩm quyền của Bộ Công nghiệp.
Thời gian đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn Cao Đức Phát (nay là Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương) đang cùng trong Ban Nghiên cứu với Chuyên gia cao cấp Vũ Quốc Tuấn đã tiếp nhận hồ sơ, xem xét và có ý kiến với Bộ Nội vụ ra Quyết định thành lập Hiệp hội Làng nghề Việt Nam. Việc này ghi nhận tầm nhìn và sự quyết đoán của Bộ trưởng Cao Đức Phát đã tạo điều kiện trong việc thành lập Hiệp hội.
Phóng viên: Hiệp hội Làng nghề Việt Nam khi mới thành lập gồm những ai? Công tác tổ chức, hoạt động của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam khi ấy như thế nào? Trụ sở đặt ở đâu? Ai là Chủ tịch, thưa ông?
Ông Lưu Duy Dần: Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được Bộ Nội vụ cho phép thành lập theo Quyết định số 22/2005/QĐ-BNV ngày 3/2/2005. Đại hội lần thứ nhất của Hiệp hội đã được tổ chức ngày 20/5/2005 tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội); Hiệp hội đặt trụ sở hoạt động tại 14 ngõ 2, phố Hoa Lư, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội từ đó cho đến nay. Qua 15 năm xây dựng và phát triển, được sự tham gia nhiệt tình của đông đảo hội viên trong cả nước; Sự hoạt động tích cực của các ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường trực, cùng với sự ủng hộ của các cơ quan Nhà nước liên quan, Hiệp hội đã đạt được những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam.
Đại biểu dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Hiệp hội Làng nghề Việt Nam lần thứ 4 chụp ảnh kỷ niệm cùng Chủ tịch Hiệp hội Lưu Duy Dần
Đại hội Ban Chấp hành TW Hiệp hội Làng nghề Việt Nam lần thứ I (nhiệm kỳ 2005 - 2008) gồm 49 thành viên; Ban Thường trực gồm Chuyên gia cao cấp Vũ Quốc Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội, nay là Chủ tịch Hội đồng Tư vấn; 06 Phó Chủ tịch, gồm ông Lưu Duy Dần (kiêm Tổng Thư ký), TS. Hoàng Kênh và các ông, bà: Nguyễn Văn Miện, Nguyễn Hữu Phước, Đặng Thế Truyền, Trần Thị Tuyết Nga.
Phóng viên: Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, qua 4 kỳ Đại hội, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã gặt hái được những thành tựu gì, thưa ông?
Ông Lưu Duy Dần: Qua 04 kỳ Đại hội, Hiệp hội đã có đội ngũ lãnh đạo gồm các chuyên gia, các nhà khoa học, kinh tế, nhà văn hóa - xã hội từng công tác tại các cơ quan Nhà nước, nay về tham gia hoạt động tại Hiệp hội, đã chỉ đạo, tư vấn sát sao, đã tạo nên sức sống mới của làng nghề Việt Nam. Tổ chức Hiệp hội có Hội đồng Tư vấn; Hội đồng Liên lạc các Câu lạc bộ Nghệ nhân làng nghề Việt Nam; 01 Viện Nghiên cứu; Tạp chí Làng nghề Việt Nam; 7 Văn phòng Đại diện; 15 Trung tâm, 10 ban chuyên môn, 03 câu lạc bộ; Trên 13.000 hội viên ở 61/64 tỉnh, thành phố (nhiều hội viên là tổ chức Tỉnh hội, Thành hội và hội viên tập thể); Các làng nghề tiêu biểu nổi lên gồm những làng nghề tại Thủ đô Hà Nội, đồng bằng Bắc Bộ, khu vực miền Trung (Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam)...
Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã có Quyết định số 1269/QĐ-CTN ngày 28/7/2020 về việc tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho Hiệp hội Làng nghề Việt Nam vì “Đã có thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Qua những hoạt động sôi nổi, sâu rộng, uy tín, sức lan tỏa của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được nâng cao; Các cơ quan quản lý Nhà nước tôn trọng và ghi nhận; Nhiều tổ chức xã hội - nghề nghiệp đánh giá cao; Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nghệ nhân, thợ giỏi, thợ thủ công làng nghề tín nhiệm, tin cậy, coi là mái nhà chung của cộng đồng làng nghề cả nước.
Phóng viên: Thưa Chủ tịch Hiệp hội, ông đánh giá như thế nào về quá trình phát triển của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam trong những năm qua?
