Hải Phòng: Đa dạng các làng nghề truyền thống

TBV - Gốm Dưỡng Động, cau Cao Nhân, mắm Cát Hải, nghề tạc tượng Bảo Hà...là những làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hải Phòng.
Làng trồng hoa sứ

Có lẽ ít làng nào lại tự hào như Kiều Trung khi nói gần như cả làng trồng hoa sứ. Quả đúng như vậy, cả làng có 361 hộ dân thì có tới 300 hộ dân trồng hoa sứ thành hàng hoá, còn lại là trồng cho vui cửa, vui nhà. Cây hoa sứ tuy mới được đưa về Kiều Trung khoảng 20 năm trở lại đây nhưng không ngờ hợp đất và phát triển nhanh đến thế. Những ngày này đi trong đường làng, đâu đâu cũng thấy màu đỏ của hoa sứ, từ sân nhà đến ngoài vườn. Người trong làng nói chuyện cây cảnh với nhau thì nhiều nhất vẫn là hoa sứ còn sau thì đến cây hải đường. Trưởng thôn Kiều Trung Nguyễn Văn Dạn tự hào, không thể nói cây hoa sứ là cây hoa truyền thống của Kiều Trung nhưng giờ đây, biểu tượng của thôn Kiều Trung chính là cây hoa sứ, nhà nào ít thì dăm ba cây, nhà nào nhiều thì có tới vài trăm cây.

Ở đất Kiều Trung, ngoài làm nông nghiệp thì chẳng có nghề phụ gì phát triển, chính vì vậy, người dân trong làng mới tập trung đầu tư phát triển nghề hoa cây cảnh. Sau đào, quất, hải đường, cây hoa sứ đã được lựa chọn và người làng coi đó là hướng mở để phát triển kinh tế gia đình.

Hồng Thái - Nghề làm đăng đó

Nghề làm đăng đó ở Tiên Sa có từ lâu lắm rồi, từ thời cả làng chỉ là khu đầm bãi, rồi có cụ Khán Gòi đến sinh sống, cụ Gòi có nghề làm đăng đó để đánh bắt tôm cá và dạy cho người dân cách làm đăng đó, vì vậy, ngày xưa vùng đất này được gọi là vùng Gòi. Từ vài trăm năm trước cho đến bây giờ, nghề làm đăng đó ở đất này vẫn còn được lưu truyền và người dân trong làng chủ yếu sống bằng nghề này. Ở làng có tới 1/2 hộ dân có nghề này và thường làm các công đoạn khác nhau để tập hợp lại cho hoàn chỉnh. Nhà thì ra thanh tre, nhà thì vót, nhà thì ra lan đánh cạp đó, cửa đó và mê đó. Sản phẩm đăng đó của Tiên Sa nổi tiếng khắp vùng, được tiêu thụ từ Thái Bình đến Quảng Ninh và các vùng tôm ở các đảo. Với độ chính xác cao được lắp ghép thúc buộc tỉ mỉ, đăng đó Tiên Sa giúp cho người thu hoạch tôm cá các kích cỡ theo ý muốn, không ảnh hưởng đến con giống sau này.


Để làm ra những sản phẩm đăng đó nổi tiếng, việc tìm nguyên liệu được xem là khâu quan trọng nhất. Tre dùng để làm đăng đó thì chỉ có tre ở vùng Ba Chẽ (Quảng Ninh) mới làm được, vì cây tre ở đấy già thớ, không ngấm nước và đặc biệt là rất bền, nếu bảo quản tốt có thể dùng hàng chục năm. Nghề làm đăng đó ở Tiên Sa thu hút khá nhiều người tham gia, từ trẻ đến già bởi nghề này không cực nhọc, chỉ yêu cầu khéo tay và tỉ mỉ. Những người có kinh nghiệm thì nắn uốn, còn trẻ con thì vót thanh và ra nan...

Làng tạc tượng -Bảo Hà

Từ thị trấn huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) đi theo đường 10 chừng 3 km về hường Thái Bình, rẽ trái hỏi thăm xã ĐồngMinh rồi vào làng Bảo Hà - một làng có nghề tạc tượng truyền thống.

