Doanh nghiệp Sao Kim chuyển đổi số thích ứng tình hình khó khăn của đại dịch Covid -19
Xưởng cơ khí Sao Kim vẫn duy trì hoạt động bình thường bình thường trong mùa dịch Covid-19 nhờ chuyển đổi số một phần trong quản lý vận hành.
Ông Nguyễn Công Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH cơ khí Sao Kim đóng tại một quận vùng ven Hà Nội (113 Tân Mỹ, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm), đơn vị chuyên gia công các hạng mục cơ khí nội ngoại thất theo yêu cầu thiết kế cho biết: “Trước khi chưa có dịch Covid-19, cơ sở có đơn hàng của hàng chục đối tác ruột, máy móc luôn làm hết công suất, thợ tăng ca, tăng giờ làm cũng không hết việc nhưng khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều đơn hàng bị hoãn, bị hủy, bắt buộc chúng tôi phải nghĩ đến phương án kinh doanh mới, đó là chuyển đổi công nghệ số trong tiếp cận và chăm sóc đối tác, khách hàng. dần dần đơn hàng đã quay trở lại, thậm chí cong có thêm nhiều đối khách, khách hàng mới.
Cơ khí Sao Kim tăng cường hệ thống văn phòng tiếp cận trao đổi với khách hàng qua Internet
Chỉ trong mấy tháng đầu năm giá sắt thép vật tư tăng 40-60% kèm theo các đơn hàng truyền thống như chuỗi nhà hàng, khách sạn, cửa hàng thời trang rất ít mở mới dẫn đến lượng đầu việc gia công của cơ sở sụt giảm. Mặt khác, đối tác, khách hàng hạn chế tiếp xúc do lo ngại sự lây lan của dịch Covid-19 khiến doanh nghiệp khá khó khăn khi tiếp cận trao đổi với đối tác, khách hàng.
Trong khó khăn đó, thay vì thu hẹp quy mô cho công nhân nghỉ việc hay hoạt động cầm chừng thì ông Tuấn đã quyết định đầu tư vào quảng cáo trực tuyến, thiết lập đội ngũ hỗ trợ khách hàng từ xa qua mạng xã hội và xây dựng hệ thống phần mềm quản lý báo cáo, giám sát tiến độ, chất lượng cũng như chăm sóc khách hàng thường xuyên.
Chỉ sau một thời gian ngắn chuyển đổi phương thức hoạt động sang công nghệ, tiếp cận trực tuyến thay vì trực tiếp cơ sở của ông Tuấn đã có lượng đơn hàng, đối tác tăng gấp nhiều lần so với trước. Tuy giá trị mỗi đơn hàng trong mùa dịch không cao như trước nhưng bù lại về mặt số lượng đã đủ đáp ứng cho việc duy trì hoạt động sản xuất, đảm bảo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.
Ông Nguyễn Công Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH MTV cơ khí Sao Kim
Giờ đây toàn bộ quy trình tìm kiếm khách hàng, trao đổi tư vấn, ký kết hợp đồng, giám sát quá trình triển khai tiến độ, doanh nghiệp cơ khí Sao Kim đã có thể xử lý giao dịch hoàn toàn qua máy tính và chỉ cần 2-3 nhân sự chuyên trách. Hiện tại cơ sở của ông Tuấn có đến hơn 90% đơn hàng hoàn thành mà không cần gặp mặt khách hàng.
Ông Tuấn cho biết, rất may mắn cho doanh nghiệp khi đã kịp thời chuyển đổi số hóa trong hoạt động tìm kiếm, quản lý khách hàng và tin tưởng khi dịch Covid-19 tại Việt Nam được kiểm soát thì lượng khách hàng có được nhờ chuyển đổi số sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp gia tăng đột biết về đơn hàng, doanh thu và phát triển tốt hơn.
Nhờ dám nghĩ, dám làm trong hoạt động chuyển đổi số cho doanh nghiệp ở một số cơ sở sản xuất hiện nay mà điển hình như doanh nghiệp cơ khí Sao Kim của ông Tuấn đã có được những thành công bước đầu để vượt qua khó khăn do tác động của dịch Covid-19. Đây cũng là hướng đi mới để các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ, trong đó có các doanh nghiệp làng nghề, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ học hỏi và tìm hướng đi cho đơn vị mình để từng bước vượt qua khó khăn trong bối cảnh hiện nay và hướng tới mô hình chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả.
#Thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính Phủ#
Bài, ảnh: Thanh Lam
Chuyển đổi số trong kinh doanh là sự thay đổi tổ chức (bao gồm cơ cấu tổ chức, chức năng của bộ phận) thông qua việc sử dụng các công nghệ số và mô hình kinh doanh để cải thiện hiệu quả kinh doanh một cách nhanh chóng, đáng kể dựa trên quy mô của từng bộ phận hoặc toàn bộ doanh nghiệp.
Tin liên quan
Tin mới hơn