Ông Lưu Duy Dần: Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hiệp hội Làng nghề Việt Nam lần thứ IV, Ban Thường trực Hiệp hội đã duy trì sự chỉ đạo chặt chẽ và tranh thủ ý kiến của Hội đồng Tư vấn, các chuyên gia, các nhà khoa học để đưa ra những định hướng phù hợp, hoạt động thiết thực; Triển khai kế hoạch thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc phát triển ngành nghề nông thôn trong Dự án “Bảo tồn các làng nghề truyền thống ở Việt Nam”; Đề xuất một số nội dung cụ thể liên quan đến việc bảo tồn và phát triển làng nghề, trong đó ưu tiên đề xuất xây dựng tiêu chí đối với các làng nghề cần bảo tồn lâu dài theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ gắn với một số dự án thí điểm về bảo tồn và phát triển làng nghề; Tổ chức thành công nhiều hội nghị, hội thảo khoa học tại TP. Hà Nội và các tỉnh, thành phố và phối hợp tổ chức nhiều sự kiện được đánh giá cao; Từng bước phát triển tổ chức vững mạnh, khẳng định vai trò, vị thế của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
đồng hành trong công tác bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề truyền thống; Phấn đấu đạt được những kết quả quan trọng trong việc thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV đề ra. Các sự kiện đều được tổ chức thành công, đạt hiệu quả, qua đó tạo được sự tin tưởng của các hội viên và đối tác đối với Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp mặt lãnh đạo Làng nghề Việt Nam và đại diện nghệ nhân tiêu biểu cả nước nhân dịp vinh danh các danh hiệu Làng nghề Việt Nam lần thứ VII
Từ năm 2007 đến 2019, qua 9 lần phong tặng, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã xét và phong tặng: 72 danh hiệu “Làng nghề tiêu biểu”; 72 Đơn vị Kinh tế Làng nghề tiêu biểu; 835 Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam (trong đó có 62 Nghệ nhân VHNT Ẩm thực làng nghề Việt Nam); 06 Bảo vật tinh hoa làng nghề; 95 Sản phẩm Thủ công mỹ nghệ Làng nghề tiêu biểu; 68 Thợ giỏi Làng nghề Việt Nam; 115 Bảng Vàng gia tộc Nghề truyền thống Việt Nam. Nhà nước đã tiến hành 3 lần phong tặng Nghệ nhân Quốc gia, có 17 Nghệ nhân Nhân dân, 120 Nghệ nhân Ưu tú, trong đó có 14 Nghệ nhân Nhân dân và 63 Nghệ nhân Ưu tú là hội viên của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
Chương trình vinh danh “Các danh hiệu làng nghề Việt Nam lần thứ IX - Năm 2020”, gồm các hoạt động hướng về hội viên, tôn vinh nghệ nhân, quảng bá sản phẩm làng nghề tinh hoa, Hiệp hội xây dựng tiêu chí và kế hoạch tôn vinh “15 chuyên gia và nghệ nhân cao tuổi tiêu biểu trong sự nghiệp bảo tồn và phát trển làng nghề”.
Song song với các hoạt động nghề nghiệp, Hiệp hội đã mở rộng các hoạt động đối ngoại; Trang bị đầy đủ kiến thức để tìm đầu ra cho các sản phẩm tại nước ngoài; Đẩy mạnh việc tổ chức và phối hợp thực hiện các đoàn tham gia hội chợ, khảo sát; Đón tiếp các đoàn khách quốc tế đến tìm hiểu, làm việc và khảo sát trực tiếp tại một số làng nghề để giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm đầu ra cho sản phẩm.
Hiệp hội đã phối hợp với chính quyền một số địa phương xây dựng tổ chức, phát triển nghề tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc ít người; Phát triển chương trình tham quan, giao lưu, kết nối giữa các làng nghề và nghệ nhân tại các vùng, miền nhằm thực hiện mục tiêu “Kết nối cộng đồng làng nghề - Bảo tồn Văn hóa - Phát triển Du lịch - Hội nhập Quốc tế” và tổ chức “Ngày Di sản Văn hóa nghề, làng nghề truyền thống hội nhập quốc tế” nhân “Ngày Di sản Văn khóa Việt Nam, từ 19/11/2020 đến 23/11/2020 tại Hà Nội.
Phóng viên: Phương hướng, nhiệm vụ của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam trong những năm tới như thế nào, thưa ông?
