Đồng hành cùng tạp chí lan toả sứ mệnh thiêng liêng
Bảo tồn và lan toả di sản nhân văn làng nghề
Những ngày tháng 6 trong cái nắng cháy da thịt và oi ả của mùa hè cùng những cơn mưa giông bất chợt, 6 thành viên của Ban Kinh tế và Sự kiện của Tạp chí Làng Nghề Việt Nam vẫn miệt mài nghiên cứu hồ sơ, thông tin của các nghệ nhân và sản phẩm của từng làng nghề trên khắp cả nước. Nhìn chồng hồ sơ tài liệu chất ngập trên bàn, những ánh mắt dán vào màn hình máy tính gõ gõ lạch cạch, những cây bút không ngừng hí hoáy trên các trang sổ. Nếu không phải người trong toà soạn thì có lẽ mọi người sẽ nghĩ đây là một nhóm nghiên cứu nào đó đang phải chạy “deadline” chứ không phải một nhóm phóng viên đang cặm cụi vì sứ mệnh “bảo tồn và lan toả di sản nhân văn làng nghề Việt là sứ mệnh, là linh hồn và kim chỉ nam hành động của Ban Kinh tế Sự kiện”. Câu nói trên đã in hằn vào tâm thức các anh em Ban Kinh tế Sự kiện toà soạn Tạp chí Làng nghề Việt Nam ngay từ ngày đầu tiên được nhà báo Trần Anh Tuấn – Trưởng Ban chia sẻ về công việc “làm báo”. Anh Tuấn luôn nhắc lại câu nói đó trong mỗi cuộc họp, trong các dịp công tác hay đơn giản là trong những lần chúng tôi qua nhà anh uống trà để cùng nhau trao đổi thông tin, công việc, chuyện đời, chuyện nghề khi làm báo.
Kim chỉ nam người làm báo
Nhà báo Trần Anh Tuấn |
Trong lần họp gần đây nhất để ra kế hoạch số báo đặc biệt kỷ niệm ngày Báo chí Việt Nam 21/6, Ban Biên tập Tạp chí đã một lần nữa khẳng định lại tôn chỉ và sứ mệnh của anh em phóng viên đi tác nghiệp là phải “chính danh – chuyên nghiệp – chuẩn mực”. “Đối với những người viết báo chúng ta, cái bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng”(Đây là lời dạy được trích trong Điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh chúc mừng Hội Nhà báo Á-Phi, năm 1965). Anh em phóng viên Ban Kinh tế - Sự kiên luôn nhắc nhở nhau phải thực hiện đúng theo lời căn dặn đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phải luôn xác định “Viết cho ai xem? Viết để làm gì? Viết thế nào cho phổ thông ngắn gọn dễ đọc”. Theo đó, Tạp chí Làng nghề Việt Nam nói chung và Ban Kinh tế Sự kiện nói riêng luôn đảm bảo tiêu chí viết đúng, viết đủ đối với mọi lĩnh vực. Sứ mệnh đặt lên đôi vai các phóng viên Tạp chí Làng nghề là “Bảo tồn và lan toả di sản nhân văn làng nghề Việt Nam”. Bất cứ giá trị di sản nhân văn nào của làng nghề Việt Nam đều xứng đáng được tôn vinh. Mỗi nét truyền thông trong từng làng nghề đều chứa đựng trong đó biết bao câu chuyện lịch sử. Biết bao thế hệ nghệ nhân đã dành cả đời tâm huyết và đau đáu làm sao để bảo tồn và phát triển nghề cho thế hệ trẻ mai sau. Trong nhịp sống hối hả ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, công nghiệp, cũng như ảnh hưởng của cơ chế thị trường, chuyển dịch lao động, nếu chúng ta vô tình, không có giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề thì những giá trị của làng nghề rất dễ bị lãng quên, mai một.
