Hà Nội: 27°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 28°C Thừa Thiên Huế

Đổi mới đào tạo gắn với chuyển đổi số: Nhiều trường nghề bắt nhịp

LNV - Đổi mới đào tạo nghề gắn với chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng CNTT trong giáo dục nghề nghiệp là giải pháp quan trọng nhằm cung cấp cho thị trường lao động nguồn nhân lực chất lượng cao.
Đối với hoạt động giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội, đòi hỏi từng cơ sở giáo dục nghề nghiệp có các giải pháp triển khai phù hợp.

Đổi mới đào tạo nghề gắn với chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp được coi là giải pháp quan trọng nhằm cung cấp cho thị trường lao động nguồn nhân lực đạt chất lượng cao, đồng thời tận dụng tốt các cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại.


Các học viên khoa công nghệ ôtô được học lý thuyết và thực hành sư phạm ngay trong xưởng học. (Ảnh: Đại Nghĩa/TTXVN)


Yếu tố sống còn

Một trong những nội dung của chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp là triển khai các hoạt động giáo dục trên môi trường số, giúp tăng cường hiệu quả công tác quản lý và mở rộng phương thức cũng như cơ hội tiếp cận giáo dục nghề nghiệp thông qua đổi mới nội dung, phương pháp dạy-học, kiểm tra, đánh giá.

Qua đó, tạo đột phá về chất lượng, tăng nhanh số lượng được đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Ông Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), khẳng định chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp chính là quá trình tích hợp và áp dụng các công nghệ kỹ thuật số như dữ liệu lớn, điện toán đám mây, vạn vật kết nối, trí tuệ nhân tạo vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Các cơ sở giáo dục tận dụng công nghệ số thay đổi tích cực cách thức quản lý, làm việc của cá nhân, đơn vị trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cung cấp điều kiện để phát triển giáo dục nghề nghiệp thuận tiện, nhanh chóng, hiệu quả trên nền tảng số.

Đề cập về chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp, Phó Giáo sư Đỗ Văn Dũng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, chuyển đổi số đối với giáo dục nghề nghiệp là yếu tố sống còn, góp phần thích ứng, giảm chi phí, tăng tính cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục, đồng thời làm nền tảng cho việc tự chủ, thay đổi tư duy và thực hiện giáo dục sẻ chia (sẻ chia về giáo viên, bài giảng, dữ liệu, cơ sở vật chất, tài liệu, thư viện...), qua đó giúp giảm chi phí đào tạo mà hiệu quả giáo dục lại được nâng cao hơn.

Đồng quan điểm, Thạc sỹ Hồ Thị Ngọc Thủy, Trường Đại học Sài Gòn, phân tích trong giai đoạn hội nhập toàn cầu, ngành Giáo dục-Đào tạo nói chung, giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam nói riêng không nằm ngoài xu thế chung của thế giới.

Vì vậy cần khẩn trương thực hiện chuyển đổi số nếu không muốn bỏ lỡ cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại.

Trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, chuyển đổi số giúp đổi mới hoạt động dạy và học theo hướng giảm thuyết giảng, truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực của người học, tăng khả năng tự học, gắn học lý thuyết với thực hành.

Đặc biệt, sự bùng nổ của nền tảng công nghệ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn đã và đang hình thành nên hạ tầng giáo dục số nói chung và giáo dục nghề nghiệp số nói riêng. Chưa kể, trong bối cảnh dịch COVID-19, việc chuyển đổi từ phương thức giáo dục truyền thống sang giáo dục số ngày càng trở nên bức thiết.

Nâng chất nguồn nhân lực

Xuất phát từ yêu cầu đào tạo lực lượng lao động có kỹ năng nghề, không chỉ cung cấp cho thị trường lao động trong giai đoạn trước mắt mà còn đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, một trong những giải pháp quan trọng được nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp chú trọng thực hiện là đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất thiết bị và đổi mới chương trình, phương thức đào tạo, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo, chuyển giao công nghệ hiện đại.

Theo đánh giá của Tiểu ban Giáo dục nghề nghiệp - Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực, chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp nhằm triển khai các hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên môi trường số, giúp tăng cường hiệu quả công tác quản lý và mở rộng phương thức cũng như cơ hội tiếp cận giáo dục nghề nghiệp thông qua đổi mới nội dung, phương pháp dạy-học, kiểm tra, đánh giá, tạo đột phá về chất lượng, tăng nhanh số lượng đào tạo, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia.

