Gỡ nút thắt phát triển mô hình và nguồn nhân lực du lịch canh nông
Toàn cảnh hội nghị.
Hội nghị nhằm định hướng cho các địa phương những vấn đề quan trọng trong phát triển các mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn, liên quan đến rà soát công tác quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực, đồng thời nâng cao vai trò công tác quản lý ở địa phương, nâng cao năng lực các chủ thể làm du lịch canh nông và đề xuất các giải pháp cần triển khai trong thời gian tới.
Hiện nay cả nước có khoảng gần 500 mô hình du lịch nông nghiệp
Trong thời gian qua, du lịch nông nghiệp, nông thôn đã có sự phát triển mạnh mẽ, nhiều mô hình du lịch nông thôn đã hình thành ở nhiều địa phương, phát huy hiệu quả, trở thành điểm đến thu hút sự quan tâm của du khách, dựa trên thế mạnh, đặc sắc của mỗi địa phương và sự đa dạng các sản phẩm du lịch (về sản phẩm nông nghiệp, cảnh quan, văn hoá lịch sử, ẩm thực...)
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam phát biểu tại hội nghị.
Phát biểu khai mạc hội nghị Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết: Ngày 22/2/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 263/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh 11 nội dung thành phần, giai đoạn này có 6 chương trình chuyên đề chuyên sâu. Đặc biệt, lần đầu tiên đưa du lịch nông thôn trở thành một Chương trình để chỉ đạo thực hiện đồng bộ, mang tính hệ thống trên địa bàn cả nước gắn với xây dựng nông thôn mới.
Đến nay, đã có 31/63 tỉnh, thành phố ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định 922/QĐ-TTg về Chương trình phát triển du lịch nông thôn, còn lại các địa phương đang rà roát tiềm năng, xây dựng Kế hoạch trình UBND cấp tỉnh ban hành.
Hiện nay cả nước có khoảng gần 500 mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn đang hoạt động (trong đó khu vực Trung du miến núi phía Bắc có 215 mô hình, chiếm 43).
Tuy nhiên, du lịch nông nghiệp, nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế trong công tác quy hoạch, định hướng các mô hình phát triển, tiêu chí để đánh giá chất lượng, năng lực quản lý mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn. – Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.
Du lịch nông thôn được ưu tiên phát triển
Nguyễn Thế Phước – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái phát biểu tại hội nghị.
Ông Nguyễn Thế Phước – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái khẳng định trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh những năm gần đây, du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế quan trọng có nhiều thế mạnh và được ưu tiên phát triển. Qua các nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ, tỉnh Yên Bái đều ban hành Nghị quyết về chuyên đề phát triển du lịch. Tỉnh cũng có nhiều chính sách đặc thù nhằm ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân phát triển du lịch đồng thời tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển đẩy mạnh thu hút đầu tư. Trong đó tập trung khai thác lợi thế để phát triển du lịch, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, du lịch Yên Bái đã từng bước tạo được điểm nhấn và thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế.
Ông Ngô Trường Sơn – Chánh văn phòng Điều phối NTM Trung ương tại hội nghị.
Ông Ngô Trường Sơn – Chánh văn phòng Điều phối NTM Trung ương cho biết: Mục tiêu của chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, là đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương, nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất của người nông dân.