Những người chung chí hướng
Ban Kinh tế- Sự kiện tạp chí Làng nghề Việt Nam hiện tại có 6 thành viên. 6 anh em đến từ 6 miền quê khác nhau, đem theo là 6 tính cách, 6 sở trường, 6 nền tảng năng lực và công việc khác nhau. Điểm chung duy nhất khi về Ban Kinh tế - Sự kiện mà Tổng Biên tập Nguyễn Văn Vũ – vẫn nói vui là “toàn cánh đàn ông” với nhau. Nhưng từ khi được về Ban Kinh tế- Sự kiện của Tạp chí, sáu con người cùng chung một mục tiêu chí hướng, phấn đấu hoàn hoàn thành “sứ mệnh” mà ban lãnh đạo Tạp chí Làng nghề Việt Nam giao phó. Tất cả đều tập trung viết bài theo đúng tôn chỉ mục đích của Tạp chí, góp phần gìn giữ và lan toả giá trị nhân văn, di sản làng nghề đến với bạn đọc trong và ngoài nước.
Nhà báo Trần Anh Tuấn,Trưởng ban Kinh tế - Sự kiện là người luôn định hướng và đưa ra các kế hoạch cụ thể, hướng dẫn, hỗ trợ từng anh em một cách tận tình. Anh lo lắng từng bữa ăn giấc ngủ cho anh em mỗi khi anh em đi tác nghiệp tỉnh xa. Có những lần đi tác nghiệp mà địa bàn gặp thời tiết xấu, anh liên tục gọi điện để kịp thời nắm bắt tình hình và động viên anh em hoàn thành nhiệm vụ mà toà soạn đã giao. Anh luôn dặn các anh em trong Ban “Đạo đức làm báo là trên hết, năng lực làm báo có thể bồi đắp qua ngày tháng kinh nghiệm nhưng đạo đức nghề nghiệp thì dù bất cứ nơi nào, ở đâu các em phải luôn ghim chặt trong tâm thức của mình”.
Phóng viên Lê Thanh Sang |
Phóng viên Lê Thanh Sang, một người con xứ Quảng đã bén duyên nghề báo và nhóm lên ngọn lửa tình yêu với các nét văn hoá của Làng nghề miền Nam Trung Bộ trong một lần được Trưởng ban dẫn đi trải nghiệm, tác nghiệp ở làng gốm Thanh Hà (Hội An).
Phóng viên Cấn Ngọc Việt |
Phóng viên Cấn Ngọc Việt, quê gốc tại Thạch Thất, Hà Nội (Hà Tây cũ). Anh sinh ra lớn lên tại một trong những miền quê có nhiều làng nghề truyền thống vào bậc nhất nhì cả nước. Từ sớm anh đã hun đúc tình yêu với các nét văn hoá làng nghề truyền thống. “Nếu không làm được điều gì đó cho quê hương thì rất hổ thẹn mỗi lần về thăm nhà” là câu nói mà Việt vẫn thường chia sẻ với đồng nghiệp.
Phóng viên Nguyễn Hoàng Trình |
Phóng viên Nguyễn Hữu Trình, quê gốc tại An Giang lại có một cái duyên kỳ lạ với miền đất Tây Bắc. Trong một chuyến đi thực tế tại các tỉnh Tây Bắc, khi “mục sở thị” các bà, các chị người Thái ngồi dệt thổ cẩm và được mặc lên người những bộ thổ cẩm truyền thống dân tộc của đồng bào Thái, anh như cảm thấy mình có một sợi dây tâm linh nào đó rất muốn níu giữ bước chân anh lại nơi này. “Em yêu mảnh đất con người nơi đó là sự thật, nhưng em yêu các làng nghề, các ngón nghề nghệ nhân dệt thổ cẩm, trạm bạc, trổ mộc …” – Anh Trình bộc bạch về cái duyên đến với nghề báo.
Phóng viên Nguyễn Phương Nam |
Phóng viên Nguyễn Phương Nam, sinh ra và lớn lên tại quê hương Yên Bái trong một gia cảnh rất khó khăn. Nhà nghèo, bố mất sớm, anh được người mẹ tảo tần nuôi lớn ăn học và lập nghiệp. Dù theo học ngành thanh nhạc nhưng con đường Nam chọn lại là viết lách.
Phóng viên Lê Văn Luân |
Phóng viên Lê Văn Luân, sinh ra và lớn lên ở Quảng Ninh. Nhìn tướng “bui bặm” nhưng lại là người rất hiền lành và tận tụy với nghề.
Sinh ra trong gia đình cũng hoàn cảnh nghèo khó và bươn chải kiếm sống từ nhỏ. Anh thấu hiểu được những gian lao cơ cực mà người dân quê phải gồng lên lầm lũi vượt qua. Khi phố thị với ánh đèn xa hoa càng khiến con người ta xa dần nơi thôn dã thì các làng nghề cũng dần thưa vắng theo ký ức. Do đó, khi Ban biên tập có ý tưởng xuất bản cuốn sách viết về các nghệ nhân - làng nghề, anh liền hưởng ứng, cùng các anh em trong Ban Kinh tế - Sự kiện bàn bạc đi tìm tài trợ, tổ chức viết bài để “bộ sách” về nghệ nhân - làng nghề để sớm được xuất bản, góp phần bảo tồn và gìn giữ các giá trị “nhân văn sống” của các làng nghề Việt Nam.
Tin liên quan
Tạp chí Làng nghề Việt Nam và Viện nghiên cứu phát triển doanh nhân Việt Nam – ASEAN hợp tác chiến lược toàn diện
00:00 | 12/11/2024 Tin tức
Lễ Thắp nhang – Tưởng niệm các bậc “Hào kiệt kiên trung Đền Gia Định”
15:57 | 23/09/2024 Tin tức
Cùng " Cô gái bằng lăng" về với tuổi học trò của Đinh Văn Bình
07:07 | 01/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin mới hơn
Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới
14:05 | 23/11/2024 Tin tức
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 | 22/11/2024 Văn hiến Hà Thành
Quảng Ninh: Hơn 300 doanh nghiệp chung tay kích cầu du lịch mùa đông
09:38 | 21/11/2024 Tin tức
Thi đan lát, dệt thổ cẩm tại Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya
09:07 | 21/11/2024 Tin tức
Gạo ST25 đạt giải Nhì gạo ngon nhất thế giới năm 2024
09:07 | 21/11/2024 Tin tức
Xúc tiến thương mại góp phần phục hồi thị trường xuất khẩu gốm sứ
09:07 | 21/11/2024 Tin tức
Tin khác
256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024
13:00 | 20/11/2024 Tin tức
Bình Phước: tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024
11:01 | 20/11/2024 Tin tức
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS Tiên Phong coi trọng giáo dục kiến thức pháp luật cho học sinh
09:27 | 20/11/2024 Tin tức
Bình phước tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm ocop cấp tỉnh năm 2024
09:13 | 20/11/2024 Tin tức
Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Phú Yên
11:36 | 19/11/2024 Tin tức
Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 20- 24/11 tại Hà Nội
08:00 | 19/11/2024 Tin tức
Thị xã Sơn Tây (Hà Nội): Sơn Đông giữ vững an ninh trật tự nâng cao ý thức người dân trong chấp hành luật pháp
09:39 | 18/11/2024 Tin tức
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Triển lãm mẫu thiết kế sản phẩm thủ công mỹ nghệ sáng tạo tại huyện Thạch Thất - Hà Nội năm 2024
10:33 | 15/11/2024 Khuyến công
Hương Trạch – Hà Tĩnh: Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an năm 2025
14:46 | 14/11/2024 Tin tức
Bình Định: Rộn ràng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Bok Tới
17:10 | 13/11/2024 Tin tức
Thông cáo báo chí về việc hợp tác chiến lược toàn diện giữa Tạp chí Làng nghề Việt Nam và Viện nghiên cứu phát triển doanh nhân Việt Nam - ASEAN
10:14 | 13/11/2024 Tin tức
Trường Tiểu học Nga Phú Không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục
08:18 | 13/11/2024 Tin tức
Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 thu hút 260 đơn vị tham gia
16:11 | 12/11/2024 Tin tức
Chủ tịch nước dự lễ kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Chile
15:50 | 12/11/2024 Tin tức
Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới
14:05 Tin tức
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 Văn hiến Hà Thành
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 Đào tạo nghề
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 Văn hóa - Xã hội