Hiện nay, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở nước ta đã bước đầu áp dụng công nghệ và học liệu số trong giảng dạy, đặc biệt là với các khối ngành kỹ thuật.

Một số ngành đào tạo như cơ điện, kỹ thuật ôtô đã ứng dụng các chương trình mô phỏng, học liệu điện tử của các hãng sản xuất lớn. Nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã bắt đầu số hóa học liệu, một số trường đã hợp tác với các tổ chức bên ngoài để sử dụng thư viện số.

Theo Tiến sỹ Phạm Hữu Lộc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng (Thành phố Hồ Chí Minh), trường đào tạo trên 50 nghề thuộc các lĩnh vực như công nghệ, kỹ thuật, kinh tế, dịch vụ, ngoại ngữ, trong đó có 7 nghề trọng điểm với các cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế.

Đào tạo nghề Điện tử dân dụng tại Trường Cao đẳng Nghề Lạng Sơn. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)


Nhận thức sự cần thiết của đổi mới giáo dục nghề nghiệp gắn với chuyển đổi số, trong đó có đổi mới phương pháp dạy học, coi trọng phương pháp dạy học trực tuyến, trường đã chuẩn bị cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin khá tốt, hầu hết các hoạt động của trường đều đã được ứng dụng công nghệ thông tin như tuyển sinh, đào tạo trực tuyến và các chuyên môn nghiệp vụ khác.

Ở từng chuyên ngành đào tạo cụ thể, giáo viên tích cực xây dựng bài giảng, ứng dụng công nghệ thông tin vào các bài giảng, ví dụ ứng dụng phần mềm Adobe Director trong đào tạo trực tuyến đối với nghề công nghệ ôtô. Trong đó, giáo viên xây dựng giáo trình điện tử mô phỏng các hệ thống kiểm soát khí xả trên ôtô, mô phỏng hệ thống thông khí hộp trục khuỷu, máy phát điện ôtô.

Bên cạnh đó, nhiều giáo viên đổi mới mô hình giảng dạy, thực hiện mô hình lớp học đảo ngược. Tức là khác với lớp học truyền thống, trực tiếp, ở lớp học đảo ngược, giáo viên thực hiện những bài giảng, video về lý thuyết và bài tập cơ bản, chia sẻ qua Internet cho sinh viên xem trước khi không đến giảng đường, xưởng thực hành.

Thời gian sinh viên ở lớp học trực tiếp sẽ dành cho việc giải đáp thắc mắc, làm bài tập khó hay thảo luận sâu hơn về kiến thức. Trong lớp học đảo ngược, thời lượng học không gói gọn trong những buổi học trên lớp mà được dàn trải đều trong cả thời gian trước và sau khi đến lớp.

Trường Cao đẳng Công nghệ Huế cũng là một trong những cơ sở giáo dục nghề nghiệp tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đối số trong hoạt động đào tạo.

Theo lãnh đạo nhà trường, trên cơ sở các nền tảng số, giáo viên và sinh viên của trường thường xuyên tương tác trực tuyến, giáo viên tích hợp các bài giảng đa phương tiện, giúp sinh viên thuận lợi tra cứu, học tập.

Ngoài ra, với việc liên thông kết nối dữ liệu, giáo viên và bộ phận quản lý của trường giám sát, đánh giá chính xác quá trình học tập của sinh viên, tạo sự công khai, minh bạch, hiệu quả cao trong đào tạo.

Để chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đạt hiệu quả cao, việc tăng cường hợp tác với doanh nghiệp, kịp thời cập nhật các công nghệ mới, hiện đại và đưa vào chương trình giảng dạy là rất cần thiết.

Thạc sỹ Nguyễn Khánh Cường, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng công nghệ Quốc tế Lilama2 (đóng tại tỉnh Đồng Nai), cho biết trường đã có phòng thực hành với các thiết bị hiện đại do doanh nghiệp tài trợ.

