Hàn Quốc xây dựng nông thôn mới thông minh
Hệ thống văn phòng và nhà kho HTX, nhà lưới, nhà nuôi nấm, máy phát năng lượng mặt trời, hệ thống sấy và xay xát lúa gạo
Cũng tương tự như chương trình nông thôn mới tại Việt Nam, để xây dựng thành công nông nghiệp thông minh, chính phủ Hàn Quốc chỉ đạo tất cả các bộ, ngành tại Hàn Quốc đều phải vào cuộc và trực tiếp phụ trách các dự án thuộc lĩnh vực quản lý của mình. Mỗi bộ ngành và địa phương phải ban hành các cơ chế chính sách riêng, nhưng đồng thời khai thác các tính năng độc đáo trong khi hợp tác với các bộ ngành khác. Bộ Thực phẩm, Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Gia súc phụ trách các lĩnh vực nông thôn thông minh, như: Dự án thung lũng cách tân trang trại thông minh, dự án thí điểm nông nghiệp thông minh điền dã, doanh nghiệp công nghệ cao sinh học nông nghiệp phức hợp, doanh nhân trẻ, doanh nghiệp phát tán công nghệ thông minh, cải tiến hạt giống, doanh nghiệp cho thuê trang trại …
Bộ Quản trị Công cộng và An ninh chịu trách nhiệm phát triển cộng đồng làng nông thôn thông minh và thông qua đó cải thiện hiệu suất quản trị thông qua dự án kích hoạt thông tin làng, dự án khuyến khích ứng dụng công nghệ mới đối với dịch vụ công , v.v.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phụ trách các nội dung về kinh doanh du lịch thông minh, phát triển nền tảng, phát triển phần mềm du lịch thông minh, ...
Bộ Đất, Hạ tầng và Giao thông có trách nhiệm xây dựng thành phố thông minh bằng các dự án hỗ trợ thách thức thông minh, Dự án tái tạo Đô thị thông minh
Bộ Khoa học Công nghệ Thông tin và Truyền thông sẽ hợp tác cùng Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm để thúc đẩy việc mở rộng làng thông minh và các dự án mở rộng tại các trung tâm nông thôn,
Căn cứ các nội dung được phân nhiệm, các bộ, ngành và địa phương cùng xây dựng 04 tiêu chí dịch vụ của làng thông minh, gồm: Tiêu chí về môi trường sống (quan sát theo dõi môi trường, hạ tầng cơ bản, ngăn ngừa dịch bệnh, theo dõi an ninh an toàn, giáo dục và sức khỏe); Tiêu chí về xã hội nông thôn (kích hoạt cộng đồng, khảo sát làng); Tiêu chí về kinh doanh nông nghiệp (thông tin nông nghiệp, mạng lưới nhân sự); Tiêu chí về đa dạng hóa kinh doanh (marketing địa phương, chia sẻ nguông lực).
Từ các tiêu chí trên, chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng chính sách phát triển trang trại thông minh tại Hàn Quốc với chiến lược cách mạng nông nghiệp bằng trang trại thông minh sẽ bắt đầu từ năm 2019 đến năm 2022 trên diện tích 42,7ha với tổng mức đầu tư khoảng 157,92 tỷ won (tương đương 140 triệu USD). Theo Bộ Thực phẩm, Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Gia súc Hàn Quốc, mục đích của dự án là nhằm tạo lập hệ sinh thái đổi mới sáng tạo nông nghiệp thông qua việc mở rộng bốn thung lũng công nghệ nông nghiệp, hướng đến xây dựng một thị trường nông nghiệp công nghệ cao mới. Thung lũng công nghệ này sẽ được phát triển thành cụm công nghiệp nông nghiệp dựa trên công nghệ thông tin để thúc đẩy phát triển nông nghiệp và các ngành liên quan bằng cách tích hợp sức mạnh của nguồn nhân lực trẻ và đổi mới công nghệ. Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp, khu phức hợp cho thuê trang trại thông minh và thử nghiệm sẽ được thành lập như một cơ sở quan trọng vào năm 2021. Đầu năm 2018, hai khu vực gồm Sangju thuộc tỉnh Bắc Gyeongsang và Gimje thuộc tỉnh Bắc Jeolla được Chính phủ Hàn Quốc lựa chọn trong kế hoạch phát triển vòng đầu tiên của Thung lũng đổi mới nông trại thông minh. Năm 2019, Chính phủ Hàn Quốc chọn khu vực Koheung và Miryang phát triển thành các trung tâm ươm tạo doanh nghiệp cho nông dân trẻ và đổi mới công nghệ vào năm 2022. Vì dự án sẽ do chính quyền địa phương trực tiếp thực hiện nên mỗi vùng sẽ phát triển theo một hướng riêng với trọng tâm khác nhau. Theo đó, ngân sách 21 tỷ won dành cho công việc xây dựng nền móng, 12,2 tỷ won dành cho trung tâm ươm tạo doanh nghiệp, 16,4 tỷ won dành cho trang trại thông minh cho thuê và 19,2 tỷ won dành cho tổ hợp thử nghiệm được tổng hợp vào năm 2019.
Theo BHN
Tin liên quan
Tin mới hơn

Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp
10:59 | 04/07/2025 Nông thôn mới

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 | 03/07/2025 Nông thôn mới

Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới
14:08 | 02/07/2025 Nông thôn mới

Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02
14:07 | 02/07/2025 Nông thôn mới

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững
14:01 | 01/07/2025 Nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới
14:01 | 01/07/2025 Nông thôn mới
Tin khác

Mô hình vườn mẫu: Đưa nông sản địa phương vươn tới hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững
10:30 | 30/06/2025 Nông thôn mới

Xã Đan Phượng mới rực rỡ cờ hoa chào đón “thời khắc lịch sử”
09:41 | 30/06/2025 Nông thôn mới

Bình Định: Giấc mơ “qua sông” thành hiện thực, niềm vui vỡ òa trước thời khắc chia tay cấp huyện Tuy Phước
22:09 | 29/06/2025 Nông thôn mới

Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao
22:06 | 29/06/2025 Tin tức

Huyện Ba Vì (TP.Hà Nội) : Gặp mặt cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện Ba Vì.
17:16 | 28/06/2025 Nông thôn mới

Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới tại Bắc Kạn: Tăng cường tiếp cận khách du lịch
15:29 | 25/06/2025 Nông thôn mới

Một thập kỷ nông thôn mới Bắc Kạn Từ gian khó đến diện mạo khởi sắc
15:28 | 25/06/2025 Nông thôn mới

Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới ở vùng đất khó
15:28 | 25/06/2025 Nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
10:36 | 23/06/2025 Nông thôn mới

Hiệu quả từ cải tạo, xây dựng hồ điều hòa ở Đông Anh
10:06 | 23/06/2025 Nông thôn mới

Tổng kết chương trình nông thôn mới, giảm nghèo: Hướng tới phát triển bền vững, bao trùm
21:00 | 22/06/2025 Nông thôn mới

Hà Nội: Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
16:15 | 21/06/2025 Nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
11:00 | 18/06/2025 Nông thôn mới

Bình Định: Chặng đường 5 năm thực hiện giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới
09:39 | 18/06/2025 Nông thôn mới

Nam Định: Số hóa nông thôn, hiện thực hóa những miền quê đáng sống
09:48 | 17/06/2025 Nông thôn mới

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP