Hà Tĩnh: Điểm sáng Chương trình mục tiêu xây dựng Nông thôn mới

LNV - Nhờ có được cách làm hay, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong thời gian qua Đảng bộ chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, mang tính đột phá trong Chương trình phát triển kinh tế nông thôn.
Chuyển biến từ kinh tế nông thôn

Trải qua thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn (2016 – 2020) tại Hà Tĩnh trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, thách thức, về thiên tai, dịch bệnh và sự cố về môi trường, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm, đoàn kết từ chính quyền địa phương và nhân dân, sự giúp đỡ có hiệu quả từ Trung ương, bộ mặt kinh tế nông thôn ở Hà Tĩnh đã có những chuyến biến rõ rệt. Đến nay, bình quân mỗi xã đã đạt 19,5 tiêu chí (tăng 5,7 tiêu chí so với năm 2016), có tới 171/182 xã đạt chuẩn NTM (chiếm 94 % tổng số xã); 19 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Tại cấp huyện, hiện nay đã có tới 8/13 đơn vị đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, trong đó phải kể đến các đơn vị tiêu biểu như huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Đức Thọ….. Có 2 đơn vị là huyện Hương Sơn và Lộc Hà đã trình UBND tỉnh thẩm tra, đề nghị xét công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, hình thành 845 khu MTM kiểu mẫu và hơn 8.000 Vườn mẫu đạt chuẩn, 159 sản phẩm đạt chuẩn OCOP.

Chương trình xây dựng mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) đã được người dân nhiệt liệt hưởng hứng, cùng với chính quyền địa phương tham gia xây dựng, chỉnh trang nhiều tuyến đường nông thôn liên xã, trồng mới cây xanh, hình thành các khu Vườn mẫu, hộ gia đình phát triển kinh tế giỏi đời sống người dân không ngừng được nâng cao, có sự chuyển biến rõ rệt.

Người dân tích cực tham gia xây dựng, chỉnh trang các tuyến đường giao thông nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Hà Tĩnh


Theo ông Ngô Đình Long, Phó chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới Hà Tĩnh cho biết, dự kiến đến cuối năm 2021 sẽ có tới 176/182 số xã đạt chuẩn NTM ( chiếm 96,7 % tổng số xã ) 27 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 4 xã đạt chuẩn kiểu mẫu, 8 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Công tác quy hoạch nông thôn mới cấp xã, về cơ bản các xã đã xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, hiện các xã đang thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch chung giai đoạn 2021 – 20125.

Cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn cũng đã được tỉnh Hà Tĩnh chú trọng đầu tư, nâng cấp, làm mới các tuyến đường nhựa, bê tông xi măng, kiên cố hóa 812 kênh mương nội đồng, triển khai xây dựng 87 nhà văn hóa xã cùng các khu thể thao, nhà văn hóa thôn, điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em và người cao tuổi. Cùng với đó các tiêu chí về Giao thông, Thủy lợi, Trường học, Thông tin và Truyền thông tại các xã cũng đã được thực hiện, triển khai có hiệu quả, kinh tế nông thôn trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, do thiên tai và dịch bệnh vẫn cho thấy được sự phát tiển khá, chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 – 2020 đạt 1,33%, tỷ trọng giá trị chăn nuôi tăng từ 48,8 % lên 53%. Đến nay, chất lượng phổ cập văn hóa, giáo dục, các cấp bậc tại Hà Tĩnh không ngừng được nâng cao, nhiều phong trào thi đua như “dạy tốt, học tốt”, giáo viên dạy giỏi, trường đạt chuẩn quốc gia đã được triển khai có hiểu quả, nhiều cá nhân, tập thể tiêu biểu đã được UBND tỉnh và Bộ giáo dục & Đào tạo tặng bằng khen,nhận cờ thi đua trong nhiệm vụ phát triển giáo dục.

Ông Ngô Đình Long, Phó chánh Văn Phòng điều phối NTM Hà Tĩnh, trao đổi cùng phóng viên về công tác xây dựng NTM ở Hà Tĩnh và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới


Công tác chăm sóc sức khỏe, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao tại các xã trên địa bàn tỉnh không ngừng được tăng cường, các lễ hội truyền thống luôn được ban lãnh đạo tỉnh quan tâm, chỉ đạo triển khai thường xuyên, nhân rộng nhiều mô hình hay, nhằm nâng cao giá trị văn hóa, đời sống đến với nhân dân.

