Hà Tĩnh: Bỏ 5 triệu tiền vốn, chàng trai 9X khởi nghiệp thành công với mô hình nuôi dúi
Khởi nghiệp thành công, thu nhập hàng trăm triệu đồng
Con dúi được xếp vào loại thức ăn đặc sản, thịt ngon, mát, giàu đạm đang được thị trường ưa chuộng. Dúi là con nuôi mới, dễ nuôi, chi phí đầu tư về chuồng trại, con giống, thức ăn thấp so với các loại vật nuôi khác, ít nhân công, vòng xoay vốn nhanh, ít rủi ro. Nuôi dúi ít vốn, tốn ít diện tích, thức ăn rẻ dễ kiếm hiệu quả nuôi cao. Dúi trong tự nhiên đang khan hiếm dần nên hiện nay con dúi nuôi đang được cung cấp cho thị trường sử dụng.
Anh Trần Đình Nhâm – một trong những nông dân đầu tiên nuôi con dúi thành công tại xã Sơn Hồng (Hương Sơn, Hà Tĩnh)
Đến xã Sơn Hồng, Hương Sơn, Hà Tĩnh, ai cũng biết đến mô hình nuôi co dúi nổi tiếng của gia đình anh Trần Đình Nhâm. Được biết, trước đây vợ chồng anh Nhâm chỉ làm công nhân nhưng sau khi trở về quê và nhận thấy mô hình nuôi dúi thì đã quyết định làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Tuy nhiên, trước đây, ở địa phương chưa từng ai nuôi dúi nên mọi người đều chưa tin tưởng về sự thành công khi nuôi con vật đặc sản này. Việc đầu tiên khi phát triển mô hình là anh Nhâm chủ động xin giấy chứng nhận đăng ký nuôi động vật hoang dã theo quy định của pháp luật. Năm 2016, anh Nhâm mua 3 cặp dúi đầu tiên với giá 5 triệu đồng để nuôi thử nghiệm.
Trong thời gian đầu nuôi chưa có kinh nghiệm nên, 2 con trong số các con mới mua bị chết, số còn lại bị bệnh khá ốm yếu. Từ đó, anh Trần Đình Nhâm càng quyết tâm hơn trong công việc chăn nuôi mới này. Anh đã tìm tòi, học hỏi kỹ thuật nuôi dúi trên nhiều tài liệu đi thực tế tham quan tại các trại dúi lớn ở nhiều tỉnh thành như Nghệ An, Thanh Hóa… để tìm ra quy trình nuôi thành công
Sau một thời gian học hỏi, anh Nhâm tiếp tục mạnh dạn đầu tư hơn 60 triệu đồng để mua thêm 20 cặp dúi bố mẹ. Nhờ kinh nghiệm học hỏi trong hơn 1 năm, những con dúi lần này đã thành công sinh sản cho ra những con dúi giống đầu tiên xuất ra thị trường. Đến nay, trại dúi của anh đã đi vào hoạt động bài bản, quy mô khoảng 200 con và mang lại nguồn thu nhập đến 200 triệu đồng/năm. Theo giá bán hiện tại, con dúi giống trọng lượng từ 200-400g/con bán ra thị trường với giá 800.000 - 1.000.000 đồng/cặp.
Nuôi dúi - mô hình phát triển kinh tế nhiều tiềm năng
Mô hình nuôi dúi của anh Trần Đình Nhâm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình
Sau nhiều năm chăn nuôi con dúi thành công, anh Trần Đình Nhâm chia sẻ kinh nghiệm, dúi là động vật hoang dã, dễ chăm sóc, chi phí ít mà lợi nhuận đem lại cao. Nhưng để nuôi dúi thành công, đòi hỏi người nuôi phải thực sự chuyên tâm, kiên trì và thường xuyên theo dõi sự phát triển của vật nuôi. Bệnh thường gặp của dúi chỉ liên quan đến tiêu hóa, nếu cho ăn thêm thân cây sắn thì sau 3-4 ngày sẽ khỏi bệnh. Những ai có nhu cầu nuôi dúi theo hình thức sinh sản, một năm 1 con dúi mẹ đẻ khoảng 3 – 4 lứa, mỗi lứa khoảng 3 – 5 con. Dúi mẹ chăm con khoảng từ 45-50 ngày/lứa, sau đó nghỉ dưỡng thêm 5 ngày nữa để sinh lứa tiếp theo.
Dúi là loài động vật rất nhát, chúng không thích tiếng động, không ưa ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, nên lợp mái bằng lá cọ thay vì tấm xi măng để giảm nhiệt độ chuồng. Ngoài ra, để tránh tình trạng dúi đào bới, gặm thủng chuồng nên tôi làm nền xi măng chắc chắn ở phía dưới, chuồng được ghép từ gạch men.