Phòng thực hành được trang bị các thiết bị mô phạm về công nghệ truyền động và điều khiển cùng nhiều tài liệu, sổ tay hướng dẫn, phần mềm đào tạo, học trực tuyến... Sinh viên của trường được tiếp cận và sử dụng các thiết bị huấn luyện và phần mềm đạt chuẩn công nghiệp để sau khi tốt nghiệp thực sự là nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao, đáp ứng thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, mới đây, Trường Cao đẳng công nghệ Quốc tế Lilama2 đã ký kết hợp tác với với Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên kỹ thuật máy bay-VAECO trong đào tạo nhân lực nghề kỹ thuật hàng không, nhằm cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật phục vụ dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành, Đồng Nai; trong đó ưu tiên đào tạo cho các đối tượng thuộc diện phải giải phóng mặt bằng phục vụ cảng hàng không và con em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Về lâu dài, trường hợp tác với doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật hàng không chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế phục vụ nhu cầu các cảng hàng không trong nước và khu vực. Theo đó, hai bên hợp tác đào tạo các nội dung thuộc chương trình như kỹ thuật bảo dưỡng máy bay, kỹ thuật sửa chữa cấu trúc máy bay.

Các chương trình đào tạo được biên soạn theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đối số, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp, phục vụ phát triển đất nước trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế./.

Bài, ảnh: Thanh Trà

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Định chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp

Bình Định chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp

UBND tỉnh Bình Định vừa có Quyết định về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Phú Yên phấn đấu đào tạo lao động nông thôn đạt tỷ lệ 80%

Phú Yên phấn đấu đào tạo lao động nông thôn đạt tỷ lệ 80%

LNV - Năm 2025, tỉnh Phú Yên phấn đấu thực hiện tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt 80%, trong đó qua đào tạo nghề nông nghiệp đạt trên 55%.
Giới thiệu hệ thống giáo dục quốc tế QSI tại Bình Định

Giới thiệu hệ thống giáo dục quốc tế QSI tại Bình Định

LNV - Chiều 4/3, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra buổi giới thiệu về hệ thống giáo dục quốc tế Quality International Schools (QSI). Đây là chương trình giáo dục của Mỹ theo chuẩn quốc tế, đang được triển khai tại 31 quốc gia trên thế giới.
Bình Định vinh danh Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú

Bình Định vinh danh Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú

Ngày 27/2, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Y tế tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025) với chủ đề “Y tế Việt Nam - 70 năm làm theo lời Bác” và vinh danh các Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú trên địa bàn tỉnh.
Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động

Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động

LNV - Năm 2025, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động, trong đó xuất khẩu lao động đạt khoảng 800 người. Tỷ lệ tham gia BHXH so với lực lượng lao động trong độ tuổi đạt 25,52%.
Đào tạo nghề nông nghiệp - “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

Đào tạo nghề nông nghiệp - “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

LNV - Đào tạo nghề giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho lao động nông thôn. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, đồng thời gắn đào tạo nghề với việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ giảm nghèo bền vững qua đó góp phần nâng cao đời sống, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

Tin khác

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

LNV - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các làng nghề, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Yên Bái chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, hộ nghèo giảm mạnh.
Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

OVN - Đào tạo nghề giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho lao động nông thôn. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, đồng thời gắn đào tạo nghề với việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ giảm nghèo bền vững qua đó góp phần nâng cao đời sống, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang

Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang

OVN - Những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh An Giang, các mô hình sản xuất hữu cơ, tuần hoàn được đẩy mạnh, trong đó có mô hình trồng nấm vừa tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch không phải đốt gây ô nhiễm môi trường khói bụi, vừa phù hợp với nông hộ có ít đất sản xuất mang lại thu nhập cao cho người nông dân, giải quyết việc làm cho người nghèo.
Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

OVN - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các làng nghề, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Yên Bái chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, hộ nghèo giảm mạnh.
Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

OVN – Với lợi thế có đến 10 làng nghề truyền thống, những năm qua Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã có nhiều giải pháp để khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương. Trong đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được chú trọng nhằm tạo việc làm bền vững, góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới...
Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

OVN - Những năm qua, công tác khai đào tạo nghề nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động làng nghề, lao động nông thôn luôn được các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quan tâm thực hiện. Đặc biệt là khu vực miền núi, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được coi trọng để khôi phục các làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm góp phần xây dựng nông thôn mới.
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