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm ( OCOP)

Ông Ngô Đình Long, Phó chánh Văn phòng điều phối NTM Hà Tĩnh cho biết, sau 02 năm thực hiện Chương trình OCOP tỉnh Hà tĩnh đã đạt được những thành quả bước đầu quan trọng, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn; nhiều sản phẩm có chất lượng, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, được tiêu dùng đánh giá cao, lựa chọn. Đội ngũ cán bộ các cấp bước đầu đã nhận thức đúng về nội dung và vai trò của Chương trình. Từ người dân, người sản xuất đã thay đổi được nhận thức từ chỗ “ thụ động, trông chờ, ỷ lại” sang “tự lực, tự chủ, sáng tạo” và đã khơi dậy được khát vọng làm giàu; biến những người nông dân tự ti thành những Chủ cơ sở sản xuất đầy tự tin, sáng tạo, biết khai thác, phát triển các lợi thế địa phương để nâng cao thu nhập.

Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi của, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đã mang lại giá trị cao, nâng cao thu nhập cho người dân


Đến nay, Hà Tĩnh đã có 159 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có 152 sản phẩm 3 sao và 7 sản phẩm 4 sao. Chương trình đã có 16 cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm OCOP, doanh số bình quân trên 100 triệu/ cửa hàng/tháng, từng bước hình thành các kênh phân phối riêng cho sản phẩm OCOP; thành lập được 05 Hội quán là nơi giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển sản xuất sản phẩm OCOP. Từ những thành quả, kết quả đạt được Hà Tĩnh đã vinh dự được Trung ương lựa chọn xây dựng tỉnh thí điểm đạt chuẩn nông thôn mới và Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án xây dựng thí điểm tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới tại Quyết định 2114/QĐ- TTg ngày 16/12/2020.

Tầm nhìn mang tính chiến lược dài hạn

Đi cùng với những thành tựu đã đạt được trong Chương trình thực hiện mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới, thì Hà Tĩnh vẫn còn một số hạn chế, khó khăn trong công tác xây dựng các tiêu chí về nông thôn mới, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Thời gian tới Hà Tĩnh cần tăng cường kiểm tra giám sát, đẩy mạnh, huy động các nguồn lực xã hội hóa, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất ở các xã miền núi,vùng ven biển, dân tộc thiểu số. Xây dựng các bộ tiêu chí, thí điểm những mô hình sản xuất hay, hiểu quả đến các xã ở vùng sâu, vùng xa nhằm đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất, góp phần đem lại giá trị về kinh tế, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Để thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu sắp tới, Hà Tĩnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 tại quyết định số 2114/QĐ- TTg, trong đó có các nhiệm vụ trọng tâm như ; tăng cường công tác tuyên tuyền, tạo sự đồng thuận, nhất quán về nhận thức, hành động trong Đảng bộ và Nhân dân toàn tỉnh. Tập trung hoàn thành các tiêu chí ở các xã, huyện chưa đạt chuẩn, giữ vững và nâng cao tiêu chí ở các xã, huyện đạt chuẩn, phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn NTM vào năm 2023, có ít nhất 91 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 20 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu vào năm 2025; 100% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM vào năm 2024, ít nhất 3 huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, trong đó huyện Nghi Xuân đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, điển hình về văn hóa gắn với phát triển du lịch. Hoàn thiện các tiêu chí cấp tỉnh, kết nối đô thị, nâng cao bảo vệ môi trường cảnh quan nông thôn. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, triển khai quyết liệt, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tiếp tục đi vào chiều sâu, là trụ cột cho phát triển kinh tế nông thôn, trong giai đoạn 2021 – 2025 và những năm tiếp theo. Đảy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, trong đó lấy doanh nghiệp, HTX làm hạt nhân; thực hiện có hiệu quả Chương trình OCOP; huy động các nguồn lực xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM, sử dụng có hiểu quả các nguồn vốn đầu tư. Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, tiếp tục đổi mới, tạo bước đột phá về công tác cán bộ, nhất là việc điều động, luân chuyển, bố trí cán bộ có năng lực, tâm huyết đảm nhận vai trò người đứng đầu cơ sở, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM của tỉnh trong giai đoạn mới.