Trên cơ sở tổng hợp đề xuất của các địa phương, Bộ NN & PTNT đã ban hành Quyết định số 1386/QĐ -BNN-VPĐP ngày 6/4/2023 phê duyệt danh mục mô hình thí điểm thuộc Chương trình phát triển du lịch nông thôn đợt 1 cho 12 mô hình của 12 tỉnh. Qua đó Bộ cũng đã tổng hợp, xây dựng phương án phân bổ vốn triển khai Chương trình phát triển du lịch nông thôn, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, Bộ Tài chính, đã có quyết định phân bổ vốn 2023 thực hiện Chương trình cho các bộ ngành trung ương và các địa phương.
Cần khai thác các giá trị văn hóa trong du lịch nông nghiệp
Hiện nay xu hướng du lịch về nông thôn để tìm hiểu hòa mình với thiên nhiên, trải nghiệm cuộc sống của người dân được nhiều người quan tâm. Vì vậy xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn cần gắn kết với trải nghiệm những câu chuyện văn hóa. Cung cầu hợp lý thì mới hiệu quả, cung phải dựa vào tâm lý, nhu cầu, sở thích của cầu và hài hòa giữa bảo tồn và phát huy. Bà Vi Thanh Hoài - Phó Cục trưởng, Cục văn hóa cơ sở, Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh.
Bà Vi Thanh Hoài - Phó Cục trưởng, Cục văn hóa cơ sở, Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch: Các địa phương chú trọng khai thác hợp lý bền vững các giá trị văn hóa.
Qua đó bà Vi Thanh Hoài cho rằng: các địa phương chú trọng khai thác hợp lý bền vững các giá trị văn hóa điều đó sẽ góp phần ấn tượng để lại trong lòng du khách, làm thúc đẩy phát triển du lịch của một vùng, một quốc gia. Việc khai thác có kế hoạch sẽ là tiền đề tạo nên sự thành công trong hoạt động kinh doanh của ngành.
Theo đó, ông Nguyễn Chí Ngọc – Phó Vụ trưởng, Vụ Quy hoạch – Kiến trúc, Bộ Xây dựng cho rằng: Định hướng không gian quy hoạch cảnh quan nông thôn cần chú trọng đến bảo tồn, chỉnh trang các không gian làng, xã vốn có trước đây. Căn cứ điều kiện địa lý của từng vùng để lập quy hoạch, xây dựng cảnh quan đảm bảo phù hợp, phải tạo nên sự hài hòa và thân thiện với môi trường phát triển du lịch nông thôn.
Ông Ngọc nhấn mạnh, cần có giải pháp phù hợp để khoanh vùng, cách ly các khu vực gây ô nhiễm môi trường, khu vực làng nghề, trong công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn cần thực hiện khảo sát, đánh giá, lập bản đồ quy hoạch phân vùng khu vực có khả năng xảy ra lũ quét, lũ ống và xác định mức độ ảnh hưởng với tần suất mưa lũ xảy ra trên địa bàn xã, huyện…
Phát triển nguồn nhân lực du lịch nông thôn
Xu hướng du lịch về nông thôn tìm hiểu và trải nghiệm được nhiều khách du lịch quan tâm.
Đại diện cho Tổng cục du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch ông Nguyễn Lê Phúc cho rằng: Măc dù du lịch nông nghiệp, nông thôn tại nhiều địa phương đã phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên du lịch nông thôn vẫn còn tồn tại một số hạn chế: Sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn có phần trùng lặp, đơn điệu, các sản phẩm trải nghiệm chưa đa dạng, chưa khai thác hiệu quả và phát huy nội lực đặc sắc của khu vực nông thôn. Nguồn nhân lực du lịch nông thôn còn khoảng cách lớn với đô thị phần lớn còn thiếu kỹ năng và hạn chế với tư duy kinh doanh, chất lượng dịch vụ còn thiếu tính chuyên nghiệp...Vì thế bên cạnh chương trình hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cần để người dân nhận thức được du lịch là một ngành nghề có lợi thế phát triển tại địa phương và nếu được đào tạo sẽ đem lại thu nhập tốt, bền vững mà không phải “ly nông”; “ ly hương”.
Đến nay, cả nước đã có 6.001 xã (chiếm 73.08%) đạt chuẩn NTM (trong đó có 1.043 xã đạt NTM nâng cao và 130 xã đạt NTM kiểu mẫu); 255 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; 18 đơn vị cấp tỉnh có 100% số xã đạt chuẩn NTM.
Đến ngày 28/02/2023, đã có 9.167 sản phẩm của 4.703 chủ thể OCOP đạt 3 sao trở lên, trong đó 65,9% sản phẩm 3 sao, 33,2% sản phẩm 4 sao và 20 sản phẩm 5 sao, đặc biệt đã có hơn 80 sản phẩm OCOP thuộc nhóm Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch.
Tin.ảnh: Nam Hậu
Tin liên quan
Tin mới hơn