Ông Lưu Duy Dần: Trong những năm tới, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam sẽ tích cực hơn nữa việc giữ mối liên hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm phản ánh những vấn đề của làng nghề và tham gia việc đề xuất hoạch định cơ chế, bổ sung đổi mới những chính sách phù hợp; Khuyến khích phát triển thêm nghề, làng nghề.
Đồng thời, tranh thủ thực hiện một số dự án cụ thể mà cơ quan Nhà nước có thể chuyển giao phù hợp với khả năng của Hiệp hội. Nghiên cứu, tìm giải pháp về các ứng dụng công nghệ tiên tiến cho các sản phẩm truyền thống nhằm nâng cao năng lực sản xuất, tiết kiệm năng lượng.
Khuyến khích, thúc đẩy phát triển sáng tạo mẫu mã mới, tổ chức các khoá đào tạo về tạo mẫu cho các hội viên, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Các hoạt động luôn hướng về hội viên, phục vụ hội viên, bảo vệ quyền lợi cho hội viên, tạo nên sức sống mới và có tổ chức trong các làng nghề nên luôn nhận được sự hưởng ứng từ cộng đồng làng nghề.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Thực hiện: Văn Bình
Tin liên quan
Tin mới hơn
Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc
13:59 | 09/01/2025 Tin tức
Xây dựng nông thôn mới và OCOP: Phấn đấu về đích trước hẹn
18:00 | 08/01/2025 Tin tức
Trường Tiểu học Hoằng Hợp Từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
10:38 | 08/01/2025 Tin tức
Cô Phạm Thị Hậu – Luôn tự hào khi chọn nghề giáo viên mầm non
10:38 | 08/01/2025 Tin tức
Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025
10:27 | 08/01/2025 Tin tức
Sẽ thu phí tham quan hai điểm di tích trên phố cổ Hà Nội từ ngày 2/1/2025
08:53 | 07/01/2025 Tin tức
Tin khác
Thêm 3 huyện của Bến Tre, Sóc Trăng và Bà Rịa-Vũng Tàu đạt chuẩn nông thôn mới
15:28 | 05/01/2025 Tin tức
Hà Nội tổ chức phiên chợ nông sản tiêu biểu và sản phẩm OCOP chào Xuân Ất Tỵ 2025
16:39 | 03/01/2025 Tin tức
Ngoại thành Hà Nội ngập tràn sức sống mới
10:37 | 03/01/2025 Tin tức
Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Hậu Lộc đạt chuẩn nông thôn mới
10:09 | 03/01/2025 Tin tức
Chào năm đặc biệt 2025!
14:11 | 02/01/2025 Tin tức
Huyện Ba Vì (Hà Nội) : Tổ chức Lễ công bố nghị quyết của UBTV Quốc Hội về việc thành lập xã Phú Hồng
10:29 | 02/01/2025 Tin tức
Ông Lê Trọng Thụ được bầu giữ chức Chủ tịch thành phố Thanh Hóa
09:52 | 02/01/2025 Tin tức
Trần Gia: Hành trình 10 năm kiến tạo nghệ thuật nội thất
20:29 | 31/12/2024 Tin tức
Giảm mỡ máu một cách tự nhiên thông qua sử dụng một số đồ uống
14:10 | 31/12/2024 Tin tức
100% xã dân tộc, miền núi của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới
13:44 | 31/12/2024 Tin tức
Hà Nội đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao
15:00 | 30/12/2024 OCOP
Thừa Thiên Huế: Phát huy tiềm năng du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới
11:21 | 30/12/2024 Tin tức
Đà Nẵng: Tất bật làng nghề bánh khô mè vụ Tết
11:20 | 30/12/2024 Tin tức
10 nhà xưởng bị thiêu rụi trong vụ cháy ở làng nghề Liên Hà
10:09 | 30/12/2024 Tin tức
Hơn 30 tỉnh, thành công bố lịch nghỉ Tết của học sinh
09:55 | 30/12/2024 Tin tức
Triển lãm 300 hình ảnh, hiện vật về “Đảng ta thật là vĩ đại” và “Hội Xuân Ất Tỵ 2025”
09:59 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết
09:58 Làng nghề, nghệ nhân
Cao Bằng: Trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi (Hà Quảng)
09:58 Nông thôn mới
Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP
09:57 OCOP
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn
09:56 OCOP