Làng Bảo Hà xưa gọi là làng Linh Động thuộc địa phận xã Đồng Minh huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Hiện nay, trong miếu thờ của làng có thờ Đức Linh Lang, một vị tướng thời Trần. Ngoài ra còn có thờ tổ nghề tạc tượng của làng là Nguyên Công Huệ, người được thờ chung miếu với thành hoàng làng, là người tạc tượng giỏi, bị nhà Minh bắt đi phục dịch. Trong thời gian phục địch cho nhà Minh, người đã học được nhiều từ các bạn thợ của mình. Sau ngày nước ta thoát khỏi ách đô hộ cụ về làng, nghề tạc tượng Linh Động được phục hồi và phát triển. Người dân nơi này đã nhớ ơn cụ đã phục hồi và phát huy nghề tạc tượng của làng nên thờ cụ cùng miếu với thành hoàng làng. Các học trò và hậu duệ của cụ như Tô Phú Vượng, Hoàng Đình Ức,… đã phát triển nghề này và biến Linh Động trở thành một làng nghề tạc tượng nổi tiếng khắp vùng.


Hiện nay, cụm di tích lịch sử văn hoá miếu Ba Xã và chùa Mưỡu còn gìn giữ rất nhiều pho tượng đẹp, là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị tiêu biểu cho một phong cách tạc tượng Việt Nam. Các tác phẩm điêu khắc ở đây mang một sắc thái riêng, nó gần gũi với cuộc sống đời thường. Đó là những pho tượng mỹ nữ chúm chím môi trái đào, tóc buông dài, vạt áo cài lệch. Rồi những pho tượng quan văn mặt đăm chiêu tư lự… Đặc biệt, có pho tượng đức thánh- hoàng tử- Linh Lang do đức tổ nghề tạo tác có cấu trúc các thành phần cơ thể theo nguyên tắc con rối, nên có thể đứng lên, ngồi xuống, giang tay, duỗi chân.

Nghề tạc tượng của Bảo Hà đã vượt ra khỏi biên giới của một làng, Các nghệ nhân tạc tượng làng Bảo Hà đã đi nhiều nơi trong và ngoài vùng như: Ninh Giang (Hải Dương), Tiên Lãng ( Hải Phòng), làng Nguyễn (Đông Hưng- Thái Bình)… để làm tượng chùa, làm quân rối cho các phường rối… Những tác phẩm tạc tượng do những nghệ nhân làng Bảo Hà làm ra mang có phong cách nghệ thuật riêng và rất độc đáo, và có uy tín, chiếm được cảm tình của nhiều nơi.

Bên canh nghề làm tạc tượng còn có nghề chạm khắc và biểu diễn quân rối cạn. Theo các cụ trong làng cho biết: sự ra đời của nghệ thuật rối cạn cổ truyền làng Bảo Hà là do chính nghề chạm khắc tượng của làng. Do nhận các “đơn đặt hàng” làm quân rối cho các phường rối mà các cụ nghĩ đến việc xây dựng một phường rối cạn, từ đó nghề rối đã ra đời. Hơn nữa, trong các trò chơi cổ truyền của làng còn được lưu giữ đến nay như: tổ tôm điếm, tam cúc điếm, thả đèn trờ, thả diều, làm con giống…. cũng ít nhiều liên quan đến nghề tạc tượng.