6 yếu tố cần thiết khi sáp nhập tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định
09:06 | 07/05/2025 Kinh tế

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 | 30/04/2025 Kinh tế

Kinh tế làng nghề và cuộc chuyển đổi số
15:44 | 26/04/2025 Kinh tế

Vận tải Việt Phúc phát triển theo hướng hiện đại
14:31 | 24/04/2025 Kinh tế

Mường Khương (Lào Cai): Nông dân bước vào thu hoạch chè vụ Xuân
11:20 | 10/04/2025 Kinh tế

Thanh Khê (Đà Nẵng): Phường Thanh Khê Đông ổn định kinh tế, đảm bảo xây dựng cơ bản, tưng bừng “Ngày Hội tháng Ba”
17:12 | 28/03/2025 Tin tức
Tin khác

Hà Giang: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi nhím
14:00 | 07/03/2025 Kinh tế

Sơn Trà (Đà Nẵng): An Hải Nam nhanh chóng ổn định, thống nhất cao sau sáp nhập
10:41 | 07/03/2025 Kinh tế

Yến sào tự sôi Kingly – Trao sức khỏe bằng sự tiện lợi
00:00 | 03/03/2025 Tin tức

Duy Tiên (Hà Nam): Sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái
11:36 | 01/03/2025 Kinh tế

Doanh nghiệp Yên Bái tích cực đồng hành, đóng góp quan trọng
10:29 | 24/02/2025 Kinh tế

Đột phá xuất khẩu nông sản Hà Nội
10:39 | 17/02/2025 Kinh tế

Cựu thanh niên xung phong làm kinh tế giỏi
15:01 | 14/02/2025 Kinh tế

Tăng tần suất thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm mùa lễ hội Xuân 2025
11:13 | 07/02/2025 Kinh tế

Bình Định điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư
10:36 | 20/01/2025 Kinh tế

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân
10:35 | 20/01/2025 Kinh tế

Phú Thọ: Bước đột phá về giao thông nông thôn ở huyện Thanh Sơn
09:22 | 16/01/2025 Kinh tế

Chuyển mình của doanh nghiệp vận tải Việt Phúc trong thời kỳ mới
21:43 | 15/01/2025 Kinh tế

An Khang Group ứng dụng công nghệ tiên tiến máy nâng cấp nước ion kiềm
21:42 | 15/01/2025 Kinh tế

Hà Giang: Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng nấm rơm trong nhà kín
11:21 | 30/12/2024 Kinh tế

Mô hình sản xuất hoa lily ứng dụng công nghệ cao ở Lệ Chi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/vụ
20:30 | 26/12/2024 Kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm: "Miễn viện phí cho toàn dân từ 2030-2035"
10:02 Tin tức

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề
09:07 Môi trường

6 yếu tố cần thiết khi sáp nhập tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định
09:06 Kinh tế

Nhiều hoạt động về "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam" tại Hà Nội
09:05 Văn hóa - Xã hội

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập
09:05 Văn hóa - Xã hội