LNV - Nhiều năm qua, các thầy cô giáo đang tác công tác giảng dạy tại điểm trường Phú Hải (thuộc Trường Tiểu học Phú Mỡ) thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên hằng ngày vẫn miệt mài gieo từng con chữ và tình yêu thương cho các em học sinh nơi đây.
Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

LNV - Đào tạo nghề là giải pháp căn cơ nhằm tạo việc làm, nâng thu nhập, giảm nghèo cho lao động khu vực nông thôn. Do vậy, thời gian qua, các cấp, ngành chức năng của tỉnh Lạng Sơn đã chú trọng thực hiện công tác này, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).
Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững

Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững

LNV - Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Tuy Phước được triển khai lồng ghép với các tiêu chí giảm nghèo bền vững, dạy nghề và tạo việc làm, góp phần thúc đẩy thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo đa chiều, bền vững trong xây dựng nông thôn mới.
Quảng Ngãi đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

Quảng Ngãi đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

LNV - Trong năm 2024, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho 100 lao động nông thôn, với mục tiêu sau khi tham gia học nghề có từ 80% trở lên số người học nghề có việc làm, thu nhập cao hơn so với trước khi chưa tham gia học nghề.
2 phương án BHXH 1 lần trong dự thảo Luật BHXH đã tối ưu

2 phương án BHXH 1 lần trong dự thảo Luật BHXH đã tối ưu

LNV - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định cơ quan soạn thảo đã nghiên cứu nhiều phương án nhận BHXH 1 lần, nhưng không có phương án nào khác ngoài 2 phương án nêu trong dự luật.
Ngày 12-5, diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động

Ngày 12-5, diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động

LNV - Sáng 3-5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã thông tin về việc tổ chức Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2024.
Nhiều lao động chưa khai thác tối đa quyền được hỗ trợ đào tạo nghề khi mất việc làm

Nhiều lao động chưa khai thác tối đa quyền được hỗ trợ đào tạo nghề khi mất việc làm

LNV -Vừa qua, tại 71 Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Phú Thọ: Giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số

Phú Thọ: Giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số

LNV - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và Chương trình giảm nghèo bền vững,từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh Phú Thọ đã giải quyết việc làm tăng thêm cho hơn 54.000 người, trong đó, lao động là người dân tộc thiểu số là 9.684 người, chiếm 17,8%.
Nghệ An: Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Nghệ An: Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn

LNV - Đào tạo nghề được xác định là một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gia tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó, thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Quảng bá du lịch, làng nghề, ẩm thực Việt Nam tại Italia, Pháp, Thụy Sỹ

Quảng bá du lịch, làng nghề, ẩm thực Việt Nam tại Italia, Pháp, Thụy Sỹ

LNV - Chương trình quảng bá du lịch, làng nghề, ẩm thực Việt Nam, kết nối doanh nghiệp nhân sự kiện “Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025”, sẽ diễn ra tại thành phố Milan (Italia) ngày 6/5, Geneve (Thụy Sỹ) ngày 8/5 và Paris (Pháp) ngày 12/5.
Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga

LNV - Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Kassym-Jormat Tokayev, Tổng thống Cộng hòa Azerbaijan Ilham Aliyev, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin và Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko, ngày 5/5, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 5 đến ngày 12/5/2025.
Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Thái Bình từ lâu đã được biết đến là vùng đất của những làng nghề truyền thống, nơi lưu giữ tinh hoa văn hóa qua nhiều thế hệ. Trong định hướng phát triển kinh tế nông thôn bền vững, tỉnh chú trọng khôi phục và phát triển các làng nghề. Đây không chỉ là giải pháp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn là cách giữ gìn bản sắc quê hương.
Đồng Nai: Phát triển du lịch trên nền tảng nông thôn mới

Đồng Nai: Phát triển du lịch trên nền tảng nông thôn mới

LNV - Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cần đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp và nông thôn (NNNT) thành một trong những sản phẩm du lịch chủ đạo trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030.
Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại

LNV - Tại Ninh Thuận, cộng đồng làng gốm cổ Chăm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước) đang “thổi một luồng gió mới” vào nghệ thuật làm gốm đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Người dân nơi đây không chỉ nỗ lực bảo tồn những tinh hoa nghề truyền thống mà còn sáng tạo các dòng sản phẩm gốm mới và đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.
Giao diện di động