Nghề mộc - Kha Lâm Kiến An

Làng nghề đồ mộc Kha Lâm được hình thành và tồn tại hàng trăm năm nay, nhiều đồ gỗ nội thất của làng nghề Kha Lâm có mặt ở khắp mọi nơi, được nhiều người tiêu dùng mến mộ. Từ tủ chè, sập gụ, hoành phi, câu đối được chạm khắc tinh xảo đến tủ đời mới đều được người dân khắp nơi ưa chuộng. Từ những năm thập kỷ 80 thế kỷ trước, nhiều thợ mộc lành nghề của Kha Lâm đi làm ăn ở nhiều nơi đã hồi hương trở về quê lập nghiệp dựng xây hàng trăm xưởng mộc. Do nạn khai thác rừng bừa bãi, phát triển sản xuất đồ mộc tràn lan, nên gỗ cây ngày càng khan hiếm, từ đó vài ba người rồi đến nhiều người đã tìm ra lối thích hợp là sử dụng gỗ ôkan - gỗ nhân tạo làm ra hàng nội thất. Dưới sự cần cù sáng tạo, tài hoa của những bàn tay vàng của người làng nghề Kha Lâm đã biến những vật liệu tưởng như bình thường làm ra sản phẩm đẹp cho cuộc sống. đồ gỗ ván dăm là sản phẩm côg nghệ “ thân thiện với môi trường” của làng nghề Kha Lâm, đa dạng kiểu dáng, chủng loại mà bền đẹp, phù hợp với nhiều loại đối tượng khách hàng. Ngày nay, nghề mộc sản xuất đồ trang trí nội thất đang là nguồn sống chính của bà con nơi đây, đây cũng là mũi nhọn kinh tế của phường Nam Sơn, quận Kiến An.

Hiện tại Nam Sơn có 1860 hộ thì có tới hơn 1200 lao động chuyên làm nghề mộc. Ngoài ra còn có hàng trăm lao động phổ thông làm thuê cho các xưởng mộc theo mùa vụ. Làng nghề kha Lâm có hơn 100 cơ sở sản xuất mộc có từ 15 đến 20 lao động. Doanh thu từ nghề mộc hàng năm đạt trên dưới 50 tỷ, chiếm 65 – 70% giá trị tổng thu nhập của địa phương. Kinh tế làng nghề phát triển đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế của Nam Sơn từ thuần nông sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – thương mại, dịch vụ và nông nghiệp

Nghề đúc -Mỹ Đồng


Phát huy nghề đúc truyền thống của ông cha trước đây, người dân Mỹ Đồng hôm nay kế thừa, sáng tạo, đưa nghề đúc kim loại thành ngành kinh tế chính của địa phương. Mức tăng trưởng kinh tế bình quân của địa phương đạt khá cao trong khối xã, thị trấn của Thủy Nguyên (15-20%/năm), trong đó thu nhập từ tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm 95%. Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, cả xã mới có khoảng 10 hộ dân làm nghề đúc gang, đồng, nhôm, quy mô nhà xưởng nhỏ bé. Đến nay, toàn xã có gần 100 hộ đúc gang, 15 hộ đúc đồng, hàng chục xưởng cơ khí, rèn, dịch vụ đi kèm. Phát triển làng nghề theo hướng đa dạng, nhưng Mỹ Đồng lấy nghề đúc, cơ khí làm chủ đạo. Sản phẩm của làng nghề Mỹ Đồng có mặt ở khắp các thị trường trong nước, nước ngoài. Các sản phẩm trang trí hoa văn, bếp nướng, nắp ga, cột đèn bằng gang đúc được chủ công trình xây dựng ưa dùng, xuất khẩu ngày một nhiều sang các nước… Nhiều mặt hàng đúc, cơ khí đạt chất lượng cao cung cấp cho ngành đóng tàu, lắp ráp xe máy, cơ khí chính xác như chân vịt tàu thủy, bạc biên, tăng bua, vỏ mô-tơ điện, máy bơm, chân máy khâu, khung xe máy. Nhưng năm gần đây, sản lượng ngành đúc đạt hơn 20 nghìn tấn/ năm, giá trị sản xuất đạt khoảng 500 tỷ đồng, thu hút gần 3000 lao động địa phương và các nơi.

Cau Cao Nhân

Tự hào thay huyện Thuỷ Nguyên có Cao Nhân, nơi ngàn vườn cau hội tụ thành rừng, ngun ngút xanh phủ từ đường thôn đến ngõ xóm, từ mép ruộng tới bờ hiên. Xã Cao Nhân có 1200 hộ dân thì tất cả ngần ấy hộ đều trồng cau, nhà ít hàng trăm, nhà nhiều ngót vạn, san sát xoè tán lá hứng trọn tinh hoa của đất kết thành những buồng cau căng mọng, đem cái hồn Cao Nhân chăm chút cho tình duyên biết bao đôi lứa.

