Hà Nội: Trao quyết định công nhận 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP 4 sao
Vượt kế hoạch, chỉ tiêu đề ra
Hà Nội hiện có 1350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 327 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc địa bàn 24 quận, huyện, thị xã gồm 268 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề, 59 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống. Các làng nghề đã, đang góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế nông thôn, tạo tiền đề thành công chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố.
Ông Nguyễn Xuân Đại - Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT phát biểu tại Hội nghị |
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Xuân Đại - Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội cho biết, năm 2023 là năm đầu tiên triển khai theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hàng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm. Tuy nhiên, với sự vào cuộc đồng bộ của các cấp chính quyền từ Thành phố đến cơ sở đã đánh giá phân hạng được 544 sản phẩm, vượt 144 sản phẩm theo Kế hoạch Thành phố giao.
Trong đó có 440 sản phẩm 3 sao, 104 sản phẩm tiềm năng 4 sao, của 200 chủ thể (50 doanh nghiệp, 36 hợp tác xã (HTX), 114 hộ kinh doanh); sản phẩm được đánh giá đa dạng về chủng loại, gồm: 280 sản phẩm thực phẩm chế, biến chiếm 51,5%; 16 sản phẩm thực phẩm thô, sơ chế chiếm 2,9%; 61 sản phẩm thực phẩm tươi sống, chiếm 11,2%; 16 sản phẩm đồ uống, chiếm 2,9%; 01 sản phẩm thảo dược, chiếm 0,2%; 142 sản phẩm thủ công mỹ nghệ, vải may mặc chiếm 26,1%; 28 sản phẩm sinh vật cảnh, chiếm 5,1%. Tổng số sản phẩm từ làng nghề tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2023 là 141/544, chiếm 25,9%.
Các sản phẩm OCOP được đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã, chủng loại. |
Năm 2023 cũng là một năm thành công trong công tác xét công nhận làng nghề và làng nghề truyền thống. Thực hiện Quyết định số 4863/QĐ-UBND của UBND Thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội thành lập Hội đồng và Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định xét công nhận danh hiệu “Làng nghề, Nghề truyền thống và Làng nghề truyền thống” Hà Nội 2023 - 2024.
Theo đó, Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở liên quan hướng dẫn các địa phương hoàn thiện Hồ sơ, tổ chức thẩm định thực tế tại các sở làng nghề và tổ chức họp Hội đồng thẩm định xét công nhận danh hiệu cho 15 làng nghề đã được UBND thành phố phê duyệt, thuộc các quận, huyện: Gia Lâm, Thường Tín, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Thanh Trì, Hoàng Mai. Trong 15 làng nghề được công nhận năm 2023, có 6 làng nghề được công nhận mới, 9 làng nghề thuộc huyện Phú Xuyên được công nhận từ “Làng nghề” lên “Làng nghề truyền thống”.
Trao quyết định công nhận danh hiệu cho 15 làng nghề Hà Nội năm 2023. |
Sau khi được công nhận danh hiệu làng nghề, các làng nghề đã và đang duy trì hoạt động hiệu quả, một số làng nghề đã thành lập Hội làng nghề hoặc Ban quản lý làng nghề (tiền thân của Hội làng nghề) để hỗ trợ, liên kết trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như gắn kết giữa các hộ sản xuất kinh doanh trong làng nghề như làng nghề chế biến nông sản thôn Thuận Quang, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm; làng nghề cỏ tế mây tre đan Lưu Thượng, xã Phú Túc, các làng nghề khảm trai xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên,…
Nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP, làng nghề
Trong khuôn khổ hội nghị, các đại biểu cũng đã đã trao đổi, đóng góp ý kiến để nâng cao hơn nữa chất lượng của sản phẩm OCOP Hà Nội và gợi mở những hướng đi mới trong việc xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội.
Lễ ký kết hợp tác đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP Hà Nội. |
Theo ông Nguyễn Minh Tiến – Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại Nông nghiệp Việt Nam, Đối với chương trình OCOP, ngay từ khi bắt đầu triển khai, các đơn vị của Bộ nông nghiệp đã xác định TP. Hà Nội là địa bàn trọng tâm để chúng ta thúc đẩy phát triển các sản phẩm OCOP trên cơ sở 1357 làng nghề và làng có nghề. Hiện nay, chúng ta đã có được 25-30% các làng nghề và làng nghề truyền thống đã có sản phẩm OCOP được công nhận. Điều này đã tiệm cận được mục tiêu mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra là phát triển sản phẩm OCOP ưu tiên trên cơ sở làng nghề, làng có nghề và làng nghề truyền thống.