Thanh Hoá: Phát triển ngành nghề nông thôn gắn xây dựng nông thôn mới
11:19 | 05/12/2023 Nông thôn mới

Thừa Thiên Huế: Gắn giảm nghèo bền vững với xây dựng nông thôn mới
11:09 | 05/12/2023 Nông thôn mới

Thanh Bình Thịnh - xã nông thôn mới kiểu mẫu ở Đức Thọ
09:27 | 01/12/2023 Nông thôn mới

Phú Xuyên (Hà Nội): Xây dựng nông thôn mới mang đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân
09:27 | 01/12/2023 Nông thôn mới

Bắc Kạn: Phát huy vai trò của người dân trong xây dựng Nông thôn mới
09:26 | 01/12/2023 Nông thôn mới

Bắc Kạn: Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch
09:26 | 01/12/2023 Nông thôn mới
Tin khác

Hà Giang: Huyện Xín Mần linh hoạt trong xây dựng nông thôn mới
15:44 | 29/11/2023 Nông thôn mới

Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành xây dựng nông thôn mới vào năm 2025
10:27 | 28/11/2023 Nông thôn mới

Đồng Nai: Đi đầu trong xây dựng nông thôn mới
10:24 | 28/11/2023 Nông thôn mới

Bắc Kạn: Xây dựng Nông thôn mới đi vào chiều sâu
13:34 | 23/11/2023 Nông thôn mới

Huyện Na Rì (Bắc Kạn): Xã Côn Minh gắn làng nghề với xây dựng nông thôn mới
13:33 | 23/11/2023 Nông thôn mới

Phát huy giá trị văn hóa trong xây dựng nông thôn mới
10:54 | 22/11/2023 Nông thôn mới

Hà Giang: Chương trình "Tình nguyện mùa Đông năm 2023" ở xã Nà Chì
10:45 | 21/11/2023 Nông thôn mới

Thừa Thiên Huế: Chuyển đổi số hướng đến nông thôn mới thông minh
10:44 | 21/11/2023 Nông thôn mới

Huyện Gia Lâm (Hà Nội): Xây dựng những miền quê đáng sống
13:57 | 17/11/2023 Nông thôn mới

Thanh Hoá: Đẩy mạnh dân vận trong xây dựng nông thôn mới
10:28 | 15/11/2023 Nông thôn mới

Tuy Phước, Bình Định: Nỗ lực trong xây dựng nông thôn mới nâng cao
10:26 | 15/11/2023 Nông thôn mới

Thạch Thất: Nâng cấp các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao
09:00 | 15/11/2023 Kinh tế

Hà Giang: Phát triển kinh tế - xã hội từ du lịch nông thôn
20:24 | 13/11/2023 Nông thôn mới

Nâng cao giá trị sản phẩm "lúa gạo hữu cơ Trà Vinh"
11:09 | 10/11/2023 Nông thôn mới

Tuy Phước, Bình Định: Xã Phước Quang nỗ lực xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
10:31 | 09/11/2023 Nông thôn mới



Hội thảo Góp ý hoàn thiện chính sách quản lý môi trường nước lưu vực sông tại Việt Nam và giải pháp đề xuất
16:00 Tin tức

CLB Báo chí Bắc Giang tại Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 6 năm thành lập
16:00 Tin tức

Vinamilk và câu chuyện đằng sau việc thay đổi nhận diện thương hiệu
13:37 Tin tức

Thừa Thiên Huế: Phát huy nội lực, đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề
12:00 Du lịch làng nghề

Festival quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang
11:28 Tin tức