Người dân ở đây cho biết: trồng cau cũng chẳng mấy vất vả, cứ chọn giống ươm cây, rồi những đêm trăng vằng vặc kéo võng ra mắc lên cau mẹ để ngắm cau con trưởng thành. Cau bói đơm hoa, hương ngan ngát lan toả khắp các vùng lân cận, nếu thuận gió thuận mưa, cau không bị bung thì người Cao Nhân lại có thêm của ăn của để.

Mắm Cát Hải


Hãng nước mắm Vạn Vân thế kỉ trước đã lừng danh Bắc, Trung, Nam cùng 57 chủ tư nhân làng nghề đã “...hợp doanh”... rồi lên xí nghiệp... nay là Công ty cổ phần nước mắm Cát Hải.

Nước mắm Cát Hải vẫn duy trì công nghệ thủ công truyền thống, hàng năm sản xuất mấy triệu sản phẩm cung cấp cho xã hội và xuất khẩu, chất lượng ổn định, mẫu mã bao bì được hoàn thiện tối đa - có quai xách thuận tiện như túi hàng Tết tuyệt đẹp- Đã nhận được giấy bảo hộ thương hiệu trên toàn lãnh thổ Trung Quốc, và đang xúc tiến sang thị trường Hoa Kì... Ngay ở các tỉnh phía Bắc đã có 50 đại lí tiêu thụ sản phẩm, khôi phục lại thương hiệu đã một thời hoàng kim.

An Như - Làng vận tải biển

An Lư xưa là làng, nay là xã nổi tiếng về nghề đi biển của huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Thuở xa xưa, khi người dân An Lư ra khơi thuyền tam bản, thuyền buồm thì biển chỉ cách làng 500m. Còn hôm nay, khi dân An Lư đi biển bằng cả đội tàu viễn dương hàng ngàn tấn thì biển đã cách xa làng đến cả chục kilômét. Một làng nghề đã vươn mình ra biển khơi với việc chinh phục đường biển Đông Nam Á và trở thành một khu phố sầm uất.

Gốm Dưỡng Động

Làng gốm Dưỡng Động nằm ven sông Giá (xã Minh Tân, huyện Thủy Nguyên) một thời gian dài không giữ được nghề. Một thời gốm Dưỡng Động, Minh Tân nổi tiếng khắp vùng. Các sản phẩm gốm do nghệ nhân làng Dưỡng Động chế tác không thua kém bất kỳ sản phẩm gốm nổi danh nào khác. Nếu như gốm Phù Lãng và Bát Tràng độc đáo ở chất men, thì người Dưỡng Động tự hào bởi bí quyết tạo sự hòa quyện của đất và lửa, làm ra loại gốm da chu với sắc màu tự nhiên. Gốm nung vừa lửa, đủ tạo độ rắn chắc, vững chãi cho sản phẩm và làm tươi ròn cái màu nâu đỏ của loại đất sét nặng có độ sắt cao, chỉ vùng đất này mới có.

Nghề chăn trâu chọi

Trâu chọi trong quan niệm của người dân Đồ Sơn là một linh vật trong gia đình, dòng họ, thậm chí được gọi một cách cung kính là… “ông trâu”. Bởi vậy việc chăm sóc “ông trâu” được các chủ trâu rất coi trọng.


Người chăn trâu phải là người hiền lành, chăm chỉ, có đức độ, gia đình không có tang ma, đồng thời không được dự đám ma trong suốt quá trình nuôi trâu. Ngoài ra, người chăn trâu tuyệt đối không được để đàn bà, con gái bước qua dây dắt trâu. Những ngày trước khi thi đấu, cả chủ trâu và người chăn trâu đều phải chay tịnh, kiêng khem cái khoản… “gần gũi” phụ nữ” - đó là những yêu cầu và quy định “tối thiểu” đối với người chăn châu trọi, một người cao tuổi ở Đồ Sơn cho biết. Chỉ nghe vậy thôi cũng đủ thấy không phải ai cũng theo được nghề chăn trâu chọi thuê.