"Điểm đặc biệt của các sản phẩm OCOP đó là sự khác biệt về chất lượng, mẫu mã, truyền thống và đằng sau đó là một câu chuyện" - Ông Nguyễn Minh Tiến – Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ. |
Sản phẩm OCOP hiện nay chỉ dừng ở trong nước mà còn lan tỏa ra thị trường thế giới. Điểm đặc biệt của các sản phẩm OCOP đó là sự khác biệt về chất lượng, mẫu mã, truyền thống và đằng sau đó là một câu chuyện. Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể cạnh tranh bình đẳng và tự tin với các doanh nghiệp Việt Nam và với các doanh nghiệp lớn trên thị trường thế giới.
“Tháng 12/2023, lần đầu tiên gian hàng OCOP xuất hiện tại thị trường Châu Âu (tại Milan). Điều đó cho thấy chúng ta hoàn toàn có đủ năng lực để cạnh tranh. Vấn đề là chúng ta viết câu chuyện đó như thế nào, tạo sự khác biệt ra sao, hiểu được tâm lý và nhu cầu của thế giới như thế nào. Ví dụ về các sản phẩm khảm trai, nhìn nhận lại một lần nữa sản phẩm, hầu hết vẫn là sản phẩm truyền thống như: lược chải đầu, tranh khắc gỗ,… Người làm nghề, nghệ nhân có thể khai phá được các thị trường phụ kiện, ví, vỏ điện thoại, bút… Khi đó chúng ta sẽ mở rộng được thị trường với những sản phẩm hiện đại, bán sản phẩm bằng sự tinh vi và sáng tạo của chính mình”- Ông Nguyễn Minh Tiến cho biết thêm.
Ông Nguyễn Thế Anh - Đại diện lãnh đạo Tổng công ty bưu điện Việt Nam (Sàn Postmart) phát biểu tại Hội nghị. |
Ông Nguyễn Thế Anh, Đại diện lãnh đạo Tổng công ty bưu điện Việt Nam (Sàn Postmart) chia sẻ: Sản phẩm OCOP là một trong những sản phẩm mũi nhọn mà sàn Postmart hướng đến để tuyên truyền, quảng bá và tiêu thụ. Với nhu cầu phát triển mới, để thương hiệu bưu điện đến gần với bà con, hỗ trợ sản phẩm của hộ nông dân, hộ sản xuất nông nghiệp đến với người tiêu dùng. Tháng 4/2024, Tổng công ty quyết định chuyển đổi tên sàn Postmart thành tên sàn Bưuđiện.vn với sứ mệnh mới, cách làm mới để phù hợp với tiêu chí “Bưu điện gần gũi, thân thiện với người dân” kết nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
“Tôn chỉ của sàn Bưuđiện.vn là sẽ đưa các sản phẩm, thông tin sản phẩm nông, lâm, thủy sản nói chung trong đó có nhóm sản phẩm OCOP lên trên sàn. Với mục tiêu, sàn quảng bá, giới thiệu và hình thành một địa chỉ tin cậy đối với người tiêu dùng. Trong đó, đối với sản phẩm OCOP, chúng tôi sẽ phối hợp với Văn phòng NTM của Trung ương và địa phương để minh bạch sản phẩm hàng hóa trên sàn với thông tin sản phẩm, thông tin chủ thể, đặc biệt là các mã truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Trên cơ sở đó sẽ đẩy mạnh việc liên kết với các sàn thương mại quốc tế để kết nối, tiêu thụ sản phẩm có giá trị, có chất lượng”- Ông Nguyễn Thế Anh nhấn mạnh.
"Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước"
Phát biểu kết luận hội nghị, ông Nguyễn Xuân Đại, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết: Hà Nội xác định phát triển ngành nghề nông thôn, sản phẩm OCOP là nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa to lớn nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học… góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, có hiệu quả.