Bài ảnh: Duy Chính - Quang Hòa

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Định: Ân Hảo Tây vượt khó về đích nông thôn mới

Bình Định: Ân Hảo Tây vượt khó về đích nông thôn mới

Ân Hảo Tây là xã đặc biệt khó khăn của huyện trung du miền núi Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Ân Hảo Tây vừa được UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024.
Tuyên Quang: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới

Tuyên Quang: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là hướng đi phù hợp nhằm khai thác tài nguyên văn hóa bản địa để phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời góp phần bảo tồn, lan tỏa những giá trị truyền thống tốt đẹp.
Bình Định: Xây dựng mới cầu vượt lũ Mỹ Thành hợp ý Đảng, lòng dân

Bình Định: Xây dựng mới cầu vượt lũ Mỹ Thành hợp ý Đảng, lòng dân

Dự án xây dựng mới cầu vượt lũ Mỹ Thành có ý nghĩa rất quan trọng, đáp ứng sự mong mỏi của Đảng bộ, chính quyền và bà con Nhân dân hai xã Ân Tín, Ân Mỹ, huyện Hoài Ân và các vùng lân cận nhiều năm qua. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành vào tháng 3/2026.
Thủ đô Hà Nội hoàn thành xây dựng nông thôn mới

Thủ đô Hà Nội hoàn thành xây dựng nông thôn mới

LNV - Ngày 18/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Là địa phương được biết đến với nhiều làng nghề truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm, bởi vậy huyện Thọ Xuân luôn quan tâm hỗ trợ, khuyến khích để các địa phương duy trì và phát triển nghề, các làng nghề. Từ đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đây cũng là nguồn lực quan trọng, đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, thúc đẩy công cuộc XDNTM của toàn huyện.
Hà Nội  trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.

LNV - Sáng 18/4, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận TP Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.

Tin khác

Tiền Giang: Sức sống mới ở huyện nông thôn mới nâng cao Gò Công Đông

Tiền Giang: Sức sống mới ở huyện nông thôn mới nâng cao Gò Công Đông

LNV - Huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2020. Qua 4 năm, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Gò Công Đông đã quyết tâm, vượt qua mọi khó khăn, xây dựng thành công huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.
Quảng Bình: Xây dựng nông thôn mới sau sáp nhập xã

Quảng Bình: Xây dựng nông thôn mới sau sáp nhập xã

LNV - Sau nhiều năm với sự phấn đấu, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, kết quả xây dựng NTM tại Quảng Bình đã đạt nhiều kết quả tích cực. Nhiều xã đã hoàn thành các tiêu chí và được công nhận đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Tuy nhiên, sau khi sáp nhập, do một số xã phải sáp nhập với xã khó khăn hơn hoặc có ít tiêu chí đạt nên việc xây dựng NTM đã gặp không ít khó khăn.
Về xã nông thôn mới nâng cao Lay Nưa

Về xã nông thôn mới nâng cao Lay Nưa

LNV - Hơn 2 năm sau khi được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, diện mạo xã Lay Nưa, TX. Mường Lay, tỉnh Điện Biên đổi thay từng ngày. Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Lay Nưa không ngừng nỗ lực, đồng lòng dựng xây và phát triển quê hương với phương châm “xây dựng NTM có điểm đầu, không có điểm kết thúc”
Nông trường chè Quyết Thắng - Viên ngọc xanh giữa miền sơn cước

Nông trường chè Quyết Thắng - Viên ngọc xanh giữa miền sơn cước

LNV - Nằm cách Đà Nẵng hơn 45km về phía tây theo Quốc lộ 14G, thôn Ban Mai, xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên và muốn tận hưởng không gian trong lành của núi rừng vùng cao xứ Quảng. Tại đây, Nông trường chè Quyết Thắng (nay là Công ty Cổ phần Nông Lâm Nghiệp Quyết Thắng Quảng Nam) trải rộng như một thảo nguyên xanh ngút ngàn, mang đến một khung cảnh thơ mộng và tràn đầy sức sống. Đặc biệt, du khách sẽ có cơ hội tận mắt chứng kiến những công nhân lành nghề trồng chè, hái chè, chế biến chè – một trải nghiệm thú vị giúp hiểu hơn về quy trình tạo ra những tách trà thơm ngon.
Tiền Giang: Huyện Tân Phú Đông đạt chuẩn nông thôn mới

Tiền Giang: Huyện Tân Phú Đông đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký các quyết định công nhận huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang đạt chuẩn nông thôn mới.
Vĩnh Phúc: Huyện Yên Lạc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Vĩnh Phúc: Huyện Yên Lạc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngày 8/4, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức công bố quyết định huyện Yên Lạc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Bình Định: Phước Lộc đô thị hóa mạnh mẽ về đích nông thôn mới nâng cao

Bình Định: Phước Lộc đô thị hóa mạnh mẽ về đích nông thôn mới nâng cao

Xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước được UBND tỉnh Bình Định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2016, trong những năm qua, xã Phước Lộc tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, tiến bước về đích NTM nâng cao.
Khai thác tiềm năng du lịch nông thôn: Giải pháp nâng cao thu nhập và quảng bá văn hóa địa phương