Bánh đa Đông Xá


Làng Nông Xá, xã Tân Tiến, huyện An Dương vào một ngày giữa hè, đường vào làng rộng thoáng, sạch sẽ. Rải khắp đường vào và trên nóc nhà là những mẹt bánh màu trắng, màu đỏ san sát nhau, hình ảnh đó khiến cho những người đến đây lần đầu có một cảm giác ấm cúng khác lạ. Từ lâu lắm rồi, cái nghề tưởng chừng như chỉ là phụ ấy đã trở thành cứu cánh cho cuộc sống của người dân ở đây.

Người làm bánh đòi hỏi phải có một thái độ làm việc cẩn thận, tỷ mỷ. Chọn gạo là công đoạn đầu tiên hết sức quan trọng trong quy trình sản xuất bánh đa. Yêu cầu gạo phải có độ nở tốt, có hương vị thơm tự nhiên, tốt nhất là loại Q5, V, 132... Gạo được nhặt sạch sạn rồi cho ngâm với nước lạnh, ngâm gạo phải đủ giờ cho gạo trắng mềm, mùa hè ngâm khoảng 1 giờ, mùa đông thì 10 giờ.

Có hai loại bánh, nếu làm bánh trắng (bánh đa) thì chỉ có bột gạo, còn nếu muốn làm bánh đỏ (bánh đa cua) thì dùng đường mía cô đặc thành kẹo đắng. Gạo được xay thành bột mịn như tơ, sau đó đổ nước bột lên băng vải của máy tráng, chạy qua sức nóng của nồi hơi. Xong công đoạn tráng sẽ trải ra những phên đan, phơi se trên lò than và chủ yếu tận dụng ánh sáng mặt trời. Khi bánh đã khô tương đối, xếp chồng lên nhau, dùng cối đá ép phẳng và dùng máy cắt nhỏ khoảng từ 0,2 - 1cm tùy theo yêu cầu của khách và tùy từng cơ sở sản xuất.

Bánh thành phẩm gồm hai loại: Bánh khô được bán cho các tỉnh xa, hay dùng làm quà biếu, bánh ướt được bán ngay trong địa bàn xã và các vùng phụ cận. Do vậy, đến Hải Phòng ăn bánh đa cua, bạn sẽ được thưởng thức những sản phẩm tươi, ngon. Theo tính toán thì cứ 1 kg gạo sẽ được 0,9 kg bánh đa.

Muốn bánh ngon, giòn, dai, quánh phải đảm bảo được các yếu tố cơ bản như: gạo phải chuẩn, bột mịn tơ (mịn hơn cả bột làm bánh trôi), nhiệt độ cao. Với những người làm nghề lâu năm và có nhiều kinh nghiệm, thì mùi vị của bánh đa là quan trọng nhất. Chính điều này tạo nên nét khác biệt và nổi tiếng của bánh đa Hải Phòng mà ít vùng nào sánh kịp. Nhưng để có được vị bánh thì hạt gạo phải đẫy đà, hạt trắng, phơi không được thiếu nắng.

Trong khi làm bánh chỉ cần một sơ xuất nhỏ trong mỗi công đoạn có thể dẫn tới hỏng cả mẻ. Nếu sót sạn, sẽ làm bánh bị vênh, gạo ngâm không đủ độ bánh sẽ dở, lúc tráng không đủ nhiệt độ nóng sẽ dẫn tới bánh gãy... Quan trọng nhất là công đoạn phơi, lúc này, người làm nghề chẳng còn cách nào khác là “trông trời, trông đất, trông mây...”, việc phải bỏ cả tạ bánh chỉ vì trời nắng, trời mưa không phải là chuyện hiếm.

Chiếu cói Lật Dương

Ở xã Quang Phục, huyện Tiên Lãng, ngoại thành Hải Phòng, ngoài Lật Dương còn có Lật Khê, Chính Nghị và Lêu vốn có nghề dệt chiếu cói. Nhưng bây giờ thì chỉ còn Lật Dương duy trì nghề truyền thống này.

Nét đặc biệt của làng nghề dệt chiếu cói Lật Dương là chợ chiều. Chợ được họp từ 12 giờ trưa. Chợ chỉ bán chiếu, người đi chợ đều là người làm nghề và cũng chỉ họp trong khoảng 1 tiếng thì vãn chợ. Đây là một sinh hoạt mang tính đặc thù của làng nghề mà còn ít người được biết.