Thức ăn của dúi chủ yếu là tre, mía. Dúi thường ăn 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều, chúng ăn 20cm tre, từ 5-7cm mía/con/lần và chúng không uống nước. Ngoài ra, thỉnh thoảng có thể bổ sung thêm các loại nông sản vào khẩu phần ăn của dúi như ngô, khoai, sắn để nó có thêm chất dinh dưỡng.
Dúi là loài gặm nhấm, được xem như đặc sản của vùng núi được rất nhiều người thu mua và tiêu thụ
Đánh giá mô hình của anh Trần Đình Nhâm, anh Phan Tiến Cường - Bí thư Đoàn xã Sơn Hồng cho biết, với sự năng động, dám nghĩ, dám làm, anh Nhâm đã có cách làm sáng tạo trong phát triển kinh tế. Mô hình nuôi dúi sinh sản đã và đang thu hút đoàn viên thanh niên trên địa bàn huyện đến tham quan, học hỏi. Thời gian tới, Đoàn sẽ tích cực tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ; đồng thời khuyến khích các đoàn viên thanh niên trong xã nghiên cứu mô hình này và đề xuất anh Nhâm trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ về con giống giúp các bạn trẻ khởi nghiệp.
Ông Nguyễn Khánh Hoà - Chủ tịch UBND xã Sơn Hồng cho biết, nuôi con dúi là một mô hình tự phát tại một số hộ gia đình nhưng thời gian qua lại đạt hiệu quả cao, hàng năm tăng thêm tổng đàn và đem lại nguồn thu nhập khá cho người dân. Mô hình này rất phù hợp với điều kiện của địa phương vì nguồn thức ăn dồi dào, tre nứa có sẵn. Vì vậy, sắp tới địa phương sẽ làm các thủ tục nhằm đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý hoá cho người nuôi. Đồng thời, tăng cường các hoạt động hỗ trợ người nuôi phát triển mô hình lâu dài và bền vững.
Tường Vân
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bình Định hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025
13:35 | 16/04/2025 Khởi nghiệp

Thanh Hóa: Bí thư Đoàn xã tiên phong với mô hình nuôi dúi hiệu quả
20:36 | 28/03/2025 Tin tức

Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
11:27 | 27/03/2025 Khởi nghiệp

Bình Định tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia
10:40 | 19/03/2025 Khởi nghiệp

Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông
19:32 | 25/02/2025 Khởi nghiệp

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 | 26/12/2024 Khởi nghiệp
Tin khác

Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ
09:09 | 25/12/2024 Khởi nghiệp

Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch
15:15 | 12/12/2024 Khởi nghiệp

Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau
11:01 | 15/11/2024 Khởi nghiệp

Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ
22:02 | 09/11/2024 Khởi nghiệp

Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ
09:16 | 07/11/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp

Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp

Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp

Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp

Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp

Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới
14:19 | 03/07/2024 Nông thôn mới

Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối
09:50 | 02/07/2024 Khởi nghiệp

Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
14:41 | 27/06/2024 Khởi nghiệp

Hà Nội đưa hơn 3.000 sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại
12:21 OCOP

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 Làng nghề, nghệ nhân

Tăng hiệu quả, giảm phát thải từ mô hình sản xuất lúa SRI
12:07 Khuyến nông

Hà Nội đón 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5
12:03 Văn hóa - Xã hội