Khai thác tiềm năng du lịch nông thôn: Giải pháp nâng cao thu nhập và quảng bá văn hóa địa phương

LNV - Trong giai đoạn 2026-2030, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) chú trọng khai thác tiềm năng, lợi thế bản địa trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Giải pháp này góp phần quảng bá văn hóa địa phương, đồng thời gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu nhập người dân.
Tỉnh Bến Tre coi trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp nông thôn

Tỉnh Bến Tre coi trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp nông thôn

LNV - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT) tỉnh Bến Tre, toàn ngành đang quyết tâm triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch năm 2025 với nhiều giải pháp đồng bộ.
Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

LNV - Bằng sự đoàn kết, chung sức chung lòng, Nhân dân thôn Đồng Yên ở xã Xuân Lộc huyện Can Lộc, (Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng quê hương thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thanh bình, đáng sống.
Tuổi trẻ Phùng Nguyên chung tay xây dựng nông thôn mới

Tuổi trẻ Phùng Nguyên chung tay xây dựng nông thôn mới

LNV - Trong thời gian qua, với tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, cán bộ, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao đã tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu bằng nhiều công trình và phần việc cụ thể, thiết thực. Những đóng góp này không chỉ giúp chính quyền và người dân địa phương thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM mà còn góp phần đưa quê hương ngày càng phát triển giàu đẹp.
Bình Định có một đô thị ven sông Dinh lung linh in bóng nước

Bình Định có một đô thị ven sông Dinh lung linh in bóng nước

LNV - Dự án Hệ thống tiêu thoát lũ sông Dinh đã hồi sinh một dòng sông chết, ô nhiễm trong nhiều năm trở nên thông thoáng, xanh mát và mở ra không gian phát triển đô thị mới cho thành phố Quy Nhơn – đô thị ven sông, kết nối các khu dân cư, khu đô thị theo quy hoạch.
Bình Định: Nhơn Hải điểm sáng về nông thôn mới kiểu mẫu văn hóa - du lịch

Bình Định: Nhơn Hải điểm sáng về nông thôn mới kiểu mẫu văn hóa - du lịch

LNV - Sau khi được UBND tỉnh Bình Định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2022, xã Nhơn Hải đăng ký xây dựng NTM kiểu mẫu về văn hóa - du lịch năm 2024. Với những tiềm năng và lợi thế sẵn có, UBND tỉnh Bình Định đã có Quyết định phê duyệt Đề án phát triển du lịch cộng đồng xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn.
Bến Tre: Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

Bến Tre: Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Bến Tre là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch nông nghiệp nông thôn. Đến năm 2025, tỉnh Bến Tre hướng tới phát triển, chuẩn hóa các điểm đến và sản phẩm du lịch nông thôn; 50% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nông thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư vào chuyển đổi số quốc gia

Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư vào chuyển đổi số quốc gia

LNV - Ngày 17/3/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về việc đẩy mạnh triển khai đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước quan trọng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hành chính và dịch vụ công.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định và Gia Lai thống nhất việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh

Bình Định và Gia Lai thống nhất việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh

Hợp nhất 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai sẽ phát huy hiệu lực, hiệu quả hoạt động cùng đoàn kết, thống nhất, tạo động lực mới, khí thế mới, sức mạnh mới đưa tỉnh Gia Lai mới phát triển nhanh, trở thành cực tăng trưởng mới của đất nước.
Công bố 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu của TP.HCM

Công bố 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu của TP.HCM

Sáng ngày 25/4, tại Nhà Văn hóa Thanh niên 1(số 04 Phạm Ngọc Thạch, Phường Bến Nghé, Quận 1), Sở Văn hóa - Thể thao TP. HCM đã tổ chức buổi họp báo công bố 50 tác phẩm văn học,...
Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

LNV - Sáng 27/4, tại đường Lê Duẩn, Quận 1, TPHCM đã diễn ra Chương trình tổng duyệt cấp Nhà nước diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Tập đoàn SYRE đầu tư dự án Tổ hợp tái chế vải polyester 1 tỷ USD tại Bình Định

Tập đoàn SYRE đầu tư dự án Tổ hợp tái chế vải polyester 1 tỷ USD tại Bình Định

Tập đoàn SYRE (Thụy Điển) dự kiến đầu tư dự án Tổ hợp tái chế vải polyester tại Bình Định, có tổng vốn dự kiến khoảng 1 tỷ USD. Dự án đưa Việt Nam trở thành trung tâm toàn cầu đầu tiên về dệt may tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ và
Giao diện di động