Hiện thực giấc mơ sen ở làng Sen
Ý tưởng táo bạo, tưởng chừng như “điên rồ” ấy là của chàng trai từng bỏ làng ra phố. Nhưng rồi, sau một biến cố cuộc đời, chàng trai trẻ Phạm Kim Tiến, thạc sĩ nông nghiệp của Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội đã quyết định lại “bỏ phố về quê”… lập nghiệp.
Tiến tâm sự: Quê mình là làng Sen mà chẳng có sen. Kim Liên mà vắng mùi hương của sen thì rất đáng tiếc. Điều ấy cũng chính là đang thiếu một điểm nhấn cho du khách về quê Bác. Tại sao mình không phục hồi các đầm sen, ao sen rồi chế biến sâu các sản phẩm từ cây sen để mang lại thu nhập? Ý tưởng ấy đã nung nấu trong suốt những tháng ngày Tiến có ý định về quê.
Phạm Kim Tiến là người đưa sen ngàn cánh về trồng đầu tiên |
Theo đó, năm 2013, từ số tiền tích lũy khoảng 170 triệu đồng, Tiến quyết định đấu thầu một số ao đầm trong xã, đầu tư mua cây giống, phân bón để trồng sen. Giống sen bản địa tuy thích nghi tốt với môi trường, điều kiện sống nhưng lại đang dần thoái hóa giống. Do đó, ngoài bảo tồn giống sen bản địa, cùng với sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, Tiến đã sưu tầm, thử nghiệm nhiều giống sen khác nhau cả trong và ngoài nước tại những vùng ruộng thấp trũng mà dân làng bỏ đi.
Vậy là, Tiến dành thời gian rảnh rỗi phục hồi các đầm sen, phủ kín các ao, hồ, ruộng lầy trong làng bằng các giống sen tạo cảnh quan cho du khách thưởng ngoạn khi đến thăm quê Bác. Thời gian đầu, không ít người hoài nghi về ý tưởng này của Tiến, rằng sen từ Thái Lan, Trung Quốc, từ Nhật Bản… về liệu có hợp với ruộng lầy, đồng hoang xứ Nghệ? Rồi các sản phẩm của sen thì bán cho ai? Hàng trăm triệu đồng đầu tư cho sen có hóa bùn theo sen?...
Thế rồi, bên cạnh những vuông ao trồng sen sẵn có, thì những đầm lầy, ruộng thấp trũng kém hiệu quả mà Tiến thuê mượn lại đã biến thành những đầm sen tỏa ngát hương thơm, mang đến nhiều cảm xúc cho bao du khách khi về quê Bác.
Nếu về Kim Liên đúng độ tháng 5, du khách sẽ ngất ngây trước đủ sắc màu của sen với hương thơm ngan ngát trong gió. Đó là sắc trắng bạch liên, sắc hồng Super lotus, sắc vàng của sen Thái, sắc đỏ sen Bắc Kinh, sen ngàn cánh… Tiến hào hứng: Mỗi loại sen có những đặc điểm sử dụng riêng. Có giống mình trồng để thu hoạch hoa, có giống thu hoạch củ, có giống để phục vụ ướp trà, làm trà…
Rồi anh tiếp lời, nếu như trước đây, ở làng Sen, sen chỉ nở rộ vào tầm tháng 5 đến tháng 7 thì nay có nhiều giống mới có thể khoe sắc tới tháng 9, tháng 11. Tôi đang thử nghiệm phát triển giống sen mới, dự kiến có thể cho thu hái hoa vào dịp Tết Nguyên Đán, chịu được nhiệt độ lạnh khoảng 18 độ C.
Nếu như lời Tiến nói là thực thì ở Kim Liên, sen sẽ nở quanh năm. Đó là điều sẽ mang lại ấn tượng mới lạ, hấp dẫn hơn cho những du khách khi về thăm quê Bác.
Người dân làng Sen sơ chế các sản phẩm tách ra từ hoa sen |
Sen quê Bác tỏa hương muôn nơi
Đã có diện tích trồng sen lên đến 100ha, đã có nhiều hộ dân thấy Tiến làm ăn có hiệu quả và trồng theo. Đó là nguồn nguyên liệu ổn định để anh quyết định thành lập Hợp tác xã sen quê Bác.
Anh Phạm Kim Tiến giới thiệu sản phẩm chế biến từ sen đến du khách |
Tiến cho hay: Mình cũng có lợi thế nhất định khi dòng sản phẩm từ sen được chính quyền từ địa phương đến huyện, đến tỉnh quan tâm, tạo điều kiện. Đặc biệt, lượng khách về tham quan quê Bác hàng năm lên đến mấy triệu lượt khách; những sản phẩm chế biến sâu từ sen rất phù hợp để làm quà biếu tặng cho du khách khi đến làng Sen. Đây cũng chính là sản phẩm đặc trưng của Nghệ An, thích hợp để các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp làm quà cho người thân, bạn bè, đối tác. Do đó, tiềm năng thị trường cho các sản phẩm của sen rất rộng mở.
