Độc đáo tranh điêu khắc gỗ của người Cơ-Tu
Ngoài những phong tục tập quán, văn hóa, lễ hội và những tri thức bản địa… độc đáo riêng biệt tồn tại từ xưa đến nay, người Cơ-tu còn có một loại hình nghệ thuật đặc sắc thể hiện về thế giới cuộc sống xung quanh cũng như khát vọng lưu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể truyền thống của dân tộc mình, đó là nghệ thuật điêu khắc gỗ… Trải qua những biến động, thay đổi của thời gian, những tác phẩm điêu khắc gỗ có giá trị về đời sống sinh hoạt, lao động-sản xuất, tâm linh-tín ngưỡng của người Cơ-tu vẫn được bảo lưu và giữ gìn qua các thế hệ… Ngày nay ở các xã vùng cao các huyện Tây Giang, Nam Giang, Đông Giang, tỉnh Quảng Nam vẫn còn giữ được loại hình Gươl (ngôi nhà sinh hoạt chung của cộng đồng làng) truyền thống. Có rất nhiều làng, thôn, bản người Cơ-tu đã khôi phục được Gươl của làng theo đúng kiểu dáng kiến trúc và các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ, hội họa truyền thống; đặc biệt là những bức tranh điêu khắc trên gỗ rất đa dạng và sống động. Với những bức tượng và những tấm tranh điêu khắc gỗ đã làm cho Gươl trở thành một biểu tượng, là niềm tự hào của người Cơ-tu - là nơi thể hiện những tinh túy của nghệ thuật điêu khắc, hội họa và tri thức bản địa trong kết cấu xây dựng nhà cửa.
Tranh khắc gỗ dài diễn tả sinh hoạt, lao động, sản xuất, vui chơi của người Cơ-Tu
Các bức tranh điêu khắc gỗ của người Cơ-tu là những nét phát họa đơn giản, với những nhát gọt, đẽo không cầu kỳ về đường nét, màu sắc... Song cũng phản ánh được nhân sinh quan, thế giới quan của người Cơ-tu về vũ trụ, trời đất, vạn vật cũng như phong tục, tập quán, sinh hoạt, lao động, sản xuất... của dân tộc mình. Với những dụng cụ đơn sơ tự tạo như cái rựa, cái rìu và cái đục..., các nghệ nhân người Cơ-tu đã khéo léo đục đẽo nên những bức tranh gỗ đầy màu sắc và cực kỳ sinh động. Đó có thể là những bức tranh gỗ diễn tả những sinh hoạt, lao động, sản xuất, vui chơi thường ngày của người Cơ- tu như: uống rượu, sàng gạo, giã gạo, múa tung tung-ya yá, đánh chiêng, đánh trống, thổi kèn… trên những bức tranh điêu khắc gỗ dài; hoặc những bức tranh đặc tả các công đoạn của nghề truyền thống của người Cơ-tu như nghề rèn; hay diễn tả một buổi đi săn của các chàng trai Cơ-tu... Đặc biệt, trong các bức tranh điêu khắc gỗ của mình, người Cơ-tu rất thích thể hiện về đề tài chiến cách mạng để truyền tải những thông điệp về lòng yêu nước của người Cơ-tu; về khát vọng hòa bình, độc lập tự do... Hay thể hiện sự gan dạ, dũng cảm, mưu trí trong việc đối mặt và chống trả lại sự hung bạo của kẻ thù... Hoặc thể hiện tình quân dân khăng khít nơi núi rừng “che bộ bội, vây quân thù” của đồng bào Cơ-tu trong những năm tháng kháng chiến ác liệt.
Hai màu chủ đạo, người Cơ-tu rất hay sử dụng để tô lên những bức trang điêu khắc là màu chàm đen - là màu của đất (Abhuyh-Catiếc) và màu đỏ - là màu của mặt trời (Abhuyh-Plêếng). Đây là hai màu sắc của hai vật thiêng không thể thiếu trong đời sống của người Cơ-tu. Màu đỏ lấy từ củ nâu, màu chàm từ cây tà râm, màu nâu từ củ ma rớt để trang trí trên tượng gỗ.
Có thể nói những bức tranh điêu khắc gỗ là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo của những nghệ nhân chân chất người Cơ-tu - những người nghệ nhân chỉ bằng kinh nghiệm, bằng sự tiếp nối truyền thống, bằng khả năng quan sát thực tiễn đã tạo nên những bức tranh điêu khắc gỗ mộc mạc, nguyên sơ từ chất liệu, ý tưởng, đường nét, bố cục đến màu sắc của tác phẩm. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận rằng hiện nay trong những bức tranh điêu khắc gỗ của mình, một số nghệ nhân Cơ-tu đã lạm dụng quá mức các loại màu công nghiệp sẵn có trên thị trường để thay thế cho những màu sắc tự tạo sẵn có trong tự nhiên nên một số tác phẩm đã bị màu sắc ít nhiều làm ảnh hưởng đến tính dân dã, độc đáo và chất lượng nghệ thuật nguyên bản của nó.
Mai Hồng Lâm
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 | 30/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:47 | 29/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên
15:44 | 26/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân
14:34 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân
Tin khác

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Người giữ hồn Tây Nguyên
14:33 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh
14:32 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Thơ người Làng nghề
14:32 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống
10:17 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh
10:03 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975
10:02 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sống lại ký ức nơi “Đất thép thành đồng”
09:58 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Tình thơ người lính trong tâm hồn dũng sĩ diệt xe cơ giới Lê Sỹ Thái
09:17 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tồn văn hoá truyền thống qua tác phẩm truyện tranh về làng nghề
08:50 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn nghề truyền thống ở bản Sưng
08:50 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội Tràng An - Hành trình về miền di sản linh thiêng
09:22 | 21/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định tiếp xã giao Đoàn công tác quận Yongsan
04:00 Xúc tiến thương mại

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 Kinh tế

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị
11:03 Nông thôn mới

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 Văn hóa - Xã hội

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
11:03 OCOP