Bên cạnh những thành quả trong công tác quản lý hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, chương trình OCOP năm 2023. Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cũng chỉ ra những tồn tại như: Việc xét công nhận làng nghề tại một số địa phương chưa được thực sự quan tâm; Một số sản phẩm tham gia dự thi mặc dù chất lượng tốt nhưng hồ sơ minh chứng còn chưa đầy đủ (Thiếu kế hoạch bảo vệ môi trường, chứng minh nguồn gốc xuất xứ đối với hàng thủ công, hợp đồng bao tiêu,…), bao bì còn đơn giản, câu chuyện sản phẩm sơ sài,…
Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho các chủ thể. |
Thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tiếp tục rà soát các văn bản về cơ chế, chính sách liên quan đến bảo tồn, phát triển làng nghề; kịp thời điều chỉnh, bổ sung và thống nhất triển khai trên địa bàn thành phố nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và phát triển nghề, làng nghề; hướng dẫn các địa phương rà soát xây dựng hồ sơ đề nghị xét công nhận danh hiệu “Làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống” Hà Nội, góp phần đưa Chương trình 04 của Thành ủy về đích trước một năm so với mục tiêu năm 2024…
Đối với các chủ thể có sản phẩm được chứng nhận OCOP, tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả theo hướng liên kết phát triển sản phẩm bền vững theo chuỗi, đầu tư nâng cấp mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Đến nay, TP Hà Nội đã đánh giá, phân hạng và chứng nhận được 2.711 sản phẩm OCOP trong đó có 6 sản phẩm OCOP 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao, 1.220 sản phẩm 3 sao, trở thành điểm sáng và đi đầu của cả nước trong phát triển Chương trình OCOP. |
Tin liên quan
Tổng kết 30 năm hoạt động khuyến nông tỉnh Hà Giang
10:16 | 29/05/2024 Khuyến nông
Tin mới hơn
Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới
14:05 | 23/11/2024 Tin tức
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 | 22/11/2024 Văn hiến Hà Thành
Quảng Ninh: Hơn 300 doanh nghiệp chung tay kích cầu du lịch mùa đông
09:38 | 21/11/2024 Tin tức
Thi đan lát, dệt thổ cẩm tại Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya
09:07 | 21/11/2024 Tin tức
Gạo ST25 đạt giải Nhì gạo ngon nhất thế giới năm 2024
09:07 | 21/11/2024 Tin tức
Xúc tiến thương mại góp phần phục hồi thị trường xuất khẩu gốm sứ
09:07 | 21/11/2024 Tin tức
Tin khác
256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024
13:00 | 20/11/2024 Tin tức
Bình Phước: tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024
11:01 | 20/11/2024 Tin tức
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS Tiên Phong coi trọng giáo dục kiến thức pháp luật cho học sinh
09:27 | 20/11/2024 Tin tức
Bình phước tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm ocop cấp tỉnh năm 2024
09:13 | 20/11/2024 Tin tức
Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Phú Yên
11:36 | 19/11/2024 Tin tức
Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 20- 24/11 tại Hà Nội
08:00 | 19/11/2024 Tin tức
Thị xã Sơn Tây (Hà Nội): Sơn Đông giữ vững an ninh trật tự nâng cao ý thức người dân trong chấp hành luật pháp
09:39 | 18/11/2024 Tin tức
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Triển lãm mẫu thiết kế sản phẩm thủ công mỹ nghệ sáng tạo tại huyện Thạch Thất - Hà Nội năm 2024
10:33 | 15/11/2024 Khuyến công
Hương Trạch – Hà Tĩnh: Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an năm 2025
14:46 | 14/11/2024 Tin tức
Bình Định: Rộn ràng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Bok Tới
17:10 | 13/11/2024 Tin tức
Thông cáo báo chí về việc hợp tác chiến lược toàn diện giữa Tạp chí Làng nghề Việt Nam và Viện nghiên cứu phát triển doanh nhân Việt Nam - ASEAN
10:14 | 13/11/2024 Tin tức
Trường Tiểu học Nga Phú Không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục
08:18 | 13/11/2024 Tin tức
Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 thu hút 260 đơn vị tham gia
16:11 | 12/11/2024 Tin tức
Chủ tịch nước dự lễ kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Chile
15:50 | 12/11/2024 Tin tức
Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới
14:05 Tin tức
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 Văn hiến Hà Thành
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 Đào tạo nghề
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 Văn hóa - Xã hội