Để biến tiềm năng thành hiện thực, Tiến đầu tư máy móc, dây chuyền sản xuất, đa dạng hóa các loại sản phẩm, đầu tư thiết kế bao bì, nhãn mác để nâng tầm giá trị các sản phẩm từ sen. Nay, các sản phẩm từ sen đã được chế biến sâu thành trà sen (trà ướp hoa sen, trà lá sen, trà Liên Tu, trà Bạch Liên Nữ Vương...), nhóm sản phẩm từ hạt (hạt sen tươi, hạt sen sấy khô, sữa hạt sen; kim chi sen, củ sen muối; làm hương thắp từ sen...)… đầy ấn tượng.
Tại Hợp tác xã sen quê Bác đã có 17 thành viên, mở rộng quy mô trồng sen lên tới 100ha, với hơn 100 giống; có 15 sản phẩm chế biến sâu từ cây sen, trong đó, có 11 sản phẩm được công nhận 3-4 sao OCOP. Tín hiệu đầy lạc quan là các sản phẩm từ Hợp tác xã sen quê Bác đã có mặt khắp các thị trường trong Nam, ngoài Bắc; trên các kệ hàng của các siêu thị; được nhiều đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp lựa chọn làm quà biếu, tặng.
Theo Giám đốc Hợp tác xã sen Phạm Kim Tiến, để làm ra những sản phẩm từ sen có giá trị luôn đòi hỏi sự công phu, tỉ mẩn cùng máy móc hiện đại. Một trong những sản phẩm cao cấp nhất được làm từ cây sen là trà ướp gạo sen.
Để làm ra được sản phẩm này, đòi hỏi quy trình sản xuất nghiêm ngặt, kỳ công trong từng công đoạn. Nguyên liệu được lựa chọn kỹ lưỡng từ những đầm sen có môi trường trong lành. Vào mùa sen nở, những bông sen Bách Diệp to nhất còn đang chúm chím nở sẽ được cắt vào sáng sớm, khi chưa có ánh sáng mặt trời.
Tiếng lành đồn xa, chất lượng và mẫu mã đang chinh phục khách hàng để các sản phẩm sen trở thành bản sắc, đặc trưng của Kim Liên được du khách ưa chuộng. Những hộp trà sen, mứt sen, bánh cà sen giờ đây không chỉ mang đủ đầy giá trị, thức vị và linh hồn của quê Bác; mà còn chứa đựng trong đó niềm tự hào, là hồn cốt quê hương của Người...
Trong câu chuyện về làng Sen, về du lịch ở quê Bác, đã có thêm câu chuyện về chàng trai “bỏ phố về làng”… để Kim Liên thêm ngát hương sen, rực rỡ sắc hoa sen. Chẳng thế mà, sen quê Bác đã tỏa hương muôn nơi cũng vì thế.
Tin liên quan
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu, nâng cao năng lực marketing sản phẩm thủ công mỹ nghệ
14:17 | 21/11/2024 Nông thôn mới
Tạp chí Làng nghề Việt Nam và Viện nghiên cứu phát triển doanh nhân Việt Nam – ASEAN hợp tác chiến lược toàn diện
00:00 | 12/11/2024 Tin tức
Tin mới hơn
Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau
11:01 | 15/11/2024 Khởi nghiệp
Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ
22:02 | 09/11/2024 Khởi nghiệp
Gia Lâm: Tăng tốc sản xuất, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng dịp tết
09:16 | 07/11/2024 Khởi nghiệp
Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp
Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp
Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp
Tin khác
Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp
Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp
Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp
Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới
14:19 | 03/07/2024 Nông thôn mới
Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối
09:50 | 02/07/2024 Khởi nghiệp
Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
14:41 | 27/06/2024 Khởi nghiệp
Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp
13:56 | 18/06/2024 Khởi nghiệp
Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung
14:19 | 20/05/2024 Khởi nghiệp
Khới nghiệp từ lá dứa
09:28 | 23/04/2024 Khởi nghiệp
Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược
09:29 | 21/03/2024 Khởi nghiệp
Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao
14:04 | 13/03/2024 Khởi nghiệp
Vĩnh Phúc: Cùng đoàn viên thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp
14:56 | 06/03/2024 Khởi nghiệp
Tuyên Quang - Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP
10:43 | 04/03/2024 Khởi nghiệp
Người trẻ với hoài bão đem cà phê sạch tới người tiêu dùng
10:30 | 03/01/2024 Khởi nghiệp
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Xây dựng Nghị quyết quy định mức chi các hoạt động khuyến công
14:19 Khuyến công
Huyện Quốc Oai (Hà Nội): Xã Đồng Quang coi trọng công tác xã hội, giữ vững an ninh trật tự
14:19 Nông thôn mới
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 Làng nghề, nghệ nhân