Làng nghề Lật Dương, xã Quang Phục có từ thế kỷ XVII với sản phẩm chiếu cói được trong và ngoài thành phố biết đến. Doanh thu hàng năm của làng nghề có thời đạt từ 10 - 12 tỷ đồng/ năm.

Làng hoa Đằng Hải


Làng Hạ Lũng xưa, nay là làng Đằng Hải thuộc quận Hải An, TP. Hải Phòng, vốn rất nổi tiếng với nghề trồng hoa. Hoa ở Đằng Hải rất độc đáo và đã mang lại niềm tự hào cho người dân đất Cảng…

Không biết có từ bao giờ, nhưng theo những người bản địa cao tuổi cho biết, chợ Đằng Hải có từ thời thượng cổ, với tuổi đời ngót trăm năm. Chợ Đằng Hải hiếm có so với các chợ trong cả nước là đặc biệt nằm uốn lượn quanh co có hai đình và chùa nằm liền kề. Hai đình đã được xếp hạng di tích quốc gia, trong đó đình Lũng Bắc bên trong có đình và chùa, còn đình Hà Lũng nằm cuối chợ không có chùa. Ở đình Lũng Bắc thờ vương Ngô Quyền… tiếng lành về đình thiêng đã đồn xa, nên không chỉ đến dịp Tết Nguyên đán mới đông du khách thập phương đến dâng hương hoa, mà ngay cả những ngày thường, nhất là vào tuần rằm, người đi chợ chơi, mua hoa và đến lễ rất đông.

Thời điểm áp Tết đến gần, những cơn gió heo may, mang cái rét ngọt ngào cho người dân đất Cảng. Trong cái rét ngọt ngào đó dường như có âm hưởng của mùa xuân, cảm giác này trở lên rõ rệt hơn khi xuống làng hoa Đằng Hải. Những ngày này, người dân Đằng Hải đang tất bật việc chuẩn bị hoa cho dịp trước và sau Tết Nguyên đán. Mỗi năm có ba vụ hoa chính và hoa Tết là một trong ba vụ mang lại nguồn sống và là niềm tự hào của người dân Đằng Hải.

Đến làng hoa Đằng Hải vào ban đêm, ta thấy cả làng hoa như một cánh đồng hoa điện lung linh. Người dân Đằng Hải luôn thức ngủ cùng hoa, lo lắng và che chở cho chúng khỏi thời tiết giá lạnh và sương muối. Mỗi bông hoa đến tay người chơi hoa đều chứa đựng bao ý nghĩa, công sức và nỗi niềm của người trồng hoa.

Bảo Ngọc (TH)

Tin liên quan

Tin mới hơn

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

LNV - Với mong muốn bảo tồn nghề truyền thống và xây dựng mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ, Hợp tác xã Chè Sen Quảng An Hương Thủy đã ra đời. Đây không chỉ là bước đi nhằm gìn giữ giá trị văn hóa, mà còn mở ra cơ hội đưa sản phẩm chè sen Quảng An vươn xa trên thị trường quốc tế.
Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

LNV - Cận kề dịp lễ 30/4, nhu cầu về cờ Tổ quốc tăng mạnh khiến các cơ sở sản xuất tại làng nghề Từ Vân (huyện Thường Tín - Hà Nội) phải hoạt động hết công suất.
“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

LNV - Các làng nghề gỗ truyền thống có danh tiếng lâu đời dường như đang bị chính di sản tinh hoa làng nghề cha ông truyền lại giữ chân trong cuộc đua thích nghi với những biến đổi của thị trường. Do đó, cần "mặc áo mới" cho sản phẩm, phải chuyển đổi nguồn gỗ nguyên liệu từ các loại gỗ rừng quý hiếm, sang các loại gỗ rừng trồng…
Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

LNV - Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều người trẻ chọn rời làng nghề, từ bỏ những công việc thủ công cần mẫn để mưu sinh nơi phố thị, khu công nghiệp… Nhưng anh Trần Văn Việt (ở xã Thọ An, huyện Đan Phượng, Hà Nội ) vẫn lặng lẽ bám nghề, “ôm đá” để sống. Với bàn tay khéo léo, sự sáng tạo và tâm huyết với nghề, anh là Trần Văn Việt đã trở thành nghệ nhân, được mệnh danh là “người thổi hồn vào đá quý” và hiện anh trở thành ông chủ của cơ sở điêu khắc chế tác đá mỹ nghệ Việt Trang, khởi nghiệp thành công ngay tại quê nhà.
10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang

LNV - Bắc Giang là tỉnh có nhiều làng nghề, là một trong những cái nôi của các làng nghề thủ công truyền thống ở nước ta. Các làng nghề ở Bắc Giang được hình thành từ xa xưa, xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân với những bí quyết cổ truyền đã được đúc kết qua nhiều thế hệ, sản xuất ra một số sản phẩm nổi tiếng trong khắp cả nước như: rượu làng Vân, bánh đa Thổ Hà, mây tre đan Tăng Tiến, bánh đa Kế, bún Đa Mai, mỳ Chũ Lục Ngạn, Hương ngát Linh Sơn…
Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

LNV - Tuần Văn hóa - Du lịch và Chương trình giới thiệu du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam, kết nối doanh nghiệp nhân Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 tại thị trường châu Âu sẽ diễn ra từ ngày 3/5 đến 14/5.

Tin khác

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời

LNV - Miền Tây được biết đến với nhiều địa danh nổi tiếng, những món ăn ngon độc đáo, bên cạnh đó Làng nghề thủ công là nét đẹp văn hóa không thể thiếu của người dân nơi đây.
Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ

LNV - Giữa lòng thành phố tấp nập, những dòng nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, đàn kìm, đàn tranh,... vẫn tồn tại len lỏi và vang vọng như một phần nghệ thuật không thể thiếu của mảnh đất trải qua hơn 300 năm lịch sử. Đó là câu chuyện về xưởng chế tác đàn thủ công của ông Huỳnh Văn Sắn, một người thợ đã gắn bó với công việc “thổi hồn” vào từng thớ gỗ, dây đàn truyền thống suốt gần 20 năm.
Nghề làm dưa bồn bồn

Nghề làm dưa bồn bồn

LNV - Chế biến dưa bồn bồn là nghề truyền thống ở Cà Mau, nghề rất phổ biến tại xứ Mũi. Dưa bồn bồn được biết đến như một trong những món ăn dân dã nhưng lại là đặc sản thơm ngon khiến nhiều người yêu thích khi về miền Tây sông nước.
Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng

LNV - Hơn 160 năm tồn tại, lò lu Đại Hưng (tỉnh Bình Dương) không chỉ là nơi lưu giữ tinh hoa gốm Việt mà còn minh chứng cho bề dày lịch sử và giá trị văn hóa của một làng nghề truyền thống lâu đời. Dưới bàn tay tài hoa và tâm huyết của người thợ lành nghề, từng sản phẩm độc đáo chứa đựng hơi thở của thời gian đã được giới thiệu rộng rãi đến với người yêu gốm sứ.
Làng nghề thúng chai với

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm

LNV - Làng nghề thúng chai Phú Mỹ xã An Dân, huyện Tuy An, (Phú Yên) vẫn còn giữ cách làm truyền thống từ vật liệu thô đến các công đoạn chế tạo. Nhiều khu du lịch, các công ty nước ngoài rất yêu thích mặt hàng này.
Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền

LNV - Nón lá cọ (tiếng Tày là chúp cọ) là vật dụng quen thuộc, nét văn hoá độc đáo của người Tày xã Bản Liền, huyện Bắc Hà (Lào Cai). Nón theo chân các bà, các mẹ, các chị em lên nương hái chè, trong những buổi lao động sản xuất. Nón không chỉ là một vật che mưa, che nắng mà đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Tày.
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề

LNV - Tối 11/4, Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội năm 2025 với chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” đã khai mạc. Sự kiện do Sở Du lịch thành phố Hà Nội tổ chức, tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh

LNV - 11 làng nghề truyền thống, hơn 400 hộ sản xuất nhỏ lẻ, nhưng tỷ lệ vi phạm gây ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện nay gần như bằng 0. Từ khi triển khai mô hình làng nghề xanh - sạch - đẹp, từng con ngõ, từng bãi tập kết rác, từng hầm xử lý nước thải đều được người dân tự quản chặt chẽ. Làng nghề không chỉ làm ra sản phẩm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, mà đang đặt ra cả những chuẩn mực mới cho mục tiêu phát triển bền vững.
Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành

Chổi đót của Làng nghề bó chổi Mỹ Thành, thôn Mỹ Thành, xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên được làm ra từ đôi bàn tay khéo léo và lành nghề của chính người dân địa phương. Những năm gần đây, sản phẩm chổi đót được tiêu thụ mạnh trong tỉnh Phú Yên và một số tỉnh khác trên cả nước.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

LNV - Ngày 18/04/2025, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội), Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã trang trọng tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam đợt 2, lần thứ XI năm 2024. Sự kiện nhằm tôn vinh những cá nhân và dòng họ có đóng góp xuất sắc trong việc bảo tồn và phát triển các nghề thủ công truyền thống của dân tộc.
Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

LNV - Nước mắm Long Thủy, xã An Phú, TP Tuy Hòa mang trong mình toàn bộ tất cả những tinh hoa của vùng biển Phú Yên. Đó là sự kết hợp hài hòa và độc đáo giữa dòng cá cơm than tươi ngon và muối biển tinh khiết Sông Cầu không lẫn tạp chất, tạo ra vị nước mắm thơm ngon, nhẹ nhàng và ấm áp.
100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"

LNV - Tối 11/4, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam long trọng tổ chức lễ tôn vinh 100 hợp tác xã (HTX) tiêu biểu, trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025", chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống

LNV - Tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh (Đại học Đà Nẵng), khi ra trường, Phạm Văn Bình (SN 1987, ở thôn An Lương, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã dễ dàng tìm được công việc ổn định tại TP Đà Nẵng. Tuy nhiên, chứng kiến cơ sở nước mắm hơn 40 năm của gia đình đang gặp khó khăn trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, anh Bình đã ấp ủ ý định phục hồi và phát triển nghề truyền thống.
“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề

LNV - Cục Sở hữu trí tuệ vừa ban hành Quyết định về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 533047 cho NHCN “Lát Càng Long”.
Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

LNV - Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đến nay Làng nghề trồng dâu nuôi tằm thôn Mỹ Thạnh Tây, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên vẫn tồn tại và phát triển bền vững, góp phần đưa xã Hòa Phong đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về sản xuất năm 2024.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

LNV - Với mong muốn bảo tồn nghề truyền thống và xây dựng mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ, Hợp tác xã Chè Sen Quảng An Hương Thủy đã ra đời. Đây không chỉ là bước đi nhằm gìn giữ giá trị văn hóa, mà còn mở ra cơ hội đưa sản phẩm chè sen Quảng An
Bình Định: Dân làng Canh Tiến phấn khởi đón điện lưới quốc gia

Bình Định: Dân làng Canh Tiến phấn khởi đón điện lưới quốc gia

LNV - Chỉ sau hơn 4 tháng thi công trong điều kiện địa hình đồi núi phức tạp và thời tiết khắc nghiệt, dự án cấp điện cho làng Canh Tiến, xã Canh Liên, huyện Vân Canh từ lưới điện quốc gia đã hoàn thành, đem lại niềm vui phấn khởi cho 188 hộ dân đồng bào
Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

LNV - Cận kề dịp lễ 30/4, nhu cầu về cờ Tổ quốc tăng mạnh khiến các cơ sở sản xuất tại làng nghề Từ Vân (huyện Thường Tín - Hà Nội) phải hoạt động hết công suất.
Hà Giang: Du lịch cộng đồng gắn với làng nghề truyền thống ở Hà Giang

Hà Giang: Du lịch cộng đồng gắn với làng nghề truyền thống ở Hà Giang

LNV - Hà Giang là vùng đất có nhiều làng nghề truyền thống mang dấu ấn văn hóa đậm bản sắc của đồng bào các dân tộc vùng biên cương của Tổ quốc. Trong đó phải kể đến một số sản phẩm của các làng nghề đã được du khách trong nước và quốc tế biết đến như: Bá
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 30/4

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 30/4

LNV - Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước.
Giao diện di động